Trường Sa mùa biển động: Món quà nhỏ từ đất liền
Trong chuyến công tác Trường Sa lần này, nhóm phóng viên Báo Thanh Niên mang theo một món quà nhỏ dành tặng bộ đội Trường Sa, đó là những tấm ảnh kỷ niệm chụp và in ngay tại đảo.
Hầu hết cán bộ chiến sĩ trên đảo đều rất vui và tỏ ra ngạc nhiên khi nhìn thấy những tấm ảnh “chụp xong – in ngay – lấy liền” đầy thú vị này – Ảnh:Trí Nhân
Ngoài sách báo, lịch tết, chúng tôi còn mang theo hơn 2.000 tấm giấy in ảnh và những chiếc máy in ảnh còn mới nguyên. Điều này làm hầu hết bộ đội trên đảo đều vui mừng trong sự bất ngờ đầy thú vị.
Còn nhớ hôm đặt chân lên đảo Đá Lớn B, tôi rủ các anh bộ đội chụp hình lấy ngay làm kỷ niệm không mất tiền nhưng không mấy ai quan tâm vì mọi người đều hối hả với công việc của mình. Thời may, có một vài người tò mò với “công nghệ mới” đã chịu làm “người mẫu”. Ảnh vừa chụp xong, đút thẻ nhớ vào máy in, các anh hồi hộp dõi theo tờ giấy trắng chạy qua chạy lại 4 lần và kết quả cho ra một bức ảnh đẹp không khác gì được rửa ở tiệm.
Các anh bộ đội vô cùng ngạc nhiên thích thú nhờ phóng viên chụp cho một kiểu làm kỷ niệm. Người mới ra đảo, những người chưa kịp về trong đợt này thì chụp hình nhờ Báo Thanh Niên gửi về gia đình để thông báo đã đến đơn vị mới an toàn mạnh khỏe. Người chuẩn bị hết nhiệm vụ trở về đất liền cũng xin một kiểu làm kỷ niệm với Trường Sa.
Còn anh Dũng, ở đảo Đá Lớn A thì nhất quyết không chịu chụp ảnh mình, thay vào đó anh đề nghị phải in ảnh vợ con của anh từ máy điện thoại ra để những khi nhớ thì… nhìn cho dễ!
Những dòng thư gửi Báo Thanh Niên của thượng tá Nguyễn Hữu Hòa
Có người sau khi nhận ảnh còn hỏi mất bao nhiêu tiền để gửi lại. “Không! Đây là món quà nhỏ mà Báo Thanh Niên gửi tặng bộ đội Trường Sa, những người luôn ở tuyến đầu của Tổ quốc. Chúng tôi muốn cảm ơn các anh vì những sự hy sinh thầm lặng mà các anh đã cống hiến cho đất nước này” – chúng tôi trả lời.
Thượng tá Nguyễn Hữu Hòa, Chính trị viên đảo Đá Lớn (thượng tá Hòa là chính trị viên của cả cụm đảo Đá Lớn gồm 3 điểm A, B, C – PV), cứ tấm tắc: “Đây là món quà nhỏ nhưng nhiều ý nghĩa, thiết thực đối với bộ đội Trường Sa. Anh em bộ đội ở đây ai cũng rất thích. Món quà nhỏ nhưng rất quý!”.
Rồi, anh Hòa mượn sổ tay của phóng viên ghi mấy dòng cảm ơn gửi đến Báo Thanh Niên: “Cảm ơn Báo Thanh Niên! Với hành trang của mình, Báo đã đem niềm vui đến cho bộ đội Trường Sa khi các anh em chiến sĩ nhận được rất nhiều những tấm hình bảo đảm vừa nhanh, vừa đẹp cho cán bộ chiến sĩ trên đảo. Đó là nguồn động viên rất lớn đối với chúng tôi ở nơi đảo xa này!”.
Theo TNO
Video đang HOT
Trường Sa mùa biển động: Cờ Tổ quốc trên biển Đông
Trước khi nhổ neo làm nhiệm vụ ngoài biển, các tàu Hải quân VN đều nhận thêm cơ số cờ Tổ quốc để đảm bảo màu đỏ sao vàng liên tục hiện diện trên nóc đài chỉ huy, khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Từ đảo chìm Đá Tây, trong hành trình công tác của tàu HQ-571...
Vào mùa biển động cuối năm, cơ số cờ cấp phát cho các tàu làm nhiệm vụ tăng lên gấp đôi, bởi sóng to gió lớn thường làm rách, hư hỏng cờ Tổ quốc và nhiệm vụ thay cờ cũng thường xuyên hơn.
Ý chí giữa biển trời
Vài tiếng trước khi tàu xuất phát, cả ba tàu (HQ-571, HQ-936, HQ-996) của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Quân cảng Cam Ranh đều đồng loạt thay mới cờ Tổ quốc. Tất cả được buộc chắc chắn bằng 2 đầu dây thép nhỏ, kẹp trên đầu dây treo cờ.
Thượng úy Nguyễn Ngọc Viễn, Phó thuyền trưởng Quân sự tàu HQ-571 (Hải đội 411, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân), nói với tôi: "Chuyến thay thu quân và chuyển hàng Tết rất dài ngày nên phải chuẩn bị hàng chục lá cờ, rách là phải thay ngay!".
Cứ nghĩ: "Phòng xa thế thôi, chứ đâu đến nỗi thay cờ như... thay áo?", nhưng quả thực ngay khi tàu ra khỏi vịnh Cam Ranh, sóng gió biển Đông cấp 4 nâng dần đến cấp 5, rồi cấp 7, cấp 8 khiến cả con tàu phải ngụp lặn giữa những cơn sóng dài, cao cả chục mét.
Ngồi trên buồng chỉ huy cao ngất, thấy rõ độ nghiêng đảo liên tục phải trái của con tàu, có khi đến 30 độ trước sóng. Sóng đi kèm với gió, gió biển nâng cấp, rít ù ù qua khe cửa, làm hệ thống dây thừng nilon to bằng chân cái treo cờ tín hiệu cũng lồng lộn uốn cong. Ngồi đấy và vẫn nghe phần phật tiếng cờ bay trên nóc đài chỉ huy.
Bốn ngày lăn lóc giữa sóng cồn gió cả, tiếng phần phật của cờ đã không còn đanh gọn.
Thuyền phó Nguyễn Ngọc Viễn lo lắng: "Cờ trên nóc đã rách, nhưng gió cấp 9 thế này, không thể trèo nổi lên cột thay cờ, rất nguy hiểm!" và chắc chắn: "Ngày mai vào đến lòng hồ đảo chìm Đá Tây tránh sóng gió nâng cấp, phải khẩn trương thay cờ ngay. Không được để cờ rách trên vùng biển Trường Sa!".
Lá cờ đã tướp táp, đường may phía ngoài bị bung, xước từng xơ vải và ngôi sao vàng 5 cánh, tuy bị dứt ra khỏi nền đỏ cờ, nhưng vẫn trung trinh bám đầu cánh...
Trong ảnh là cảnh kéo cờ cũ xuống để thay cờ mới
Tôi, cũng đứng nghiêm cùng Thiện nhìn lên lá cờ bay phần phật mùi vải mới, kiêu hùng nở bung trên nền trời ban trưa, tự dưng nắng bừng xanh thẳm. Nhìn bên cạnh, những người lính đủ tuổi trẻ già của Lữ đoàn 146 làm nhiệm vụ phục vụ Hậu cần cho Đoàn Công tác, dù quần cộc - áo ba lỗ đang dọn dẹp, cũng dừng tay, đứng nghiêm trang, dưới cái bóng đổ dài của người lính trẻ chưa đủ tuổi 20 lần đầu đi biển.
Tôi gượng níu lan can, dò từng bước giữa nghiêng ngả gió, như muốn giằng tay ném xuống biển, đi về phía sau tàu nhìn lên nóc đài chỉ huy: Lá cờ đã tướp táp, đường may phía ngoài bị bung, xước từng xơ vải và ngôi sao vàng 5 cánh, tuy bị dứt ra khỏi nền đỏ cờ, nhưng vẫn trung trinh bám đầu cánh...
Tự dưng tôi thấy nghẹn nơi ngực: Nơi địa đầu sóng gió, dù tướp táp gian nan, nhưng lá cờ vẫn bền gan chống chọi và kiên trung bay phần phật, như ý chí của dân tộc, của những người lính biển giữ Trường Sa...
Treo cờ Tổ quốc ở Trường Sa
Ngô Minh Thiện (19 tuổi, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM), là chiến sĩ Thông tin-Tín hiệu trên tàu HQ-571.
Tháng 2.1013, đang là sinh viên khoa Sư phạm Anh, Trường ĐH Kỹ thuật TP.HCM, Thiện xin nghỉ học, xung phong thực hiện nghĩa vụ quân sự tại địa phương và được điều về huấn luyện tân binh tại Trung tâm Huấn luyện 456, Vùng 4 Hải quân, chuyên ngành Thông tin-Tín hiệu.
Đến ngày 20.11.2013, Thiện được điều về tàu HQ-571.
Một tuần trước khi thực hiện đợt công tác thay thu quân - chuyển hàng Tết ngoài Trường Sa, mẹ Thiện là chị Võ Thị Út (41 tuổi, đang làm tạp vụ ở Thủ Đức), lật đật đi xe đò, lỉnh kỉnh mang đồ ăn thức uống, ra tận Cam Ranh thăm cậu con trai bởi lo lần đầu đi biển, con không quen sẽ mệt. Ở với con 1 ngày đêm, chị lại tất tưởi ra xe đò về lại nơi làm việc, còm cõi từng đồng lương tạp vụ nuôi cậu con trai thứ hai đang học lớp 8.
Tàu nhổ neo rời bến, ra khỏi vịnh Cam Ranh là chống chọi với các cấp sóng gió tăng dần khiến không chỉ các chiến sĩ mới nhập ngũ lần đầu tiên ra làm nhiệm vụ tại Trường Sa, mà ngay sĩ quan - quân nhân chuyên nghiệp đã có "thâm niên" cả chục năm đi đảo - ở đảo cũng nằm bẹp, suốt 3 - 4 ngày liền. Nhà bếp nấu cháo đưa tận phòng, nhưng rồi cũng lại... mang về, hoặc người ăn nhưng... cá biển hưởng.
Thiện cũng vậy! Vật vã vì say sóng, nằm bẹp ra sàn tàu, nôn mật xanh mật vàng và trong tâm thức cậu con trai mới rời ghế nhà trường lần đầu tiên đi xa, vẫn chỉ có mẹ. Thế nên, khi say quá, cậu còn nấc gọi "Mẹ ơi!", khiến cán bộ chiến sĩ trên tàu thay nhau cắt cử chăm sóc, động viên suốt 3 - 4 ngày liền.
...Kéo cờ mới lên
Nghiêm trang kéo cờ
Ấy thế nhưng, khi tàu vào neo tại vùng hồ đảo chìm Đá Tây tránh trú sóng gió, bớt chao đảo - dập dềnh - sang lắc là Thiện gượng dậy, lần vách ngăn xuống bếp giúp Tổ phục vụ, rồi làm các công việc khác. Nghe đồng đội có kinh nghiệm động viên "Đi lại nhiều cho quen, dần sẽ dạn dày", Thiện càng ham làm và tất tưởi hết tầng dưới lên tầng trên đôn đốc, dọn dẹp vệ sinh hoặc đơn giản là giúp các anh chia việc.
Nghe Thuyền phó Nguyễn Ngọc Viễn nhắc việc thay cờ Tổ quốc, ngay khi dừng lại Đá Tây, Thiện thoăn thoắt thay quân phục, lên buồng chỉ huy nhận cờ, một mực: "Việc của ngành Thông tin, xin để dành cho em!" và đề đạt: "Đời con người, có phải ai cũng được treo cờ Tổ quốc ở Trường Sa?".
Chào cờ
Thiện đút lá cờ mới vào ngực áo yếm Hải quân, lần lan can trèo lên nóc đài chỉ huy và đứng nghiêm dưới chân cột, giơ tay ngang vành mũ chào lá cờ bạc màu, tướp táp trên đỉnh, xong mới gỡ dây kéo xuống.
Nhưng lấn bấn mãi không xong, bởi ròng rọc bên trong kẹt cứng do nước biển, cờ lại quấn mấy vòng vào dây cờ số 2 bên cạnh. Bặm môi vài giây, cậu bỏ mũ dải buộc vào lan can, chui vào ống lồng trèo lên tận đỉnh cột, vươn tay gỡ từng vòng cờ quấn vào dây do gió bão, xong mới vội vã leo xuống, gỡ cờ.
Giữa lồng lộng gió, phải khó khăn lắm và mất gần nửa tiếng đồng hồ, việc gỡ cờ cũ, lồng cờ mới vào dây thừng, buộc chặt 2 đầu bằng dây thép nhỏ mới hoàn thành. Và... Thiện đứng thẳng người, mắt nhìn cờ, nghiêm trang kéo chầm chậm lá cờ Tổ quốc đỏ thắm vàng tươi sao 5 cánh, lên đỉnh cột cờ thiêng.
Khi đã buộc dây cờ chắc chắn, Thiện lại đứng nghiêm chào cờ, xong mới gượng nhẹ làm động tác gấp cờ.
Tôi - cũng đứng nghiêm cùng Thiện nhìn lên lá cờ bay phần phật mùi vải mới, kiêu hùng nở bung trên nền trời ban trưa, tự dưng nắng bừng xanh thẳm.
Nhìn bên cạnh, những người lính đủ tuổi trẻ già của Lữ đoàn 146 làm nhiệm vụ phục vụ Hậu cần cho Đoàn Công tác, dù quần cộc - áo ba lỗ đang dọn dẹp, cũng dừng tay, đứng nghiêm trang, dưới cái bóng đổ dài của người lính trẻ chưa đủ tuổi 20 lần đầu đi biển.
Với tôi, sự gần gũi ở Thiện đã trở thành kính trọng, khi chứng kiến em nghiêm cẩn thay cờ. Sự kính trọng không phải dành cho người lớn tuổi, mà là con đường em đã chọn, dù vất vả gian nan, nhưng thực sự "được làm người có ích" - như em từng tâm sự.
Và tôi tin điều ấy là sự thật, giống như tin vào màu cờ thắm sáng bừng trong mắt em long lanh, buổi trưa trên biển Trường Sa.
Tổ quốc - mùa Xuân trường tồn ở những người trẻ như thế, ngay địa đầu biên đảo Trường Sa.
Theo TNO
Trao tặng máy lọc nước tinh khiết cho Trường Sa Ngày 24.10, anh Nguyễn Quang Thông, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Tổng biên tập BáoThanh Niên đã đến thăm Vùng 4 Hải quân và huyện Trường Sa (Khánh Hòa). Báo Thanh Niên đã trao tặng bộ đội Trường Sa 14 máy lọc nước tinh khiết, tổng trị giá trên 160 triệu đồng cho Lữ đoàn 146 (ảnh); trao...