Cơ thể vận động ra sao khi chạy 42km
Toàn bộ cơ thể bị đẩy khỏi giới hạn thông thường khi hệ thần kinh, hệ bài tiết, cơ, khớp… đều vận động liên tục suốt 42km.
Cho dù bạn là một vận động viên chuyên nghiệp hay có nhu cầu tập để giải tỏa stress và rèn luyện sức khỏe, chạy bộ là môn thể thao có khả năng thúc đẩy mọi hệ thống sinh lý trong cơ thể lên mức tối đa. Kể cả với vận động viên giỏi nhất, chạy full marathon (42 km) cũng khiến họ đau nhức từ đầu tới chân. Toàn bộ cơ thể trải qua những thay đổi đáng kể để thích ứng với nhu cầu của hệ trao đổi chất, điều nhiệt… khi chạy ở cự ly này.
Ở vạch xuất phát
Khi bạn hồi hội chờ đợi hiệu lệnh cuộc đua, hormone adrenaline tăng nhanh khiến nhịp tim dần dồn dập. Bộ não bắt đầu gửi tín hiệu đến phổi để tăng nhịp thở.
Từ các bước chạy đầu tiên, tất cả hệ thống hỗ trợ vật lý của cơ thể như cơ xương, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, hệ miễn dịch, thần kinh và nội tiết sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái quá tải. Khi chạy, tim sẽ phải bơm máu đi khắp cơ thể một lượng gấp 3 lần so với khi nghỉ ngơi. Máu được bơm từ tim sẽ chuyển đến cơ bắp nhiều hơn so với gan, thận hay lá lách.
Các vận động viên tại giải VnExpress Marathon Quy Nhơn 2019.
Hô hấp và tỏa nhiệt
Lượng nhiệt phát ra từ cơ thể sẽ tăng gấp 30 đến 40 trong suốt cuộc đua marathon. Để giữ nhiệt độ toàn thân luôn ổn định trong khoảng 36 đến 38 độ C, một phần máu sẽ được vận chuyển từ cơ bắp đến da, thông qua tuyến mồ hôi, thoát nhiệt ra bên ngoài để làm mát cơ thể.
Trong suốt chặng, bạn sẽ mất từ 3 đến 6 lít mồ hôi. Nếu không bù nước kịp thời, người chạy rất dễ rơi vào tình trạng mất nước. Cơ thể sẽ phải chọn lựa giữa việc vận chuyển máu về tim phục vụ cho sự vận động của các cơ bắt hoặc cung cấp máu cho hệ thống mao mạch dưới da, vận hành hệ thống làm mát cơ thể. Dù bằng cách nào, thành tích chạy của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu.
Trong trường hợp không kịp thời bù nước, cơ thể sẽ không thể thoát nhiệt, lượng máu lưu thông giảm khiến nhịp tim tăng nhanh dù nhịp thở không thay đổi. Hiện tượng mất nước có thể xảy ra nhanh hơn, dẫn đến nguy cơ mất sức sớm, đặc biệt trong trường hợp ngày đua thời tiết ấm hoặc độ ẩm tăng cao hơn so với bình thường.
Video đang HOT
Phần lớn năng lượng trong cơ thể có được là nhờ quá trình đốt cháy glucose và chất béo. Trong đó, đốt cháy glucose được ưu tiên. Tuy nhiên, con người chỉ có thể lưu trữ 2.000 calo từ glucose trong cơ thể, ít hơn rất nhiều so với 700.000 đến 100.000 calo từ chất béo.
Thông thường, các runner đốt cháy 100 calo từ glucose sau mỗi 2km của cuộc đua. Điều đó có nghĩa là toàn bộ năng lượng từ glucose sẽ cạn kiệt khi đến mốc 32km, buộc cơ thể phải phụ thuộc vào năng lượng từ chất béo để hoạt động.
Tuy nhiên, trong cùng một khoảng thời gian, chất béo cung cấp ít năng lượng hơn so với glucose. Vì thế bạn chạy chậm dần lại. Đây chính là lúc bạn đối mặt với vật cản lớn nhất trên đường đua: nguy cơ bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu tụt xuống mức rất thấp. Để tránh tình trạng này, vận động viên thường uống đồ uống thể thao hoặc ăn gel có đường trong suốt cuộc đua nhằm duy trì đường huyết.
Các vận động viên chạy trên cầu Thị Nại (Quy Nhơn) tại giải VnExpress Marathon Quy Nhơn 2019.
40.000 bước
Bạn sẽ chạy khoảng 40.000 bước trong suốt chặng full marathon, mỗi lần chân chạm đất, một lực lớn sẽ tác động lên các cơ và khớp khiến bạn dần cảm nhận những cơn đau ở đùi cũng như bắp chân. Một số vận động viên cũng bị đau ở cẳng tay, vai và lưng trên.
Tuy nhiên đừng suy nghĩ nhiều về điều đó. Đau nhức cơ bắp là điều hoàn toàn bình thường trong các cuộc đua marathon và sẽ khỏi trong vòng một tuần sau đó.
Hệ miễn dịch của cơ thể có thể yếu đi một vài tháng sau khi bạn hoàn thành giải full marathon, cơ thể dễ nhiễm trùng hoặc bị cảm lạnh. Chức năng thận cũng có thể kém hơn do lượng máu chảy qua thận giảm trong khi bạn chạy 42km. Một số người chạy không chuyên có thể cảm thấy chức năng tim yếu đôi chút. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này chỉ xảy ra tạm thời và biến mất sau vài ba tháng.
Cuối cùng, dù thế nào, khi vượt qua vạch đích, hoàn thành một giải full marathon vẫn là một thành công mà không phải ai cũng được trải nghiệm. Những cơn đau nhức sau cuộc đua sẽ nhanh chóng qua đi, để lại cuối cùng là cảm giác vui sướng tột độ khi vượt qua giới hạn của cơ thể.
Thảo Miên
Theo rte/VNE
Lợi ích không ngờ của golf đối với sức khỏe phụ nữ
Chơi thể thao là hoạt động tốt mang lại nhiều lợi ích cho người chơi. Và golf không phải ngoại lệ. Ngoài những lợi ích cho cơ thể như rèn luyện sức khỏe, vóc dáng, golf còn giúp góp phần giúp phụ nữ rèn luyện ý chí, mang đến cảm giác chinh phục thử thách, tinh thần bất bại.
Ngày trước, lối suy nghĩ golf là môn chơi dành riêng cho "đấng mày râu" luôn ăn mòn trong tiềm thức của nhiều người ngay cả các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản,... Và tại Việt Nam một quốc gia có nền golf còn non trẻ cũng không nằm ngoài quy luật nghiệt ngã đó. Tuy nhiên hiện nay, chơi golf không còn xa lạ với phụ nữ bởi golf giúp phụ nữ rèn luyện sức khỏe, dáng đẹp hơn và nhiều lợi ích khác.
Đốt cháy calo
Để hoàn thành 18 hố trên một sân golf tiêu chuẩn Par 72, người chơi sẽ phải đi bộ trung bình từ 6 tới 12 km (khoảng 11.245 tới 16.667 bước) cùng khá nhiều bài tập tay trên đường đi. Nếu golfer hoàn toàn đi bộ mà không dùng đến xe điện hay phương tiện di chuyển khác, lượng calo bị đốt cháy khoảng 1400 - 1500 calo.
Với lượng calo mà nữ golfer tiêu thụ khi chơi golf, quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra tích cực hơn. Nhờ đó, lượng chất béo dư thừa được tiêu thụ nhanh hơn, giúp giảm cân, duy trì vóc dáng. Bên cạnh đó, việc hoạt động sẽ giúp làm tăng nhịp tim, tăng nhịp thở và ra mồ hôi rất có lợi cho hệ tim mạch.
Cải thiện giấc ngủ
Sau một ngày đi bộ, cơ thể vận động với các động tác swing, sẽ giúp nữ giới cải thiện giấc ngủ, giấc ngủ đến sớm và sâu hơn. Ngoài ra, bầu không khí trong lành trên sân golf sẽ giúp các nữ golfer có được tâm trạng thoải mái, góp phần trẻ hóa tâm hồn và nhan sắc.
Không chỉ vậy, golf còn được biết đến là môn thể thao có thể tăng cường sức khỏe tim mạnh. Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, nhiều hơn cả bệnh lý ung thư, dù là ở các nước đã hay đang phát triển. Vì diễn biến rất nhanh chóng khiến nhiều người không kịp trở tay. Chính vì vậy, khi chơi golf, phụ nữ sẽ có huyết áp ổn định hơn và góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch.
Tốt cho hệ thần kinh
Chơi golf giúp nâng cao sự nhạy bén tinh thần, tuần hoàn máu lên não được đẩy nhanh hơn, kích thích và cải thiện sự tế bào thần kinh. Đồng thời, phối hợp các giác quan của cơ thể tạo nên sự linh hoạt rất tốt cho hệ thần kinh.
Bổ sung Vitamin D
Golf là môn thể thao ngoài trời, người chơi sẽ tiếp xúc với thiên nhiên và ánh nắng mặt trời giúp cơ thể hấp thụ vitamin D tốt cho hệ xương giúp xương luôn chắc khỏe.
Ngoài ra, chơi golf giúp phụ nữ rèn luyện kỹ năng và sự khéo léo trong việc sử dụng gậy để điều khiển trái bóng đi đúng lỗ golf. Đây vừa là do đặc điểm cơ thể mềm mại, uyển chuyển, vừa hữu ích cho người phụ nữ trong các hoạt động thường ngày.
Chơi golf giúp rèn luyện ý chí và kỹ năng sống
Golf là môn thể thao không phải ai cũng dễ dàng chinh phục. Golf mang đến cho người chơi cảm giác chinh phục thử thách bằng việc đánh bóng, cho bóng vào lỗ. Việc tưởng chừng như đơn giản nhưng khi chơi người ta mới cảm nhận hết độ khó của môn thể thao này. Từ đó người chơi sẽ tìm ra những giải pháp chinh phục thử thách và rèn luyện ý chí sắt đá, tinh thần vượt qua chính mình.
Minh Tuệ
Theo GolfViet/vietnamdaily
Thể thao góp phần "đánh bại" virus corona Các hoạt động tập luyện thể thao giúp rèn luyện sức khỏe, sức chịu đựng của cơ thể từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật. Đó chính là lý do cần phải duy trì việc tập luyện thể thao trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát như hiện tại. Nên tập môn thể...