Có thể nuôi não người biết suy nghĩ ngoài cơ thể?
Madeleine Lancaster đặt tay lên bụng và nói: “Cũng được 6-7 tháng rồi đó, nhưng ý cô không phải là em bé, mà hàng trăm tế bào thần kinh đang được nuôi cấy.
Bên trong phòng thí nghiệm tế bào tại Cambridge (Anh) trị giá 212 triệu bảng, hành lang kính với màu sắc rực rỡ dường như kéo dài vô tận như cảnh phim viễn tưởng Hollywood. Ở góc nhỏ của riêng mình tại thiên đường không tưởng đối với giới khoa học, Madeleine cũng có ý tưởng bất khả thi không kém: biến da người thành tế bào não.
“Bộ não phát triển theo cơ chế giống như bào thai”, Madeleine nói. Theo đó, não được cung cấp máu và dinh dưỡng liên tục trong môi trường vô trùng. Cô mở phòng chứa lồng ấp, để lộ những đốm nhỏ trôi trong vũng chất lỏng màu hồng nhạt, giống như những miếng bỏng ngô. Tuy vậy, chúng có cấu trúc hoàn chỉnh bao gồm chát xám, tức tế bào thần kinh và chất trắng là mô mỡ, với từng vùng khác nhau như đại não, tiểu não… tương đương với mức phát triển của bào thai 9 tuần tuổi.
Hình chụp bộ não mini
Thực ra chế tạo não không quá phức tạp, chỉ mất vài tháng. Nguyên liệu bao gồm các tế bào từ bất kỳ bộ phận nào, mũi, gan hay thậm chí móng chân. Lancaster lấy nó từ các mẫu da được hiến tặng. Tuy nhiên chỉ có tế bào gốc mới phát triển thành mọi loại mô của cơ thể nên nhóm nghiên cứu phải dùng huyết thanh, giống như một loại cocktail protein đảo ngược quá trình phát triển và trẻ hóa mô thành tế bào non.
Video đang HOT
Sau vài tuần, tế bào lớn dần. Chúng chỉ bé như dấu chấm và manh nha phát triển thành phôi thai. Tiếp theo, chúng sẽ phát triển thành những tế bào khác nhau, trong đó có não. Chúng được đưa sang một đĩa cấy khác, và cho ăn protein ít đi. Các phần còn lại chết dần, chỉ còn lại tế bào não với sức sống dẻo dai.
Cuối cùng, phần não được tách ra nuôi cấy riêng trong môi trường giống như hộp sọ. Cuối cùng là chờ đợi. Sau 3 tháng, chúng to khoảng 4mm, chứa 2 triệu neuron. Các neuron này bắt đầu phát tín hiệu. Đây là một thành tựu cho thấy các neuron đang hoạt động. Trường hợp này giống như tế bào tim cấy năm 2013 có dấu hiệu muốn bơm máu.
Các khay nuôi cấy não
Tại thời điểm này, não do Lancaster nuôi cấy chưa có thể tư duy. Không rõ cơ chế phát sinh suy nghĩ của bộ não. Xét trên con người thì não cần kích thích từ môi trường bên ngoài. Vì vậy nếu không có cơ thể, não không thể phát triển bình thường. Tuy các neuron làm việc nhưng chúng không có mối liên kết với nhau. Có thể thấy điều đó ở những người mù bẩm sinh. Phần não nhận biết ánh sáng của họ không hình thành.
Tương tự nếu sử dụng điện não đồ, màn hình sẽ không hiển thị bất cứ điều gì. Sóng não được hàng triệu tế bào phát tín hiệu đồng bộ thông qua da đầu. Dù vậy, tạo ý thức cho não nhân tạo không phải là mục tiêu của Lancaster, mà cô đang cố giải đáp bí ẩn rằng tại sao con người lại khác tinh tinh tới vậy trong khi khác biệt gen chỉ là 1,2%.
Nhóm nghiên cứu đã cấy ghép não người lai tinh tinh và phát hiện não tinh tinh có ít neuron hơn, và thể tích nhỏ hơn. Có nghĩa là việc nuôi cấy này giúp họ không cần làm thí nghiệm vi phạm nhân đạo như thêm gen tinh tinh vào bào thai để phân tích theo kỹ thuật cũ.
Bên cạnh đó, còn một nhóm khác đang tìm cách cải thiện não bộ như tăng lượng máu. Thành công của Lancaster còn mở ra cánh cổng mới trong nghiên cứu các bệnh như tự kỷ, trong đó có cơ chế hoạt động thiếu cân bằng của neuron kích thích và neuron ức chế. Trước kia, việc nghiên cứu não trên người sống là bất khả thi.
Cuối cùng, giới khoa học đang nóng lòng để đạt tới mục tiêu nuôi cấy một bộ não hoàn chỉnh như của người thường. Nhưng lúc này, họ vẫn phải bằng lòng với những miếng “bỏng ngô” vì đó là kết quả khả thi nhất trong hiện tại.
Theo Danviet
'Họa' từ... người giúp việc
Nhà chị tôi là một tiệm áo quần gần chợ nên khá đông khách. Chị thuê Dung phụ bán hàng với vợ chồng chị. Dung không đẹp nhưng ăn nói nhỏ nhẹ, có duyên.
Một hôm, đi công chuyện về đột xuất, chị muốn té xỉu khi nhìn thấy chồng chị và Dung đang ôm nhau trong phòng riêng của chị vì họ sơ ý không đóng cửa. Dung bị nghỉ việc ngay lập tức. Chồng chị thú nhận do bị Dung quyến rũ. Anh nhận ra, thời gian qua Dung gây tình cảm với anh chẳng qua vì muốn bòn tiền của anh. Dĩ nhiên, chị tôi chẳng bận tâm tới lời biện minh của anh, nhưng từ đó, chị không dám thuê người giúp việc trẻ nữa.
Hàng xóm của tôi lại gặp "họa" với người giúp việc trong một tình huống khác. Chẳng biết cô bé giúp việc nhà chị làm thế nào mà cậu con trai thuộc dạng công tử bột của chị say như điếu đổ. Sau một thời gian, thấy con mình với cô bé giúp việc có vẻ khăng khít với nhau, chị cho cô bé nghỉ việc để phòng "hậu họa". Không ngờ, con chị bỏ nhà theo cô bé ấy luôn và còn dọa tự tử nếu chị không cưới cô bé ấy cho nó. Chị cứ lần lữa, tìm cách "hoãn binh" chứ chiều theo con thì chị không muốn, mà con chị làm liều thì chị sống sao nổi?
Chị hàng xóm của tôi thì khốn khổ hơn. Chồng chị lăng nhăng, rồi có con rơi bên ngoài nhưng chị giấu không cho ai biết. Thế nhưng, những lúc vợ chồng cãi vã, to tiếng với nhau, cô giúp việc nghe thấy và... vui miệng kể lại với hàng xóm, dù cô ta không ác ý bêu xấu nhà chủ. Không may, chuyện đến tai cha mẹ chị khiến mọi việc trở nên ầm ĩ. Chồng chị đòi ly dị vì chị đã làm xấu mặt anh. Rốt cục, gia đình chị có nguy cơ tan vỡ chỉ vì... người giúp việc chứ không phải vì chồng chị có lỗi.
Người giúp việc có khi là cánh tay trái, tay phải của chủ nhà. Có chủ nhà toàn tâm toàn ý lo cho sự nghiệp cũng là nhờ người giúp việc. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít trường hợp mà người giúp việc thực sự là tai họa cho gia chủ, tạo nên những mảng màu tối cho bức chân dung của nghề giúp việc.
Khi tôi liên lạc với một số dịch vụ cung cấp người giúp việc nhà, người của trung tâm dịch vụ bảo: "Chúng tôi chỉ cung cấp người làm với lai lịch rõ ràng, đáp ứng yêu cầu công việc của chị chứ không dám đảm bảo tính tình, tâm địa người đó thế nào...". Lời "cảnh báo" này không phải là vô lý, vì vậy, ngoài việc gia chủ phải đề phòng cẩn thận, còn lại... gặp được người giúp việc tốt hay xấu có lẽ tùy thuộc vào chuyện... hên xui thôi!
Theo Tintuc
Nghiên cứu mới: Con thông minh tại mẹ Một nghiên cứu mới đây cho thấy trí thông minh của trẻ được di truyền từ người mẹ. Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã biết rằng trí thông minh là yếu tố có thể di truyền. Tuy nhiên, tới gần đây, họ vẫn tin rằng trí thông minh của một đứa trẻ phụ thuộc vào cả bố lẫn mẹ. Thực tế, một...