Có thể sống sung túc và hạnh phúc với khoản chi tiêu chưa đến 3 triệu đồng/tháng theo phương thức tối giản
Kiếm đủ tiền để chi tiêu là điều tốt, nhưng tôi không thể tiết kiệm được chút tiền nào.
Tôi nghĩ xung quanh mình chắc chắn sẽ có nhiều người như tôi.
Tôi 29 tuổi, lương tháng 4.500 NDT (tương đương khoảng gần 16 triệu đồng). Với số tiền này, tôi có thể tự lo cho cuộc sống của chính mình. Nhưng, tôi luôn biết rằng, kiếm đủ tiền để chi tiêu là điều tốt, nhưng tôi không thể tiết kiệm được chút nào. Tôi nghĩ xung quanh chắc chắn có nhiều người như tôi.
Nhưng sau này tôi mới phát hiện ra rằng mình đã nhầm. Có những người sống rất đơn giản mà vẫn hạnh phúc, tôi đã nghĩ họ hẳn phải có rất nhiều tiền, nhưng thực ra họ đang âm thầm tích cực tiết kiệm ít tiền!
Tôi luôn nghĩ với thu nhập của mình, nếu muốn tiết kiệm ít tiền thì phải sống đạm bạc và chất lượng cuộc sống sẽ giảm sút.
Sau khi tập trung tiết kiệm ít tiền, tôi nhận ra rằng mình thực sự không cần nhiều tiền cho chi phí sinh hoạt trong một tháng như đã tưởng.
Tôi đã cố gắng chi tiêu 800 NDT/tháng (tức chưa đến 3 triệu đồng). Nhưng điều bất ngờ nằm ở chỗ, tôi không chỉ thấy đủ mà còn thấy mình đang sống rất tốt. Ít nhất tôi luôn thấy thoải mái và khỏe mạnh, hạnh phúc.
Nếu bạn muốn sống một cuộc sống đơn giản và tiết kiệm ít tiền, bạn cũng có thể xem phương pháp tiết kiệm cuộc sống tối giản của tôi!
01. Ăn một mình
Bây giờ tôi phải tự nấu tất cả các bữa ăn. Trước đây, khi lười biếng, tôi sẽ gọi đồ ăn gói về hoặc đi ăn ở nhà hàng với bạn bè. Bây giờ tôi tự mua và nấu. Tôi tự nấu cả ba bữa một ngày và mua rau theo thực sự rất rẻ, bạn có thể ăn trong vài ngày chỉ với mười hoặc hai mươi nhân dân tệ.
Trước đây tôi thường gọi đồ ăn góiđi vào buổi trưa tại nơi làm việc, nhưng bây giờ tôi gói theo đồ ăn và hâm nóng trong lò vi sóng vào buổi trưa, vừa tốt cho sức khỏe vừa tiết kiệm ít tiền. Đồng thời tôi thấy ăn đồ ăn nấu ở nhà cho mình cảm giác lành mạnh, chất lượng hơn.
Sau 1 thời gian, tôi cũng cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng hơn, không những tiết kiệm ít tiền, khỏe mạnh mà còn giảm cân nữa.
02. Thay đổi gói điện thoại di động về gói thấp nhất
Video đang HOT
Bây giờ, tôi hiếm khi sử dụng điện thoại di động để gọi điện. Về cơ bản, tôi chỉ sử dụng dịch vụ gọi thoại và video. Gói trước quá đắt nên tôi đã đổi sang gói đảm bảo 19 NDT (gần 70.000 đồng) với dữ liệu 210G.
Từ 59 NDT/tháng (hơn 200.000 đồng) ban đầu xuống còn 19 NDT đã giúp tôi tiết kiệm được 40 NDT/tháng (chừng 140.000 đồng), tức là 480 NDT/năm (gần 2 triệu đồng).
03. Không uống trà sữa, đồ uống, cà phê
Trên thực tế, không có cô gái nào không thích uống cà phê, đồ uống và trà sữa. Những thứ này có thể mang lại cho chúng ta giá trị tinh thần trong chốc lát. Nhưng thực sự bạn rất dễ rơi vào “hiệu ứng latte”. Bạn sẽ nghiện sau khi uống nó, và việc mua nó liên tục không chỉ khiến bạn tăng cân mà ví của bạn còn dễ trống rỗng một cách vô hình.
Nếu được yêu cầu không uống trà sữa trong một tháng, bạn có thể cảm thấy thất vọng, nhưng khi kiên trì lâu dài, bạn sẽ thấy rằng không uống trà sữa thực sự rất tốt.
Tôi luôn mang theo cốc nước của riêng mình khi đi ra ngoài. Thỉnh thoảng tôi bỏ ra 5 NDT (chưa tới 20.000 đồng) để mua hai quả chanh và pha với một ít mật ong. Nước chanh tự làm là lý tưởng nhất cho mùa hè và có thể uống trong một tuần, rất tiết kiệm.
04. Thay vì lái xe, hãy di chuyển bằng tàu điện ngầm hoặc các phương tiện công cộng khác
Mặc dù di chuyển bằng ô tô rất thuận tiện nhưng bạn đã bao giờ tính toán rằng lái xe và đi xe đạp đắt hơn phương tiện công cộng chưa? Khi phát hiện nhiều đồng nghiệp xung quanh đi tàu điện ngầm và xe buýt, tôi đã dừng lái xe.
Tôi trả lại xe cho bố và bắt đầu di chuyển theo phong cách tối giản. Tôi bắt xe buýt đi làm và thỉnh thoảng đi tàu điện ngầm. Trong vòng một tháng, tôi đã tiết kiệm được rất nhiều tiền đi lại. Và tôi thấy rằng việc đi xe buýt hoặc tàu điện ngầm không làm tôi chậm lại, ngược lại còn giúp tôi ý thức hơn nữa về thời gian (buộc phải tuân thủ để tránh đi muộn), đồng thời giúp sức khỏe cải thiện hơn rất nhiều.
05. Đừng mua đồ ăn nhẹ
Tôi không phải ngoại lệ khi cũng đặc biệt thích đồ ăn vặt vô cùng. Đó cũng là lý do tôi không thể tiết kiệm mỗi lần đi siêu thị.
Về cơ bản, một gói đồ ăn nhẹ bạn muốn mua cũng có giá khoảng 10 NDT (khoảng 30.000 – 35.000 đồng). Thế nên chỉ cần mua 1 vài gói là cũng bằng tiền ăn cho vài ngày rồi. Vì thế, tôi từ bỏ thói quen ăn vặt và thay thế bằng trái cây.
06. Mua hoa quả phù hợp
Đừng mua hoa quả một cách bừa bãi. Hãy nhớ chỉ mua trái cây theo mùa tại địa phương, không mua trái cây nhập khẩu, giá thành quá cao mà chất lượng chưa chắc đã ngon bằng.
07. Vẫn mặc bộ đồ mùa hè năm ngoái
Hè này tôi chưa mua quần áo nào. Trên thực tế, nhiều người có tâm lý cảm thấy quần áo năm ngoái không còn phù hợp với mốt của năm nay.
Tuy vậy bạn cần biết rằng, mặc cảm tự ti của bạn hoàn toàn là do bạn tự áp đặt. Bạn vẫn có thể mặc quần áo của năm ngoái, miễn là bạn nghĩ chúng còn mới, điều đó hoàn toàn ổn. Và không mua quần áo thực sự tiết kiệm ít tiền. Nhưng đương nhiên, chúng ta không thể ngừng mua chúng hoàn toàn. Thay vào đó, chúng ta có thể giảm tần suất mua chúng, đủ để mặc là được.
Giờ đây, tôi chỉ tiêu 800 NDT/tháng (hơn 3 triệu đồng). Mặc dù trong mắt người khác, đó là cảm giác keo kiệt, nhưng đối với tôi, ăn uống thoải mái và lành mạnh, nhẹ nhàng thì chẳng có gì sai cả. Hơn nữa, tôi cũng cảm thấy chất lượng cuộc sống của mình không hề giảm sút mà sức khỏe tinh thần lẫn thể chất còn tăng lên!
Bất chấp tiền lương không cao, cô gái mua được nhà trước tuổi 30 bằng cách tiết kiệm: Nếu bạn muốn hạnh phúc, hãy ngừng chi tiêu lãng phí
Tôi là một cô gái đã tự thân mua được nhà trước tuổi 30. Tôi hy vọng bạn cũng sớm sở hữu được căn hộ cho riêng mình.
*Bài viết là câu chuyện được chia sẻ trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc):
Với những người trẻ đi làm được vài năm, mua nhà gần như trở thành mục tiêu mà hết hết mọi người đều muốn chạm đến. Tuy nhiên, giá cả bất động sản đắt đỏ khiến nhiều người từ bỏ ước mơ này, thậm chí sẵn sàng thuê nhà cả đời.
Tôi hiểu cảm giác của họ, bởi tôi cũng từng hoang mang trên hành trình sự nghiệp và muốn bỏ ngang mục tiêu mua nhà. May mắn là tôi vẫn kiên trì trên con đường của mình. Đầu tháng 6 vừa qua, tôi đã hoàn thành các thủ tục mua bán nhà. Khi nghĩ đến khoảnh khắc được dọn vào nhà mới, tôi không khỏi thấy vui mừng và tự hào.
Tôi đã dùng dụm tiền mua nhà từ sau khi tốt nghiệp. Đó là một hành trình dài mà tôi không chỉ cần nỗ lực theo đuổi sự nghiệp mà còn là cách quản lý tài chính cá nhân.
1. Làm rõ ưu tiên tiêu dùng trong cuộc sống
Nhắc đến các ưu tiên tiêu dùng trong cuộc sống, tôi sắp xếp chúng theo thứ tự như sau: Thực phẩm> Nhà cửa> Phương tiện đi lại> Quần áo.
Cách chia theo nguyên tắc khoản nào phụ chi trước, theo thứ tự là: Việc thiện - Hưởng thụ - Bảo hiểm - Giáo dục - Đầu tư - Thiết yếu. Tỷ lệ phân chia sẽ phụ thuộc vào từng thời điểm cho thật phù hợp.
Chẳng hạn, nếu tôi kiếm được dưới 5.000 tệ (~17 triệu đồng), tôi chỉ có một ưu tiên duy nhất là mua thực phẩm. Dù có để dành được bao nhiêu tiền tiết kiệm thì bạn cũng không thể cứu được sức khỏe của mình. Do đó, tôi không bao giờ đối xử tệ với bản thân khi nói đến đồ ăn. Khi đi mua hàng, tôi sẽ lựa chọn mua thức ăn ở hàng quán tiêu chuẩn, đồng thời mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Nếu kiếm được 5.000 - 10.000 tệ (~ 17-35 triệu đồng), tôi có 2 ưu tiên trong mua sắm là thực phẩm và nhà ở. Khi đó, bên cạnh chi tiền mua thực phẩm giá trị, tôi có thể bắt đầu tìm kiếm căn nhà có điều kiện sống tiện nghi và ở gần nơi làm việc.
Nếu kiếm được 10.000 - 30.000 tệ (~ 35 - 105 triệu đồng), tôi mở rộng 3 ưu tiên trong mua sắm là thực phẩm, nhà ở và đi lại. Lúc này, tôi có thể thường xuyên bắt những chuyến xe về nhà, tăng thời gian nghỉ phép hàng năm sau giờ làm việc. Nếu thu nhập của tôi vượt quá 20.000 tệ (~70 triệu đồng), tôi có thể xin hộ chiếu và đi du lịch ở nước ngoài thường xuyên hơn.
Nếu kiếm được hơn 40.000 tệ (~140 triệu đồng), tôi đã đủ đáp ứng 4 ưu tiên là thực phẩm, nhà ở, đi lại và quần áo. Nếu kinh tế không dư dả, tôi sẽ không bao giờ nghĩ đến chuyện mua nhiều quần áo, giày dép, mỹ và phụ kiện. Nhưng nếu tôi có nhiều tiền, tôi sẽ mua bộ quần áo mình thích mà không nhìn giá, miễn là chúng có thể thay thế 1 bộ quần áo cũ nằm trong tủ.
2/ Ghi chép lại từng khoản tiêu dùng
Khi mới định cư ở thành phố mới, tôi luôn ghi lại chi tiết từng chi tiêu trong cuộc đời mình vào cuốn sổ nhỏ, đồng thời phân tích xem khoản nào phải chi hoặc không phải chi (hay còn gọi là tiêu xài vô ích). Thói quen này giúp tôi khắc phục 2 vấn đề:
- Nhầm lẫn giữa tiêu dùng và đầu tư
Đầu tư là bạn bỏ tiền và thu lại lợi nhuận từ số tiền bỏ ra. Trong khi đó, tiêu dùng là khoản chi mà bạn dùng để làm hài lòng chính mình và "một đi không trở lại".
Để nhanh chóng mua được nhà, tôi cần giảm số tiền chi cho tiêu dùng và tập trung chi tiền cho đầu tư. Bên cạnh đó, nếu đã xác định đầu tư vào một cái gì đó, chẳng hạn túi hiệu hoặc khoá học,... thì tôi cần xác định được tỷ suất sinh lời của chúng.
- Giảm tỷ lệ sai sót khi mua sắm và tránh lãng phí tiền bạc
Nếu những sản phẩm skincare mà tôi mua về nhưng không dùng đến, hoặc gây kích ứng cho da,... tôi sẽ tìm hiểu thành phần của chúng để lần sau không bỏ tiền phung phí,... Đó là những nguyên tắc cơ bản để tôi tránh sai sót khi mua sắm.
Bên cạnh đó, tôi còn bắt bản thân phải tự động trích 1 khoản tiền tiết kiệm hàng tháng, sau đó tính toán xem cần làm gì với chúng để tránh lãng phí công sức lao động. Tôi từng nghiên cứu phương pháp tiết kiệm 12 tháng hoặc 365 ngày nhưng tôi thấy nó khá phức tạp.
Phương pháp tiết kiệm của tôi giờ đơn giản hơn nhiều. Tầng một của toà văn phòng nơi tôi làm việc là ngân hàng. Lúc đó, các dịch vụ của ngân hàng số chưa phổ biến như hiện nay. Sau khi xác định rõ các ưu tiên tiêu dùng, chi phí hàng tháng và đầu tư còn lại bao nhiêu trong tổng thu nhập, mang hết đi gửi tiết kiệm. Khi số tiền trên tài khoản tiết kiệm càng nhiều, tôi càng cảm thấy hài lòng với cuộc sống.
Sau khi mua được nhà, tôi phát hiện ngày càng có nhiều người nhận ra niềm vui do quá nhiều vật chất mang lại chỉ là thoáng qua. Việc theo đuổi chủ nghĩa tiêu dùng cực đoan có thể khiến bạn không thể tiết kiệm, đồng thời tước đi niềm vui giản dị của cuộc sống. Nếu không biết tiết kiệm và chỉ chăm chăm mua sắm, chúng ta lầm tưởng mình sở hữu nhiều thứ nhưng thực chất lại đang bị đồ vật chiếm hữu.
Haruki Murakami từng nói, khi đi qua cơn giông bão, bạn không còn là con người cũ nữa. Tôi hy vọng chúng ta sau khi trải qua những thăng trầm của cuộc sống, những lần thiếu tiền và bão tố, thì bạn và tôi đều không còn là người tiêu dùng mù quáng, không có một đồng tiết kiệm như ban đầu nữa.
Hạnh phúc vẹn tròn trong ngôi nhà 2 thế hệ toàn là phụ nữ: Rộng 500m2, thiết kế tối giản, gam màu nhẹ nhàng Việc thiết kế và cải tạo lại căn nhà này mất trọn 2 năm của nữ chủ nhân. Nữ thiết kế 37 tuổi Yang Weili, sau khi kết thúc cuộc hôn nhân của mình đã quyết định xây dựng một căn nhà riêng ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc vào năm 2019. Tới năm 2021, Yang Weili cùng chị...