Có thể tự đặt lịch phỏng vấn khi xin visa đi Mỹ
Ngày 12.5, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp một số thông tin mới về việc cấp visa đi Mỹ.
Xếp hàng chờ xin cấp visa tại Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM – Ảnh: Trung Hiếu
Ông David R.McCawley, đại diện lãnh sự cấp cao tại VN, cho biết từ ngày 22.2.2014, Mỹ đã triển khai hệ thống đặt hẹn mới, cho phép đương đơn xin cấp visa có thể chủ động đặt lịch hẹn phỏng vấn theo thời gian phù hợp nhất cho mình. Đối tượng được chủ động hẹn phỏng vấn là những đương đơn xin visa không định cư như: du học, du lịch, công tác và hôn phu/hôn thê. Những đương đơn này có thể chủ động đặt lịch hẹn phỏng vấn cho mình khi nhận được thông báo từ phía Tổng lãnh sự quán Mỹ. Đương đơn còn có thể đổi lịch hẹn 2 lần, lần thứ 3 phải đóng phí mới để đặt hẹn lại. Một điểm mới khác là đối tượng này chỉ phải đóng một loại phí là phí xin cấp visa mà không phải đóng thêm phí chuyển giao visa đến tận nhà đương đơn như trước đây. Hiện nay, đối với những loại visa này thì thời gian chờ chỉ từ 1 – 2 tuần và khoảng 5 ngày sau ngày đặt hẹn là có thể có visa.
Ngoài ra, Mỹ còn cung cấp thêm dịch vụ đặt hẹn khẩn cho những trường hợp du học sinh cần visa gấp để có thể nhập học đúng hẹn hoặc những cá nhân có nhu cầu tham gia những cuộc hẹn, hội họp quan trọng có tính khẩn cấp thật sự. Còn với người đã có visa rồi và được cấp trong thời gian 2 năm thì làm hồ sơ gia hạn trực tuyến là có thể được xem xét mà không cần trực tiếp đến tổng lãnh sự quán. Những người này có thể sẽ nhận được visa mới chỉ từ 7 – 10 ngày sau khi nộp hồ sơ.
Đương đơn và người thân có thể truy cập địa chỉ http://www.ustraveldocs.com/vn_vn hoặc liên hệ qua tổng đài 19006444 (nếu gọi trong nước) và (703) 665-7350 (nếu gọi tại Mỹ), hoạt động từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối cho cả 2 số, để biết thêm thông tin.
Video đang HOT
Cũng theo Tổng lãnh sự quán Mỹ, những người phối ngẫu (kết hôn) đồng tính, cùng con cái vị thành niên của họ bây giờ có thể hội đủ tiêu chuẩn cho những quyền lợi về việc định cư ở Mỹ như những diện vợ chồng khác tính. Hôn nhân của những người đồng tính được phía Mỹ chấp nhận, kể cả những trường hợp việc kết hôn diễn ra ở những nước khác mà những nước này công nhận hôn nhân đồng tính. Tính đến thời điểm này, có khoảng 10 trường hợp hôn nhân đồng tính ở VN được cấp phép định cư tại Mỹ.
Trong năm 2013, có hơn 62.000 công dân VN được cấp thị thực không định cư tại Mỹ, tăng 15% so với năm trước. Trong số đó có gần 11.000 thị thực được cấp theo diện du học. Hiện tại có hơn 16.000 sinh viên, học sinh VN đang học tại các trường đại học, cao đẳng tại Mỹ – đứng thứ 8 trong số những nhóm du học sinh nước ngoài tại đây. Bên cạnh đó, có gần 23.000 người VN được cấp thị thực định cư để sang Mỹ sinh sống.
Theo TNO
Nữ trang giá bèo tuồn vào VN
Nữ trang Trung Quốc bị nghi chứa độc tố được bày bán công khai tại thị trường VN là do người Việt trực tiếp 'đánh' từ Quảng Châu về.
Những mặt hàng nữ trang đa số là hàng xi mạ được sản xuất tại Trung Quốc - Ảnh: CTV
Thuê nhà ở Quảng Châu để gom hàng
Vào xưởng A, người ta giới thiệu mẫu sản phẩm đó 10 đồng thì sang xưởng B giá chỉ còn 9 đồng, tới cơ sở C lại thấp xuống một chút nữa... Nhưng cũng vì thế, rủi ro rất cao bởi không biết chất lượng thế nào
Anh T., người có hơn 5 năm buôn hàng nữ trang
Sau nhiều lần liên hệ chúng tôi gặp được một người có thâm niên trên 5 năm trong ngành hàng này tên T. Hôm đó, trên tay anh T. đang đeo một chiếc vòng mạ vàng sáng loáng. "Chiếc vòng này là hàng Trung Quốc?", tôi hỏi. "Ừ. Đây là hàng mới nhập, mình đeo thử để xem nó có bị bay màu, có gây dị ứng không", T. trả lời và giải thích: "Hàng nữ trang được chia làm 3 loại chính là sắt, đồng và hàng xi mạ. Hàng bằng đồng và hàng xi mạ chủ yếu xuất xứ từ Quảng Châu (Trung Quốc). Còn hàng làm bằng sắt có nguồn gốc từ các tỉnh phía bắc của nước này".
Hiện ở Trung Quốc có rất nhiều cơ sở sản xuất cung cấp hàng đi các thị trường Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia... thậm chí cả Mỹ và châu Âu. Giá cả và chất lượng thì kiểu gì cũng có. Loại "tốt", theo anh T., đeo cả năm vẫn không bay màu, không gây dị ứng nhưng cũng có loại chỉ cần 30 phút là hết màu, da nổi mẩn ngứa. Còn đồ bằng sắt thì hầu hết dễ ra ten màu xám đen bám vào da.
Dù hàng Trung Quốc bị mang tiếng kém chất lượng, có chứa nhiều chất độc hại nhưng các loại hàng này vẫn bán rất chạy tại thị trường trong nước. Anh T. phải liên tục bay thẳng từ TP.HCM sang Quảng Châu và mỗi lần qua đều ở lại hằng tháng trời để gom hàng. Thậm chí, anh thuê hẳn một căn nhà với hợp đồng dài hạn ở Quảng Châu để tiện công việc. Sau 5 năm theo nghề này, hiện anh đã có mối quan hệ với vài chục xưởng sản xuất nữ trang lớn nhỏ tại Quảng Châu. "Cách thức họ làm ăn cũng giống như VN. Vào xưởng A, người ta giới thiệu mẫu sản phẩm đó 10 đồng thì sang xưởng B giá chỉ còn 9 đồng, tới cơ sở C lại thấp xuống một chút nữa... Nhưng cũng vì thế, rủi ro rất cao bởi không biết chất lượng thế nào. Những người làm lâu năm, có kinh nghiệm thì trụ được nhưng cũng không ít người "đứt vốn" ngay vì nhập hàng quá xấu về không bán được.
Một người cũng có thâm niên trong việc lấy hàng từ Quảng Châu tiết lộ thêm người đánh hàng có thể đưa mẫu mã cho họ gia công hoặc lựa chọn những sản phẩm có sẵn. Mua xong ký gửi cho các đầu mối chuyên đưa hàng về VN. "Thật sự thì mình cũng không biết họ đưa về bằng cách nào nhưng thường chỉ sau một tuần là hàng về tới VN và tôi chưa gặp sự cố mất hàng nào", người này nói và cho biết thêm, mỗi chuyến thông thường anh đưa về VN chừng 300 - 400 kg với giá trị khoảng 500 triệu đồng. Người nhà của anh có nhiệm vụ mang hàng đi phân phối cho các chợ đầu mối trong thành phố sau đó gom tiền chuyển sang cho anh để "đánh" chuyến tiếp theo.
Nữ trang giá 5.000 đồng
Thiếu tiêu chuẩn, hàng lậu tung hoành Anh T. cho biết đã liên hệ với ngành hải quan thì được biết có thể nhập khẩu theo đường chính ngạch. Tuy nhiên ở VN chưa có các tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe cho người sử dụng đối với mặt hàng này nên khi nhập chính ngạch mà bị cơ quan chức năng phát hiện hàng chứa kim loại nặng thì sẽ bị tịch thu hàng, phạt tiền. Trong khi nhu cầu của thị trường trong nước về hàng nữ trang xi mạ, phụ kiện là khá lớn. Vì vậy, hàng lậu thoải mái tung hoành.
Hiện nay có hơn 90% hàng nữ trang, phụ kiện đang tiêu thụ trong nước được sản xuất tại Trung Quốc. Các cơ sở sản xuất trong nước không thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc về giá, mẫu mã.
Trước đây những người làm nghề này chỉ mang hàng về bỏ mối cho các chợ, bán sỉ theo ký. Anh T. cho biết, tính trung bình mỗi sản phẩm giao cho các đầu mối ở chợ có giá chừng 5.000 - 10.000 đồng. Các đại lý này mới bán lại cho các cửa hàng, chợ lẻ, người bán dạo với giá từ 10.000 - 30.000 đồng/cái tùy loại. Nhưng khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì giá cả là vô chừng. So với giá gốc, thấp nhất cũng gấp 5 - 10 lần, thậm chí hàng trăm lần nếu "lừa" được khách sộp. "Mỗi chuyến hàng như vậy trừ hết chi phí tôi kiếm lời từ 10 - 15%. Mỗi chuyến 500 triệu thì mình bỏ túi 50 - 70 triệu", T. nói. Đặc biệt, gần đây do hàng nữ trang, phụ kiện bán rất chạy nên anh T. đã mở thêm một cửa hàng bán lẻ ở quận 5 và gia tăng bán hàng trên các trang mạng xã hội để "mua tận gốc, bán tận ngọn".
Cũng vì lợi nhuận quá béo bở, đã hình thành một đường dây những người chuyên làm nghề đánh hàng từ Trung Quốc về thị trường nội địa. M., một người có thâm niên gần chục năm cho biết, riêng ở phía nam có đến vài chục người chuyên làm nghề này vì không như đa số các mặt hàng ế ẩm khác, hàng nữ trang và phụ kiện bán rất chạy. Khách hàng chủ yếu là những người trẻ ở thành thị thích các hàng bằng đồng, kiểu dáng độc lạ, họa tiết có tính dân tộc một chút càng thu hút. Còn những người lớn tuổi và ở các tỉnh thì thích hàng xi mạ, càng giống hàng thật càng tốt.
Hàng nữ trang phụ kiện và nhất là hàng xi mạ dù ít nhiều đều nhiễm các chất độc hại như chì, cadimi hay một số kim loại nặng khác, nhưng cái độc nhất của hàng nữ trang Trung Quốc tại VN, theo những người trong nghề: "Người đi buôn lúc nào cũng chọn cái rẻ nhất mà mua nên nó nguy hiểm là ở chỗ đó". Chứ trên thực tế, ngay ở các nước phát triển vẫn nhập những mặt hàng này từ Trung Quốc. Sự khác biệt họ có những tiêu chuẩn về an toàn đối với người sử dụng và nhập chính ngạch. Còn ở VN hoàn toàn là hàng lậu. "Ngành chức năng thỉnh thoảng cũng có đi kiểm tra, chúng tôi lâu lâu cũng bị phát hiện tịch thu hàng, rồi báo chí viết về sự nguy hại của hàng Trung Quốc nên việc buôn bán thỉnh thoảng cũng bị ảnh hưởng. Nhưng một thời gian sau nhu cầu thị trường sẽ hồi phục lại", anh T. lạc quan.
Theo TNO
Trường Sa mùa biển động: Món quà nhỏ từ đất liền Trong chuyến công tác Trường Sa lần này, nhóm phóng viên Báo Thanh Niên mang theo một món quà nhỏ dành tặng bộ đội Trường Sa, đó là những tấm ảnh kỷ niệm chụp và in ngay tại đảo. Hầu hết cán bộ chiến sĩ trên đảo đều rất vui và tỏ ra ngạc nhiên khi nhìn thấy những tấm ảnh "chụp xong...