Cơ thể “trục trặc” thời giao điểm xuân – hè
Thời điểm giao mùa giữa xuân – hè là giai đoạn thời tiết có nhiều biến động. Đặc biệt, nhiệt độ trong ngày có thể dao động mạnh trên 10 độ C.
Tiêm chủng là điều cần thiết để phòng bệnh khi độ ẩm cao. Ảnh minh họa
Trong khi đó, đây cũng là lúc độ ẩm cao, có thể lên 90 – 100%. Theo PGS. TS Nguyễn Huy Nga – nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, những biến động thời tiết này gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sống và sức khỏe con người.
Lý giải về điều này, chuyên gia cho biết, cơ thể chúng ta đã quá quen với một mức nhiệt độ, độ ẩm nhất định. Do đó, khi có biến động mạnh, cơ thể không kịp điều tiết để thích nghi với sự dao động của nhiệt độ, độ ẩm.
“Sự trục trặc cơ chế tự điều chỉnh đó ảnh hưởng rất lớn đến hệ miễn dịch và cơ xương của chúng ta. Khi hệ thống tự điều chỉnh của cơ thể gặp khó khăn, bệnh có thể xuất hiện”, PGS Nga cảnh báo.
Cụ thể, khi độ ẩm cao, cơ thể có khả năng gặp khó khăn trong việc điều chỉnh nhiệt độ bên trong. Cơ chế bay hơi mồ hôi bị cản trở. Khi đó, mồ hôi không thể bay hơi và khiến cơ thể cảm thấy nóng, bức bối.
Đồng thời, xảy ra hiện tượng đổ mồ hôi nhiều, các hệ thống tuần hoàn hô hấp khiến cơ thể nhanh mệt mỏi. Chuyên gia này nhấn mạnh, tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều có thể gây mất nước và các chất hóa học cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Khi đó, cơ thể dễ rơi vào trạng thái nguy hiểm.
Video đang HOT
Trong khi đó, nhiệt độ và độ ẩm mùa xuân – hè thuận lợi cho côn trùng phát triển. Ruồi, muỗi bị ức chế sinh sản trong mùa đông. Thời điểm này, chúng sẽ sinh sản mạnh và tham gia “tích cực” vào quá trình truyền bệnh.
“Sự dao động của nhiệt độ và độ ẩm cao cũng làm cho các loại thực phẩm dễ hư hỏng. Bởi, các loài vi sinh vật và nấm mốc sinh sôi nảy nở, gây ngộ độc thực phẩm. Hơi nước trong không khí hút các chất độc như formaldehyde rồi đưa vào phổi. Từ đó, gây kích thích hệ thống hô hấp. Khi ngấm vào máu sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể”, PGS Nga giải thích.
Bên cạnh đó, thời điểm này cũng là mùa các loài hoa nở và phấn hoa phát tán mạnh trong không khí. Những người cảm sẽ dị ứng với phấn hoa, lên cơn đau thắt, co thắt cơ quan hô hấp.
PGS Nga cảnh báo, thời điểm giao mùa xuân – hè là lúc dễ bùng phát các bệnh truyền nhiễm như: Covid-19, thủy đậu, sởi, cúm mùa, cúm gia cầm, tay chân miệng, tả, lỵ, thương hàn, đau mắt đỏ.
Ngoài ra, một số bệnh lây qua côn trùng cũng dễ xuất hiện trong thời gian này, bao gồm: Sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản. Tình trạng dị ứng phấn hoa cũng có thể gây các bệnh như viêm da, viêm kết mạc dị ứng.
Để phòng bệnh, chuyên gia khuyến cáo, người dân cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân như: Rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh cũng như khi ra đường, súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn, thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh da.
Vệ sinh nhà cửa, thông thoáng nơi ở, sàn nhà, tay vịn cầu thang, nắm đấm cửa, vệ sinh đồ dùng cá nhân, đồ chơi trẻ em.
“Tiêm chủng đầy đủ vắc-xin theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Tăng cường sức khỏe bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ chất, bổ sung các loại rau quả giàu vitamin, rèn luyện thân thể thường xuyên, bảo đảm an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi.
Đảm bảo vệ sinh môi trường. Khi có các triệu chứng bất thường như sốt, ho, tiêu chảy, cần đến cơ quan y tế để được khám và điều trị kịp thời”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga khuyến cáo.
Cẩn trọng với các bệnh truyền nhiễm trong bối cảnh COVID 19
Trong một năm qua, COVID-19 đã trở thành kẻ thù chung của sức khỏe toàn cầu, COVID-19 không chỉ gây nên những thiệt hại trực tiếp mà còn ảnh hưởng gián tiếp đối với sức khỏe con người, làm tăng nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm khi các chương trình tiêm chủng bị gián đoạn.
Sáng ngày 16/11, tại TP.HCM, hội Bác sĩ gia đình thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm "Tầm quan trọng của việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm trong bối cảnh COVID-19" với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dịch tễ, bệnh truyền nhiễm...
Buổi Tọa đàm đã cung cấp những lưu ý về tầm quan trọng của việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và cả người lớn để hạn chế nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trước tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn đang tiếp tục diễn biến phức tạp.
Nguy cơ gánh nặng kép
Theo thông tin từ các chuyên gia trong buổi tọa đàm, WHO và UNICEF đã cảnh báo về số trẻ em được tiêm các vắc-xin thiết yếu trên toàn thế giới đã giảm xuống một cách đáng báo động. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự gián đoạn trong vận chuyển và dịch vụ tiêm chủng gây ra bởi đại dịch COVID-19. Theo các số liệu thống kê mới của WHO và UNICEF, có ít nhất 30 chiến dịch tiêm vắc-xin sởi đã không được thực hiện hoặc có nguy cơ bị hủy, điều này có thể dẫn đến sự bùng phát bệnh sởi vào năm 2020 và những năm sau đó.
Theo một cuộc khảo sát nhanh mới do do UNICEF, WHO và Gavi thực hiện hồi giữa năm thì 3/4 trong số 82 quốc gia tham gia khảo sát báo cáo rằng các quốc gia này có những gián đoạn trong chương trinh tiêm chủng do COVID-19 gây ra; cụ thể theo thông tin từ WHO có tối thiểu 80 triệu trẻ em dưới một tuổi ở 68 đang có nguy cơ mắc các bệnh như bạch hầu, sởi và bại liệt do các chương trình tiêm chủng bị gián đoạn; nếu tiếp tục không được tiêm chủng, tiêm thiếu mũi hoặc tiêm muộn so với lịch khuyến cáo, trẻ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao khi hiệu quả miễn dịch không được đảm bảo.
Tiêm đúng - tiêm đủ để được bảo vệ
Sự gián đoạn các chương trình tiêm chủng là điều đáng báo động, sự gián đoạn có thể làm gia tăng số người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác và có khả năng làm tăng nguy cơ bùng phát thành các làn sóng bệnh trong cộng đồng, tạo nên gánh nặng kép bên cạnh COVID-19.
Ts. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO phát biểu. "Đại dịch đã làm cho những tiến bộ này đứng trước nguy cơ. Những bệnh tật và tử vong ở trẻ em do không được tiêm vắc-xin thường xuyên còn nhiều hơn do COVID-19. Điều này không đáng phải xảy ra. Vắc-xin có thể được vận chuyển một cách an toàn ngay cả trong thời gian dịch bệnh và chúng tôi kêu gọi các quốc gia hãy đảm bảo tiếp tục chương trinh tiêm chủng thiết yếu"
PGS.TS.BS Trần Ngọc Hữu nguyên viện trưởng viện Pasteur TP.HCM chia sẻ trong buổi tọa đàm
Theo PGS.TS.BS Trần Ngọc Hữu nguyên viện trưởng viện Pasteur TP.HCM chia sẻ trong buổi tọa đàm "tầm quan trọng của việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm trong bối cảnh COVID-19" do hội Bác sĩ gia đình TP.HCM tổ chức cho biết: "Tiêm chùng thực sự có vai trò quan trọng đối với nỗ lực y tế dự phòng của toàn xã hội. Việt Nam ta trong nhiều năm qua đã triển khai tốt và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp từ chương trình tiêm chủng mở rộng, giúp giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm thường gặp.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để hiệu quả miễn dịch được đảm bảo trong bối cảnh dịch COVID-19 còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ngoài việc đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19, Bộ Y tế... người dân cần chú ý đảm bảo tiêm đủ mũi, tiêm tủ liều và tiêm đúng lịch theo lịch tiêm chủng đặc biệt là các cột mốc tiêm chủng quan trọng ở trẻ nhỏ.
Song song đó người trưởng thành và người lớn tuổi vẫn có nguy cơ cao bị ảnh hưởng sức khỏe bởi các bệnh như: cúm mùa, thủy đậu, bệnh do phế cầu... nếu không được tiêm phòng cũng như thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cần thiết và đúng cách.
Mùa cúm lại bắt đầu, bác sĩ Collin khuyến cáo bố mẹ làm điều này để phòng tránh nhiễm cúm cho con Đến hẹn lại lên, cứ vào thời điểm giao mùa, dịch cúm lại xuất hiện, gây ra biết bao nỗi lo cho các bậc phụ huynh. Ho và nghẹt mũi là những dấu hiệu dễ thấy ở trẻ nhỏ khi bị cúm mùa. Khi dịch cúm vào mùa, cha mẹ càng không thể coi thường vì bé yêu của bạn có thể là...