Có thể yêu không ràng buộc?
Bất kỳ một mối quan hệ nào cũng cần có “ chất xúc tác” để gắn kết, đặc biệt là trong vấn đề tình cảm!
Nhưng hiện nay, có rất nhiều mối tình đến với nhau mà không cần ràng buộc. Liệu có thể yêu một ai đó mà không có bất kỳ trách nhiệm, sự ràng buộc nào không?
Đây có lẽ là một câu hỏi khó trả lời của rất nhiều người! Và nó sẽ càng khó hơn khi bạn chưa có chính kiến lập trường hay sự tự tin vào chính bản thân mình.
Tình dục trước hôn nhân
Tình dục là nhu cầu bản năng, và trong tình yêu tình dục được lãng mạn hóa bằng những cách thức tế nhị để làm tăng sự thi vị. Theo quan niệm truyền thống, tình dục chỉ có trong hôn nhân – thể hiện như một sợi dây ràng buộc, gắn kết tình cảm vợ chồng. Tuy nhiên, ngày nay tình dục trước hôn nhân là chuyện phải có. Họ yêu và hòa hợp không chỉ về tinh thần mà còn về thể xác, mặc dù không biết trước tình yêu của mình có tiến tới hôn nhân hay không.
Theo lý giải của nhiều bạn trẻ, mặc dù biết tình yêu là thứ không thể đoán biết trước điểm bắt đầu và điểm kết thúc nhưng nhu cầu tình dục là tự nhiên. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, độ tuổi kết hôn ngày càng muộn trong khi nhu cầu sinh lý lại sớm hơn. Vậy tại sao lại phải quá lý trí để chế ngự mình? Sự chân thành, lòng chung thủy, sự độ lượng, vị tha, hết lòng vì người yêu không đáng quý hơn sao!
Một người mẫu chia sẻ với chúng tôi rằng, thời gian chị đi học ở nước ngoài, chị và những người bạn Việt Nam đều có bạn trai, bạn gái và sống với nhau rất bình thường. “ Yêu và sống với nhau, với chúng tôi đó là chuyện phải đến của một tình yêu. Chúng tôi đủ kiến thức và chín chắn để quyết định những điều mình làm. Có một câu chuyện rất buồn cười xảy ra với chính tôi là, khi tôi và bạn trai về Việt Nam chơi, chúng tôi xin phép đi du lịch riêng thì ba mẹ không cho vì sợ tôi và bạn trai sẽ “làm chuyện đó” và sợ hàng xóm chê cười. Dù rất bực lẫn buồn cười nhưng chúng tôi cũng phải vâng lời vì không dám làm buồn lòng ông bà”.
Tình dục là nhu cầu bản năng, và trong tình yêu tình dục được lãng mạn hóa bằng những cách thức tế nhị (Ảnh minh họa)
Yêu không cần cưới
Nếu như trước đây, tình yêu được coi là chân chính khi nó phải hướng đến mối quan hệ hôn nhân bền vững thì giờ đây yêu là yêu. Do ảnh hưởng của lối sống phương Tây, nhiều cặp đôi yêu nhau, sống chung với nhau và không cần đến một lễ cưới. Không hôn thú đã đành, họ cũng không hẳn sẽ tiến đến hôn nhân. Họ sống theo sự thỏa thuận miệng giữa hai bên, tự nguyện, có thể sinh con nhưng không ràng buộc nhau bởi bất cứ lý do gì.
Tại nước ta, những bạn trẻ chọn cách sống này cũng đưa ra rất nhiều lý do. Trước hết, bây giờ nam nữ bình quyền, ai cũng phải phấn đấu cho sự nghiệp của riêng mình. Chuyện gia đình, cưới hỏi, lập gia đình quá sớm với nhiều trách nhiệm sẽ làm cản bước tiến của họ. Hơn thế, họ lý giải, một đám cưới được họ hàng công nhận hay tờ giấy hôn thú sẽ có giá trị như thế nào khi họ không hạnh phúc, không còn tình yêu?
Vì hôn nhân với những lo toan thường nhật dễ làm mất đi sự lãng mạn, và tình yêu cũng sẽ dần phai nhạt. Và xung quanh họ, ngày càng có nhiều bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí cả cha mẹ của họ cũng đã chia tay sau khi đám cưới. Hơn nữa, nhiều người trong số này cũng đã yêu, đã nếm trải những hạnh phúc và tột cùng đau khổ của tình yêu. Như con chim sợ cành cong, họ có xu hướng chọn một người tình hơn là người chồng, người vợ để sẻ chia và cân bằng tại tâm lý…
Theo chuyên gia tâm lý Minh Tâm, yêu không ràng buộc không có nghĩa là buông thả, là vô trách nhiệm với bản thân và tình yêu. Bởi ngay bản thân chữ yêu, dù không nói bất kỳ trách nhiệm nào, tình yêu bắt nguồn từ con tim chân thành đều mong muốn đem lại hạnh phúc cho người yêu. Nếu chọn cách sống này, cả giới mày râu và phụ nữ phải là những người trưởng thành, có kiến thức tự chủ và có trách nhiệm với bản thân mình. Đặc biệt, phải đảm bảo về vấn đề tài chính tốt và tinh thần vững chãi.
Theo một thống kê tại Mỹ những năm gần đây, có 6,4 triệu cặp đôi chưa kết hôn đang sống chung. Hầu hết các cặp đôi này đều cho biết họ hạnh phúc với tình trạng hiện nay, một số khác cho biết không cần thiết phải bó buộc nhau bằng hôn nhân. Đám cưới với họ nói chung chỉ là một thủ tục không hơn không kém.
Video đang HOT
Theo Eva
Đừng sợ khoảng lặng trong tình yêu
Nhiều cô gái không chấp nhận khoảng lặng trong tình yêu vì cho rằng đó là bước đệm để người ta tháo chạy khỏi cuộc tình...
Các đôi uyên ương vẫn thường nghe nói khoảng lặng trong tình yêu có vai trò làm chất xúc tác để hai người trong cuộc hiểu nhau hơn. Thế nhưng, không phải ai cũng đủ can đảm để chấp nhận khoảng thời gian này. Bạn sẽ xử trí thế nào nếu một ngày anh đề nghị: "Anh nghĩ mình không nên gặp nhau một thời gian"?
Chắc hẳn, cô gái nào cũng sẽ rất lo lắng: " Có khi nào chàng nhân dịp này sẽ một đi không trở lại"?
Thường ngày, bạn đã quen với sự hiện diện của anh ấy. Nếu xa nhau một thời gian, bạn lo lắng mình sẽ không thể kiểm soát được tình hình.
Mọi chuyện không tệ đến mức đó đâu bạn ạ. Thử cùng nhìn nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa của khoảng lặng, bán sẽ không còn sợ nữa.
1. Khoảng lặng không phải là thuốc tiên
Nếu gần hai bạn thường xuyên tranh cãi, anh ấy chọn giải pháp xa nhau một thời gian là cách để cả hai tránh làm tổn thương nhau. Lúc này, khoảng lặng chỉ là giải pháp tạm thời, giúp giải quyết hiện tượng chứ không xử lý được gốc rễ vấn đề.
Sau khi tâm trạng hai bên đã lắng dịu, bạn và chàng cần đem rắc rối đó ra "mổ xẻ". Làm vậy để xem nó đem đến bất lợi, thuận lợi gì cho tình yêu và giải puyết chứ không phải kết luận ai đúng, ai sai.
Bạn đừng nghĩ khoảng lặng là thuốc tiên, khi gặp lại, hai bạn sẽ quấn quýt như chưa có chuyện gì xảy ra. Thực chất, khoảng lặng chỉ giúp hai bạn chiêm nghiệm lại bản thân, đánh giá vấn đề kỹ càng để rút ra kinh nghiệm quý báu.
Cô gái nào cũng sẽ rất lo lắng: "Có khi nào chàng nhân dịp này sẽ một đi không trở lại"? (Ảnh minh họa)
2. Có cơ hội để hiểu mình hơn
Đôi khi quá "say tình", bạn chấp nhận sửa đổi tính cách, làm theo ý thích của nửa kia.
Thay đổi chút ít và theo chiều hướng tốt không có gì là xấu. Chỉ khi thay đổi đó khiến bạn khác đi một cách tiêu cực mới đáng lo. Ví dụ, người yêu quá gia trưởng, lúc nào bạn cũng chiều lòng anh rồi dần trở thành nhu nhược khi nào không hay, hoặc yêu một anh chàng ích kỷ, bạn nhường nhịn vài lần rồi dần tự làm khổ chính mình.
Dần dần, bạn đi xa hơn và không nhận ra mình đang thay đổi quá nhiều. Có khi phải nhờ một dịp vô tình gặp lại bạn cũ, sự ngạc nhiên trên nét mặt họ mới giúp bạn nhận ra điều đó.
Khi nhận ra mình đang thay đổi quá nhiều, bán sẽ hốt hoảng, nuối tiếc, căng thẳng rồi trở nên bất mãn với bản thân. Đây là điều tất nhiên khi bất kỳ người nào nhận ra mình không còn làm mình với sự vui vẻ, tự tin, cá tính của ngày trước nữa.
Lúc này, một khoảng lặng sẽ giúp bạn cân bằng và tìm lại chính mình.
Tình yêu luôn cân những khoảng lặng (Ảnh minh họa)
3. Chậm nhịp để hiểu nhau hơn
Một số người quá hào hứng khi bắt đầu một mối tình khiến mọi thứ diễn ra quá nhanh, điều này sẽ khiến cho họ cảm thấy bất an. Chọn một khoảng lặng lúc này là hợp lý.
Có thể bạn sẽ lo rằng những nồng nàn vừa mới có sẽ tan biến khi vắng nhau?
Bình tĩnh chờ đợi để vượt qua thử thách đầu tiên. Bạn cần nhớ, nếu tình cảm cả hai đủ mạnh sẽ vượt qua tất cả. Khi gặp lại sau một thời gian xa cách mà tình cảm vẫn nồng thắm, đây là dấu hiệu cho thấy hai bạn sinh ra là để cho nhau.
Theo Eva
Lẳng lơ đúng chỗ cũng hay! Lẳng lơ không phải là một điều hay. Thế nhưng trong tình dục thì đôi khi nó lại là chất xúc tác vô cùng tuyệt vời. Hầu hết phái nữ không muốn mang tiếng là người lẳng lơ. "Cái đồ lẳng lơ" là một quy kết nặng nề, một sự xúc phạm với những cô gái có ý thức giữ mình, biết tôn...