Cổ thụ rời rừng xuống phố
“Rừng” cổ thụ tại một nhà vườn ở thị xã Thủ Dầu Một – tỉnh Bình Dương
“Mốt” chơi kiểng cổ thụ của nhiều “đại gia” và cơ quan, doanh nghiệp ở các TP lớn khiến những cánh rừng già ngày càng tàn lụi, hệ sinh thái rừng bị tổn hại nghiêm trọng.
Theo nhiều “đại gia”, kiểu chơi bon-sai, cây kiểng loại nhỏ hiện đã lỗi thời, “mốt” bây giờ phải là cổ thụ. Loại cổ thụ hiếm, cây càng to và sống lâu năm càng thể hiện đẳng cấp người sở hữu nó. Đó là những cây sung, đa, lộc vừng, sanh, si, sứ… sừng sững, hình thù kỳ lạ, gốc xù xì vài người ôm không xuể, thân có những đốt cuồn cuộn như bắp tay lực sĩ… Phần lớn những cổ thụ này đều xuất xứ từ rừng sâu.
Bỏ tiền tỉ chơi kiểng cổ thụ
Trên đoạn đường chưa đầy 40 km dọc Quốc lộ 27 dẫn đến TP Buôn Ma Thuột, chúng tôi đã bắt gặp hàng chục “khu rừng già”. Trong đó, hoành tráng nhất là nhà vườn Đức Tiên ở Cư Kuin, với hàng trăm loại cổ thụ, nhiều nhất là lộc vừng.
Trong vai một người đi tìm mua 2 cây lộc vừng về cho công ty nhân dịp chuyển sang trụ sở mới, chúng tôi đến nhà vườn Đức Tiên. Bà chủ vườn tên Minh niềm nở: “Chú tìm đúng nơi rồi đó. Ở TP Buôn Ma Thuột này, hiếm nhà vườn nào có được nhiều cổ thụ như ở đây. Khách hàng của chị phần lớn là cơ quan Nhà nước, công ty, doanh nghiệp… nên chú cứ yên tâm lựa chọn”.
Chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi được bà Minh dẫn đi giới thiệu hàng trăm cây cổ thụ to cao và tự hỏi không hiểu bằng cách nào mà người ta có thể qua mặt được các cơ quan chức năng để đưa cả khu rừng già như thế xuống phố. Như thấu hiểu được băn khoăn của chúng tôi, bà Minh cười: “Bọn chị là dân kinh doanh mà, mọi thứ phải tính toán kỹ. Tất cả cổ thụ ở đây đều có giấy chứng nhận xuất xứ hợp pháp, bất kể nguồn gốc của chúng thế nào”.
Chúng tôi săm soi 2 cây lộc vừng cao hơn 10 m, gốc có đường kính gần 1 m rồi dọ giá. Sau một hồi khen lấy khen để rằng kiểu cổ thụ này rất hợp với trụ sở cao 5 tầng trở lên, rằng chúng tôi có khiếu chơi kiểng cổ thụ…, bà Minh dứt giá 220 triệu đồng. “Chú mua về cho công ty hay giới thiệu người đến đây mua, chị đều chi 10% hoa hồng, còn hóa đơn muốn bao nhiêu chị ghi bấy nhiêu tiền” – bà Minh khẳng định.
Trong hàng trăm cây cổ thụ của bà Minh, chúng tôi ấn tượng nhất với cây lộc vừng mà gốc của nó phải 4-5 người ôm mới xuể. Cây này có hai nhánh, một sà sát mặt đất, một thẳng đứng, mỗi nhánh có đường kính khoảng 0,5 m. Bà Minh cho biết cây này mới được bứng từ rừng sâu về và giá của nó không dưới 500 triệu đồng. Theo bà Minh, đó chưa phải là giá “khủng” vì vườn của bà từng có cây cổ thụ bán tới hàng tỉ đồng.
Nhiều nhà vườn ở Buôn Ma Thuột và khu vực xung quanh đều khẳng định trên 70% kiểng cổ thụ của họ được các công ty, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước đặt mua. Chủ các nhà vườn này giải thích: “Cây cổ thụ chiếm một diện tích khá lớn nên cơ quan, doanh nghiệp hoặc biệt thự mới có đủ đất trồng. Ngoài ra, nhiều trụ sở công ty, doanh nghiệp khi mới xây dựng thường thiếu cây xanh nên trồng cổ thụ vừa đẹp vừa che mát”.
Video đang HOT
Càng lớn, càng già, tài lộc càng nhiều
Trưa một ngày đầu tháng 12-2010, chúng tôi cưỡi xe máy đến các vườn cây kiểng dọc Quốc lộ 13 – TPHCM hỏi mua cổ thụ. Các chủ vườn chỉ hỏi qua quýt vài câu rồi bỏ mặc chúng tôi đừng xớ rớ. Biết quần áo, xe cộ của mình chưa xứng tầm với dân chơi kiểng cổ thụ, hôm sau, chúng tôi vận bộ đồ chỉn chu rồi nhờ một anh bạn nhà giàu ở thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương dùng ô tô chở đi.
Xe chúng tôi vừa dừng trước “rừng” cổ thụ của cơ sở ông Minh trên đường Phạm Ngọc Thạch, phường Hiệp Thành, thị xã Thủ Dầu Một thì đã được người ở đây hăm hở chào mời: “Vào xem cây đi, các chú ơi!”. Đường vô cơ sở này cứ như lối mòn dẫn vào một khu rừng già, hai bên đầy cây cổ thụ thâm nghiêm, đường kính hơn 1 m. Cổ thụ ở đây cành lá không um tùm, xanh mướt mà khẳng khiu, rũ rượi vì bị te nhánh, tỉa cành để dễ vận chuyển từ rừng về.
“Tôi muốn mua 3 cây đa gốc thật lớn, mà phải là cây rừng” – chúng tôi ngỏ ý. Một người làm vườn đon đả: “Ở đây, cây nào chẳng từ rừng về! Ông chủ vườn phải đặt mua chúng từ Tây Nguyên hay miền Trung đó”. Nhà vườn này có 6 cây đa đường kính hơn 1,5 m và một cây cao khoảng 15 m đang chết dần. “Cây này hàng chục năm tuổi, dây leo bám quanh nhiều quá, hút hết chất dinh dưỡng nên đưa về đây thì chết” – người làm vườn giải thích. Tôi thắc mắc: “Lỡ cây tôi mua về cũng chết vậy thì sao?”. Ông ta khoát tay: “Không đâu, bọn tôi bảo đảm 100%”.
Chúng tôi giả vờ ưng ý một cây đa gốc xù xì, rễ uốn lượn, đường kính khoảng 1,5 m và đòi gặp ông Minh để bàn giá cả. Người làm vườn bảo: “Ông chủ hôm nay dẫn nhân viên chở cổ thụ qua Tân Uyên trồng cho một đại gia rồi. Tôi điện thoại để anh nói chuyện với ông ta nhé?”. Từ đầu dây bên kia, ông Minh cất giọng: “Cây đó 60 triệu đồng, bao công trồng và vận chuyển. Nếu anh chưa thích thì cứ qua cơ sở khác của tôi bên Dĩ An, còn nhiều cây lắm!”.
Đến nhà vườn của ông Hoàng ở quận Thủ Đức – TPHCM, tôi được ông giảng giải về cách chọn kiểng cổ thụ: “Chơi cây kiểng là đem thiên nhiên về nhà mình. Chơi kiểng cổ thụ phải chọn loại dồn cả thiên địa vào một thế cây, gốc phải to, dáng oai vệ, cành – nhánh dang ra như muốn bình thiên hạ… Mua được cây rừng càng lớn, càng già thì tài lộc nhà mình càng trường thọ”. Vỗ vỗ vào thân cây lộc vừng trong vườn, ông Hoàng tiết lộ: “Cây này đã hơn 150 tuổi rồi, tôi thỉnh từ vùng núi huyện Trà Bồng – Quảng Ngãi về”. Khi chúng tôi hỏi giá cây lộc vừng này, ông Hoàng giải thích về thế thần, tuổi tác của nó, ca cẩm công sức săn tìm, chăm sóc… rồi tặc lưỡi: “Nếu các chú thích thì tôi đứt ruột nhượng lại 200 triệu đồng”!
Nhìn chung, giá bán mỗi cây cổ thụ dạng tầm tầm ở các nhà vườn Thủ Dầu Một và quận Thủ Đức khoảng 50-60 triệu đồng. Với những loại cây “độc”, giá có thể lên đến 600-700 triệu đồng hoặc cả tỉ đồng.
Nhiều tiền, lại không lo bị bắt!
Trung, một người chuyên thu gom cổ thụ bán lại cho các nhà vườn ở TP Buôn Ma Thuột, Bình Dương và TPHCM, cho biết có rất nhiều nhóm thanh niên vào rừng sâu săn lùng cổ thụ, nhất là thời điểm gần Tết như hiện nay. Theo giới thiệu của Trung, chúng tôi tìm gặp một người chuyên săn tìm cổ thụ tên Thanh, ngụ huyện Krông Pắk – Đắk Lắk.
Chúng tôi phải khơi gợi mãi, Trung mới chịu kể về công việc của mình: “Trước đây, tôi chuyên khai thác gỗ trong rừng. Giữa năm 2009, thấy người ta vào rừng đào cổ thụ về bán được nhiều tiền, tôi cũng rủ anh em đi đào. Không như khai thác gỗ, đào kiểng cổ thụ vừa kiếm được nhiều tiền vừa không lo bị bắt. Hầu hết các loại kiểng cổ thụ đều thuộc nhóm gỗ tạp nên kiểm lâm cũng chỉ nhắc nhở nếu bắt gặp”.
Trung cho biết muốn đào một cây cổ thụ đem về, hàng chục cây xung quanh buộc phải chặt bỏ để lấy chỗ. Như thế, vì một cây cổ thụ mà cả khoảnh rừng nhỏ bị đốn gọn. “Phần lớn lộc vừng sống ven sông, suối nên khi bứng cây đi, nhiều nơi đã bị sạt lở nghiêm trọng” – Trung tiết lộ.
Cây cổ thụ từ rừng sâu bị đào bứng hằng ngày nhưng đến nay, rất ít vụ việc bị phát hiện và xử lý. Ông Tống Ngọc Chung, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Chư Yang Sin – Đắk Lắk, thừa nhận: “Tình trạng đào bứng cổ thụ trong địa phận Chư Yang Sin về làm cây cảnh là có nhưng chủ yếu xảy ra ở vùng đệm, ven sông suối, tính chất không nguy hiểm nên đến nay chúng tôi chưa xử lý vụ nào”.
Ông Bùi Tiến Hoàng, cán bộ Phòng Pháp chế Hạt Kiểm lâm Ea Súp – Đắk Lắk, cho biết mới đây, lần đầu tiên hạt xử lý một vụ vận chuyển cây kiểng cổ thụ từ rừng ra. “Mười người trong vụ này khai nhận đã bứng 13 cây lộc vừng và 2 cây sanh cổ thụ chở về Thái Bình để tôn tạo nhà thờ tộc. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chỉ xử phạt 10 người chưa tới 5 triệu đồng”.
Với mức xử phạt như vậy, cổ thụ từ rừng già sẽ còn ùn ùn kéo nhau xuống phố!
Tác hại rất lớn Theo kỹ sư lâm nghiệp Nguyễn Trịnh Kiểm, Chánh Văn phòng Hiệp hội Cây xanh VN, việc đào bứng cổ thụ từ rừng về cũng góp phần nào trong việc xanh hóa đô thị. “Tuy nhiên, cái lợi chỉ nhỏ nhoi, mang tính riêng tư, còn tác hại thì rất lớn” – ông Kiểm nhận xét. Những tác hại mà ông Kiểm liệt ra gồm: Rừng ngày càng vắng cổ thụ, việc đào bứng sẽ khiến hàng loạt cây nhỏ xung quanh bị đốn hạ, hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đất rừng sạt lở, lũ lụt ngày càng hung hãn… Nhiều cây cổ thụ được trồng trong khuôn viên một cơ quan Nhà nước ở Đắk Lắk Hiện nay, nhiều nhà vườn cổ thụ viện cớ cây mình bán là loại “cổ thụ nhà”, “cổ thụ đồng bằng” chứ không phải cây rừng. Tuy nhiên, lãnh đạo một xí nghiệp thuộc Công ty Công viên cây xanh TPHCM khẳng định: “Rất nhiều cổ thụ chỉ nhìn qua là đã biết đào bứng từ rừng về. Không hiểu người ta dùng giấy tờ gì để qua mắt kiểm lâm, hợp thức hóa việc buôn bán cổ thụ?”.
Theo Người lao động
"Thuốc" trị bệnh "cuồng yêu" cho teen girl
Khi yêu, con gái hay bị mắc bệnh "iu quá". Điều đó không chỉ khiến con trai nhanh chán, mà còn là lý do để chàng coi thường bạn nữa đấy!
Vì vậy nên, dù yêu đến mấy thì yêu, các nàng cũng xin nhớ cho: cái gì trên mức bình thường đều chẳng đem lại kết quả tốt đẹp đâu. Nếu lỡ mắc bệnh "iu quá" thì tìm ngay vacxin như thế này nhé!!
Yêu bản thân trước đã!
... thì mới có sức để yêu người khác chứ, phải không nào? Cứ mải mê chạy theo chàng, quan tâm chàng muốn gì, thích gì, cần gì, ghét gì, để rồi quên béng mất bạn cũng đang cần phải làm tóc mới nè, mua một đôi giày mới nè, hay cần phải tập thể dục cho eo bé bớt lại... Tại sao lại quên mất chính mình thế nhỉ, bảo sao con trai đâm sợ vì bạn quá quan tâm đến họ, trong khi trông bạn thì ôi, lôi thôi lếch thếch quá đi mất!
Vì quá yêu Nam, Khánh (sn1993) cứ mải mê chạy theo chàng như con thiêu thân. Tháng nào, thậm chí cứ tuần 1 lần, Nam lại đều đặn nhận được khi thì áo sơ mi mới, khi lại lọ nước hoa thơm phức. Nhưng cô nàng thì sao, quần áo nửa năm mới sắm 1 lần, tóc tai trên đen dưới vàng (vì lười đi nhuộm lại) trông phát khiếp. Thậm chí làm nail cũng lười, đã sơn màu đậm lại để cho gần 1 tháng mới đi sửa lại. Càng ngày trông Nam và Khánh càng lệch, cậu bạn bắt đầu sợ sự quan tâm săn sóc như "mẹ" của Khánh, và chán cả ngoại hình lôi thôi mà người yêu không chịu sửa sang.
Thế nên, teen girl hãy nhớ cho kỹ rằng: cứ phải yêu bản thân mình trước đã thì mới mong người khác yêu được!
Vẫn sống "nhăn răng" nếu không có chàng đấy thôi!
Nhiều nàng cứ đau khổ nghĩ rằng "Không có anh ấy chắc mình chết mất...", rồi "Xa anh em sống làm sao được". Thế à? Thật "nhọ" là không có anh ta, bảo đảm 100% bạn vẫn sống nhăn. Chả có gì ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn ngoài chính bạn đâu.
Thủy (sn1990) đã từng đau khổ muốn chết khi anh người yêu sang Uk du học. Yêu cầu "anh mà đi thì chia tay" bị chàng phũ phàng gạt bỏ vì tương lai, Thủy đành chia tay chàng trong nước mắt, FB đẫm lệ và ỉ ôi than "wanna die".
Đừng để anh ta phát chán vì "cuồng iu", teen nhé! (Ảnh minh họa)
Thế nhưng, 1 tháng, 2 rồi 3 tháng sau nữa Thủy vẫn thấy mình... sống đàng hoàng, thậm chí còn vui vẻ hơn trước nhiều. Thời gian rảnh bây giờ cô nàng tụ tập với bạn bè, đi làm thêm và có tiền để mua sắm những thứ mình thích. Trên FB đã ngập tràn những stt yêu đời, bạn bè thì í ới vào hỏi thăm, rủ đi chơi. Thủy cũng không ngờ mình lại trở nên thoải mái đến thế. Anh bạn trai vẫn thường xuyên vào FB xem, bỗng... ghen ngược khi thấy cô người yêu thay đổi 100% chẳng đau khổ sướt mướt như lúc anh ta còn ở nhà.
Từ chối đúng lúc, đòi hỏi đúng nơi
Tất nhiên những cô nàng quá đòi hỏi thì con trai sẽ sợ mà chạy mất dép. Nhưng không phải vì thế mà bạn chẳng bao giờ yêu cầu anh ta làm điều gì đó vì bạn, hay không dám từ chối những điều mình không thích, nhưng anh ta lại thích điên. Yêu là nghệ thuật, và bạn cũng sẽ thành nghệ sĩ với "bài" từ chối đúng lúc, và đòi hỏi đúng nơi!
Quá ngán ngẩm việc cứ phải ngồi hàng giờ xem người yêu bắn PS3 với đám bạn vào các tối cuối tuần, Yến (Đê La Thành, HN) quyết định thử "bật" lại, cô nàng đòi đi xem phim bằng được. Yến cũng từ chối luôn cả việc "ngồi đồng" ở quán ăn xem hội "bạn chồng" chém gió sau vài ba cốc rượu. Thi thoảng, Yến lại nũng nịu đòi món quà nho nhỏ như cái bờm, áo đôi hay đôi giày xinh xinh vì trước đó, anh chàng chẳng bao giờ thể hiện là biết mua quà tặng người yêu cả.
Ngày trước, có thách kẹo cô nàng cũng không dám "yêu sách" thế, bởi cứ nghĩ rằng "càng chiều thì chàng càng yêu". Rồi dần dần Yến cũng nhận ra, nuông chiều người yêu chỉ khiến anh ta hư hơn, hay tụ tập điện tử, ăn uống say sưa với lũ bạn vô công rồi nghề. Thế là sau một thời gian thay đổi, cô nàng hoàn toàn mãn nguyện khi thấy anh ta biết bỏ những thói quen của mình để chiều lại Yến. Nếu cứ "cam phận", ắt hẳn mối tình của Yến sẽ trở nên nhạt dần, và chia tay là điều tất yếu!
Biết tạo khoảng cách
Nghe thật vô lý, khi yêu thì tạo khoảng cách làm gì cho xa xôi ra. Thế nhưng con gái nên biết rằng, cứ dính lấy chàng như keo 502 thì lại chỉ đem đến hiệu ứng ngược. Con trai sẽ cảm thấy phải có trách nhiệm, sẽ thấy bạn phụ thuộc quá, thật nhàm chán và chẳng có tí ứng thú nào!
Vì thế, "khôn" thì cứ tạo cho nhau những khoảng cách nho nhỏ, ví dụ như là 1 tuần gặp nhau 2-3 lần thì đừng-cố-gắng-vô-tình-thấy-chàng ở những nơi có bạn bè chung nữa. Đừng liên tục "Anh đang ở đâu đấy, em đi với" nhé, khác nào bạn là cái đuôi cơ chứ! Những việc có thể đi chung, làm chung với bạn bè thì nên phát huy, tránh tuyệt đối kiểu sáng vừa ngủ dậy đã thấy mặt nhau, dính lấy cả ngày và đến tối mịt mới "thả" cho về nhà nhé! Bạn đủ thông minh để bắt anh ta nhớ bạn đến "phát điên", chứ dại gì khiến anh ta "phát chán", phải không nào!
Theo PLXH
Bóng hồng sau lưng quái xế Trong các trận "bão" đêm, xuất hiện sau yên xe của các quái xế là những cô gái còn rất trẻ reo hò, cổ vũ để thể hiện "đẳng cấp" cho các trận đua kinh hoàng. Các bóng hồng tham gia đi "bão" ở khu vực đường Phan Đăng Lưu, Phan Xích Long (Quận Bình Thạnh - Phú Nhuận, TP HCM). "Anh hùng...