Có thực sự cần thiết lắp thêm tấm che bên ngoài điều hòa? Thực tế nhiều người đã nhầm!
Có thực sự cần thiết phải lắp thêm tấm che bên ngoài máy lạnh? Thực tế, nhiều người đã nhầm!
Thời tiết ngày càng nắng nóng, điều hòa đã bắt đầu được sử dụng với tần suất cao. Nhưng mùa này mưa nhiều, nhiều gia chủ cho rằng dàn ngoài của điều hòa treo ngoài cửa sổ thường xuyên phải hứng gió mưa, mưa
1. Có cần thiết lắp mái che cục nóng điều hòa không?
Câu trả lời là có. Nếu bạn lắp cục nóng của máy ở ngoài mà không che chắn có thể gặp nhiều vấn đề trục trặc:
- Vì cục nóng của máy có tác dụng chuyển hơi nóng từ trong phòng ra ngoài. Do đó, nếu để cục nóng ngoài trời sẽ dễ bị lá cây vướng vào hoặc các loại côn trùng chui vào nhưng không ra được, dẫn đến tình trạng hư hỏng cục nóng.
- Nếu để cục nóng dầm mưa dãi nắng phơi sương cũng làm giảm hiệu suất của nó, sẽ làm hỏng và tốn chi phí để mua lại một cái mới. Vì hầu hết mọi người chỉ quan trọng cục lạnh là để làm lạnh nhưng cũng không thể thiếu vai trò của cục nóng.
- Nhiều nhà sản xuất đã tạo ra được cục nóng với chất lượng và hiệu suất làm việc cao, giúp cục nóng chống chọi lại với các điều kiện bên ngoài. Tuy nhiên do thời tiết ngày càng khắc nghiệt và không được vệ sinh, che chắn hay bảo dưỡng đúng thời hạn, cũng là nguyên nhân dẫn đến cục nóng của máy bị hư hỏng rất sớm, dù các thiết bị vẫn còn hoạt động bình thường.
Do đó, các bạn nên lắp đặt cục nóng của máy lạnh ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bạn nên thiết kế hẳn một mái che riêng cho nó để có thể tránh được các tác động của môi trường bên ngoài.
2. Che cục nóng máy lạnh đúng cách
Không che kín cục nóng
Tuyệt đối không được dùng bất cứ thứ gì che đậy kín dàn nóng, chỉ có thể làm mái che chắn hạn chế nắng mưa tạt vào.
Video đang HOT
Vì dàn nóng có nhiệm vụ tỏa nhiệt ra môi trường việc che đậy quá kín dễ làm hỏng các bộ phận của thiết bị. Mái che dàn nóng bạn có thể tự làm tại nhà hoặc liên hệ các đơn vị thi công uy tín thiết kế “mái nhà” cho cục nóng của gia đình.
Tránh gió thổi trực tiếp vào quạt của cục nóng
Lắp đặt nên tìm nơi thông thoáng, gió tốt. Không nên chọn chỗ quá kín để tránh cục nóng bị bí không xả hơi ra được.
Tránh những nơi gió thổi trực tiếp, vì nó sẽ gây ra một lực ép rất lớn làm hao điện. Cần chọn nơi gió thổi ngang qua, hoặc vuông góc với hướng quạt là tốt nhất. Vì khi đó, gió sẽ thổi nhiệt độ đi, giúp nó tản nhiệt nhanh hơn và ít tốn điện hơn.
3. Vị trí đặt cục nóng máy lạnh đúng
Ở nơi thông thoáng và được bảo vệ
Có thể thấy, dàn nóng thông qua hoạt động của hệ thống ống đồng sẽ sản sinh hơi lạnh và mang hơi vào dàn lạnh.
Cấu tạo của dàn nóng có phần phức tạp hơn vì đa phần công việc của hệ thống điều hòa sẽ do dàn nóng đảm nhiệm vì thế nó thường được đặt bên ngoài ở những vị trí thông thoáng và đảm bảo có được sự che chắn bảo vệ.
Chú ý khoảng cách giữa 2 cục nóng – lạnh và tường
Dàn nóng điều hòa nên lắp đặt cách tường ít nhất 10cm, đặt làm sao để hướng gió thổi vuông góc với quạt của dàn nóng, tránh trường hợp đặt quạt ở nơi có gió thổi thẳng trực tiếp. Nên chọn vị trí để dễ dàng vệ sinh – bảo dưỡng để máy hoạt động hiệu quả và bền lâu hơn.
Khoảng cách tối đa giữa dàn nóng và dàn lạnh (khoảng cách giữa cục nóng và cục lạnh điều hòa) thông thường nên là 15m cho máy có công suất từ 9000 – 12000 BTU, còn khoảng cách tối thiểu giữa 2 dàn là 3m để máy có thể hoạt động tốt nhất.
Khoảng cách độ cao giữa 2 dàn càng gần càng tốt, chênh lệch độ cao không quá 0.5m. Lưu ý cục nóng điều hòa đặt cao hơn cục lạnh là không tốt cho hoạt động của thiết bị.
Hướng gió thổi vuông góc với quạt của cục nóng
Cần chọn nơi có hướng gió vuông góc với hướng quạt là tốt nhất, vì khi đó, gió sẽ thổi nhiệt độ của máy đi, giúp máy tản nhiệt nhanh hơn và ít tốn điện hơn.
Vị trí dễ dàng vệ sinh
Nên lắp ở vị trí thấp sao cho dễ bảo dưỡng và vệ sinh máy lạnh. Tránh lắp vị trí quá cao sẽ khó tháo dỡ nếu có trục trặc gì xảy ra.
5 thiết bị trong nhà đừng bật thường xuyên, đó là thứ ngốn điện hơn cả điều hòa
Cùng với máy lạnh, quạt lạnh là thiết bị được ưu tiên dùng nhiều hơn hẳn trong mùa nóng.
Chúng ta vẫn thường nghĩ điều hòa là thiết bị làm mát tiêu thụ điện năng đáng kể nhất trong nhà. Tuy nhiên, vẫn còn những thiết bị điện khác tiêu tốn điện năng không kém mà nếu không chú ý, chúng sẽ "ngốn" không ít chi phí trong cuối tháng.
Tủ lạnh
Đây có thể coi là thiết bị tiêu thụ điện lớn nhất trong gia đình. Được bật xuyên suốt, chính vì vậy tủ lạnh mặc dù có công suất không quá lớn nhưng lại là thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng nhất.
Với một chiếc tủ lạnh có dung tích cỡ nhỏ là 150 lít với công suất từ 100-150 W. Trong một ngày, chiếc tủ lạnh này sẽ tiêu hao khoảng 4 kWh đến 5 kWh. Đối với những chiếc tủ lạnh có công suất và kích cỡ lớn hơn sẽ tiêu thụ nhiều điện năng hơn khoảng 6 kWh điện mỗi ngày. Đây là một công suất không hề nhỏ đối với thiết bị điện trong gia đình. Việc mở ra mở vào nhiều lần trong ngày khiến máy phải hoạt động nhiều dẫn đến lượng điện tiêu thụ tăng vọt.
Nồi cơm điện
Là một thiết bị rất phổ biến trong gia đình, được sử dụng hằng ngày. Có rất nhiều bà nội trợ vì không có thời gian nên thường cắm cơm rất sớm.
Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất hao tốn điện năng hơn cả điều hòa. Thời gian cắm điện kéo dài càng lâu thì điện năng để hâm nóng cơm càng tăng cao. Dễ gây lãng phí điện năng.
Với một chiếc nồi cơm điện có dung tích khoảng 1,2 lít sẽ có công suất tương đương 350-400W. Một chiếc nồi cơm điện như vậy nếu hoạt động trong hai giờ, trung bình sẽ tiêu thụ khoảng 0,75 kWh. Đối với nồi cơm có dung tích lớn hơn thì mức tiêu thụ điện năng sẽ cao hơn nữa.
Tivi
Đây là một thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Rất nhiều người có suy nghĩ tivi sẽ không tốn bao nhiêu tiền điện đâu vì chiếc tivi có công suất khá nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế không phải như vậy.
Đối với những chiếc tivi có màn hình 32 inch có công suất khoảng 40W. Nếu Tivi được bật liên tục trong sẽ tiêu tốn rất nhiều điện năng. Ngoài lượng điện tiêu thụ ở màn hình thì lượng nhiệt tỏa ra từ tivi cũng gây hao mòn điện một cách đáng kể.
Ngay cả khi ở trong trạng thái không hoạt động chiếc TV được cắm điện cũng có thể khiến gia đình bạn tiêu tốn một khoảng 500.000 đồng tiền điện một năm.
Máy tính để bàn và laptop
Máy tính để bàn và laptop vẫn sẽ hoạt động ngầm, ngay cả khi bạn đã tắt bằng lệnh turn off. Trung bình, các thiết bị này sử dụng khoảng 96W mỗi ngày.
Tức là trong mỗi tháng, lượng điện tiêu thụ của gia đình bị đội lên khoảng 3 số điện vô ích cho mỗi chiếc máy tính ở trong nhà. Con số này sẽ cao lên gấp 15 lần nếu như bạn có thói quen để máy ở chế độ "Sleep".
Quạt lạnh
Cùng với máy lạnh, quạt lạnh là thiết bị được ưu tiên dùng nhiều hơn hẳn trong mùa nóng. Một chiếc quạt lạnh bình thường sẽ có công suất từ 80W đến 200W, như vậy nếu bật quạt điện 6 giờ mỗi ngày thì lượng điện năng tiêu thụ sẽ vào khoảng 0.48 kWh đến 1.2 kWh.
Ngoài ra, đối với quạt điện thông thường khoảng 40W, nếu bật năm giờ mỗi ngày với tốc độ cao nhất thì người dùng sẽ phải trả thêm khoảng 2 ký điện mỗi tháng so với việc để quạt chạy ở mức độ thấp nhất.
Giãn cách dài ngày, màng lọc đã cọ sạch tinh tươm mà điều hòa vẫn sinh chuyện: 4 'thủ phạm' cần lập tức nghĩ đến! Nắm bắt những nguyên nhân dưới đây sẽ giúp cho việc sửa chữa điều hòa nhanh gọn hơn, sử dụng lâu bền hơn. Trong tình hình giãn cách dài ngày vì Covid-19, nhu cầu sử dụng điều hòa tăng cao, việc tự vệ sinh tấm lọc bụi là cần thiết. Nhưng sau khi tấm lọc đã sạch tinh tươm rồi mà điều hòa...