Có thể thu hẹp âm đạo chỉ bằng… tập luyện
Ngoài việc giúp âm đạo ôm khít lấy “cậu bé” hơn khi quan hệ, việc tập luyện còn khiến bạn dễ dàng “lên đỉnh”.
Chỉ với một bài tập rất đơn giản sau đây, sau 1 tháng, bạn sẽ nhận ngay sự khác biệt…
Bạn là phụ nữ và âm đạo là một bộ phận rất quan trọng của nữ giới nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về nó chưa?
1. Nó chỉ là một phần của bộ phận sinh dục
Hầu hết chúng ta đều dùng từ âm đạo để nói về bộ phận sinh dục của phụ nữ. Nhưng về mặt chuyên môn, từ này chỉ mô tả một ống hẹp chạy bên trong cơ thể bạn từ âm hộ (bộ phận mà chúng ta có thể nhìn thấy, gồm có môi lớn, môi bé, âm vật và đáy chậu cho đến cổ tử cung ( phần dưới của tử cung).
2. Âm đạo ở phụ nữ thường có hình dáng giống nhau
Ở phía bên trong thì đúng là như vậy. Điều thật sự khác biệt ở đây là âm hộ. Các bộ phận của âm hộ: Âm vật có kích thước từ 2,5 – 3 cm (bao gồm cả lỗ tiểu), môi lớn dài khoảng 7,5 cm, môi bé – có hình giống cánh bướm – có thể nằm giấu mình ở bên trong hoặc trồi ra ngoài môi lớn.
Video đang HOT
Môi âm hộ của hầu hết phụ nữ không hoàn toàn cân xứng – bên này to hơn bên kia.
3. Vùng xung quanh âm đạo thường có màu khác
Màu của âm đạo không nhất thiết phải giống với màu da trên phần còn lại của cơ thể. Nhiều phụ nữ da trắng có môi âm hộ màu nâu hoặc tía trong khi phụ nữ da màu tối có thể có âm hộ sáng màu hơn.
Bên cạnh đó, ngay trong âm đạo, các bộ phận khác nhau cũng có thể khác màu nhau. Chẳng hạn, môi âm vật có màu tối nhưng đáy chậu lại có màu sáng.
4. Thành âm đạo có những nếp gấp
Thông thường, thành âm đạo nằm ép vào nhau nhưng khi chúng cần mở ra – để đưa tampon hoặc “cậu bé” vào – các bên sẽ tách và mở rộng ra, giống như một chiếc ô mở ra hoặc một chiếc váy xếp li xòe rộng vậy.
Âm đạo thường có thể mở rộng hơn 1 – 5 cm, và thậm chí hơn thế khi em bé chào đời.
5. Việc quan hệ không làm nó giãn ra…
Như đã giải thích ở trên, âm đạo có khả năng đàn hồi đáng kinh ngạc và có thể giãn rộng ra để thích hợp với bất kỳ kích cỡ nào của “cậu bé” rồi trở lại kích cỡ bình thường sau khi quan hệ.
Tuy nhiên, nếu bạn sinh con thì đó lại là vấn đề khác. Một số bà mẹ cho biết họ cảm nhận thấy âm đạo rộng hơn sau khi sinh. Nhưng thật may, bạn có thể thu hẹp âm đạo bằng bài tập dành riêng cho nó (xem ở mục 6.
6. Thực hiện bài tập dành riêng cho âm đạo có thể giúp nó thu hẹp lại
Cũng giống như việc tập luyện cơ bắp sẽ giúp cánh tay bạn săn chắc, việc tập luyện cơ mu cụt (pubococcygeus) – loại cơ chính của phần xương mu (bộ phần gần cơ quan sinh dục) – có thể làm âm đạo thu hẹp. Ngoài việc giúp âm đạo ôm khít lấy “cậu bé” hơn khi quan hệ, việc tập luyện còn khiến bạn dễ dàng “lên đỉnh”.
Cách tập luyện như sau: Thít chặt âm đạo như thể bạn đang cố gắng nhịn đi tiểu, giữ như thế trong 10 phút rồi thả ra. Thực hiện 20-40 lần/ngày chia đều ra hai thời điểm khác nhau (mỗi thời điểm 10-20 lần), bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt chỉ trong vòng 1 tháng.
7. Nó chứa đầy vi khuẩn
Đừng vội hoảng sợ bởi đó là loại vi khuẩn giúp có lợi, giúp kiểm soát các vi sinh vật có hại, từ đó ngăn chặn nguy cơ bị viêm nhiễm cho bạn. Một trong những vi khuẩn có lợi là lactobacilli, còn được tìm thấy trong sữa chua.
Trên thực tế, một số bác sỹ phụ khoa cho biết bạn có thể chữa bệnh viêm âm đạo do nấm bằng cách đưa một thìa súp chứa sữa chua và mẻ cấy vi khuẩn sống vào trong âm đạo (để một ít lên tampon và đẩy nó vào trong).
Theo aFamily
Bị viêm âm đạo phải đốt cổ tử cung mới có con được?
Em đi khám bác sĩ phụ khoa kết luận em bị viêm âm đạo phải đốt cổ tử cung nếu không sẽ không có con được. Có phải thế không ạ?
Em cũng có dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ và viên chống viêm nhiễm. Nhưng em sợ phụ nữ có dấu hiệu có thai không nên dùng thứ ấy. Vậy nên em đã ngừng dùng rồi. Em bị chậm chu kỳ kinh so với tháng trước là 20 ngày. Trước đó em có thử que nhưng không thấy dấu hiệu có thai. Vậy là như thế nào ạ? (M. D)
Trả lời:
M. D thân mến!
Viêm âm đạo xảy ra khi vi trùng thường trú âm đạo bị biến đổi do tác nhân bên ngoài đưa vào (nhiễm vi sinh từ ngoài) hay do thay đổi môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh hoạt động.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo: vi sinh, ký sinh trùng, dị vật hay rối loạn cân bằng nội tiết sinh dục. Viêm do tác nhân vi sinh bao gồm nấm men Candida (albican hay non-albican), nguyên sinh động vật Trichomonas vaginalis và tạp trùng (Bacterial vginosis) là nguyên nhân thường gặp nhất.
Viêm âm đạo cũng có thể do các nhóm tác nhân gây bệnh lây qua đường tình dục như HSV, HPV, lậu, giang mai... Thường nhóm này sẽ gây những sang thương đặc hiệu trên vùng sinh dục, triệu chứng viêm âm đạo có thể điển hình hay không điển hình.
Tuy nhiên, không phải cứ bị viêm nhiễm âm đạo là phải đốt cổ tử cung như bạn nói. Ngay cả khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thì cũng không phải trường hợp nào cũng được bác sĩ chỉ định đốt điện hoặc laze, bởi việc đốt sẽ làm cho cổ tử cung bị xơ cứng, khó cho việc mang thai và sinh đẻ.
Tốt nhất khi bị viêm nhiễm âm đạo, bạn nên đến chuyên khoa sản của bệnh viện để làm xét nghiệm và điều trị. Nhiều phụ nữ đang mang thai vẫn bị viêm nhiễm, trong trường hợp này không được tự ý dùng thuốc uống, bôi, đặt, mà phải được bác sỹ thăm khám, làm xét nghiệm, tư vấn và trị liệu. Viêm nhiễm trong khi mang thai rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi và cả sức khỏe của người mẹ nữa, vì vậy càng cần được theo dõi và điều trị kịp thời.
Có thể quá trình viêm nhiễm cũng làm cho chu kỳ kinh thay đổi bởi những tác dụng phụ của thuốc và những thay đổi của môi trường âm đạo. Để biết chính xác mức độ viêm nhiễm và tình trạng bầu bí của mình, bạn hãy đến cơ sở y tế làm các xét nghiệm nhé.
Chúc bạn hạnh phúc.
Thân ái!
Theo Alo
Phụ nữ rối loạn vì "chuyện ấy" Những phản ứng bất thường không tốt của cơ thể khiến phụ nữ rối loạn và lo lắng. Cũng như nam giới, ở phụ nữ cũng có rối loạn chức năng tình dục, thường biểu hiện bằng khó chịu ở vùng bụng dưới hoặc đau khi giao hợp. Rối loạn các chức năng tình dục ở phụ nữ có thể do có những...