Có thể ngăn ngừa thoái hóa khớp?
Thoái hóa khớp thông thường là hậu quả của quá trình lão hóa. Khi giải thích như vậy, có một số bệnh nhân đã đặt câu hỏi ngược lại: vậy có cần thiết phải phòng ngừa thoái hóa khớp hay không vì chúng ta không thể ngăn cản tuổi già đến?
Câu trả lời là chúng ta không thể ngăn tuổi già, nhưng hoàn toàn có thể làm chậm quá trình lão hóa và thoái hóa khớp bằng việc thay đổi hành vi trong sinh hoạt hàng ngày, cũng như biết cách chăm sóc tốt cho sụn khớp.
Cần chăm sóc sụn khớp từ sớm để ngăn ngừa thoái hóa khớp
“Thoái hóa khớp đôi khi không gây đau nhiều, nhưng đôi khi rất đau làm bệnh nhân bị tàn phế. Nhưng vì chúng ta không biết ai sẽ đau nhiều và ai sẽ đau ít trong tương lai một khi khớp bị thoái hóa nên việc điều trị ngăn ngừa là cần thiết”.
ThS. BS. Tăng Hà Nam Anh
Sụn khớp hư hại – căn nguyên của thoái hóa khớp
Trước hết, thoái hóa khớp là tình trạng hư hại sụn khớp không hồi phục. Sụn khớp chính là thành phần trắng, giòn làm lớp đệm giữa hai đầu xương (phần sừn sựt khi chúng ta ăn “xí quách”).
Sụn khớp bao gồm tế bào sụn và chất nền. Trong đó, tế bào sụn chiếm chỉ khoảng 2% và không có khả năng phân chia, hồi phục khi bị tổn thương. Phần lớn còn lại của sụn là chất nền với thành phần quan trọng chủ yếu là collagen type 2.
Sụn khớp bị hư hại do nhiều nguyên nhân khác nhau như khiêng vác quá nặng, béo phì, ngồi xổm, leo cầu thang hay leo dốc nhiều, chấn thương khớp hoặc có thể do chấn thương lặp đi lặp lại như trong trường hợp bị đứt dây chằng khớp.
Cần hiểu đúng bệnh thoái hóa khớp
Để chẩn đoán thoái hóa khớp không khó. Cái khó chính là làm sao cho bệnh nhân hiểu và sống chung với bệnh. Một số bệnh nhân có xu hướng bỏ mặc đến đâu hay đến đó. Một số khác lại lo lắng quá mức và luôn đi tìm một loại thuốc có thể làm tình trạng thoái hóa khớp biến mất (!).
Cũng cần hiểu việc dùng thuốc kháng viêm giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời mà không làm hồi phục sụn hư. Nếu tình trạng sụn hư nhiều thuốc sẽ khó có tác dụng. Hơn nữa việc dùng thuốc lâu dài có khả năng gây loét dạ dày cũng như hư thận.
Cho đến hiện tại, mục tiêu của việc điều trị là làm sao cho bệnh nhân không đau khi sinh hoạt hàng ngày với khớp bị thoái hóa. Lý tưởng nhất là làm thế nào để bệnh nhân có một khớp với đầy đủ sụn như xưa. Tuy nhiên, việc này cho đến ngày hôm nay vẫn là niềm mơ ước, mặc dù có nhiều nghiên cứu ứng dụng bơm tế bào gốc vào khớp gối.
Ngăn ngừa thoái hóa khớp
Chúng ta cần hạn chế những hành vi có hại cho khớp như: tránh ngồi xổm, tránh ngồi xếp bằng, hạn chế leo cầu thang hay leo dốc, hạn chế khiêng vác nặng là việc cần thiết phải làm trong suốt cuộc đời, tránh sử dụng bàn tay quá mức nhất là trong các công việc nặng và không cho bàn tay nghỉ ngơi. Tránh béo phì, tránh các môn thể thao quá mạnh khi tuổi đã lớn và khớp đã bị đau.
Bên cạnh thuốc điều trị chống thoái hóa khớp, các dưỡng chất đã được con người tìm ra và áp dụng vào quá trình ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp chẳng hạn như Collagen type 2 không biến tính, một trong nhữngthành phần cơ bản chất sụn khớp đã được đưa vào sử dụng.
ThS. BS. Tăng Hà Nam Anh
Video đang HOT
Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, BV. Nguyễn Tri Phương
Theo Dân trí
Chữa bệnh thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống
Gai cột sống, đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm... tất cả những bệnh lý trên, đều xuất phát từ thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, không chỉ người lớn tuổi, nhiều bệnh nhân bị thoái hóa cột sống khi còn rất trẻ.
Hiểu biết về các chứng bệnh này là điều rất cần thiết, để mỗi chúng ta có cách điều trị cũng như phòng tránh hiệu quả.
Và các vị trí thường bị thoái hóa:
a. Cột sống thắt lưng 31,12%
b. Cột sống cổ 13,96%
c. Nhiều đoạn cột sống 7,07%
d. Gối 12,57%
e. Háng 8,23%
f. Các ngón tay 3,13%
g. Riêng ngón tay cái 2,52%
h. Các khớp khác 1,97%
Người ta thường coi thoái hóa khớp là bệnh lý do hậu quả của quá trình tích tuổi và sự chịu lực tác động thường xuyên lên khớp. Thoái hóa khớp gây đau và biến đổi cấu trúc khớp dẫn đến tàn phế, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và còn là gánh nặng cho kinh tế gia đình và toàn xã hội. Thoái hóa khớp nếu được chẩn đoán sớm và điều trị sớm có thể làm chậm phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau đớn, giúp duy trì cuộc sống hoạt động.
II- TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
1- Đau:
Đau ở vị trí khớp bị thoái hóa, ở cột sống khi có chèn ép rễ và dây thần kinh sẽ lan sang các bộ phận xung quanh hoặc xuống vai tay, mông chân.
- Đau âm ỉ, ở cột sống có thể có cơn đau cấp. Đau thường xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế.
- Đau nhiều sẽ có co cơ phản ứng.
2- Hạn chế vận động:
Các động tác của khớp bị thoái hóa có hạn chế, mức độ hạn chế không nhiều và có thể chỉ hạn chế một số động tác. Hạn chế động tác chủ động và thụ động. Do hạn chế vận động, cơ vùng thương tổn có thể bị teo. Một số bệnh nhân có dấu hiệu "phá gỉ khớp" vào buổi sáng hoặc lúc mới bắt đầu hoạt động.
3- Biến dạng:
Biến dạng ở đây do các gai xương mọc thêm ở đầu xương, ở cột sống biến dạng hình thức gù, vẹo, cong lõm.
4- Các dấu hiệu khác:
- Teo cơ: do ít vận động.
- Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng xung huyết và tiết dịch ở màng hoạt dịch.
III- X QUANG:
- Có ba dấu hiệu cơ bản:
- Hẹp khe khớp: Hẹp không đồng đều, bờ không đều. Ở cột sống biểu hiện bằng chiều cao đĩa đệm giảm. Hẹp nhưng không dính khớp.
- Đặc xương dưới sụn: phần đầu xương, hõm khớp, mâm đốt sống có hình đậm đặc, thấy một số hốc nhỏ sáng hơn.
- Mọc gai xương: gai mọc ở phần tiếp giáp giữa xương sụn và màng hoạt dịch, ở rìa ngoài của thân đốt sống. Gai xương có hình thô và đậm đặc.
IV- ĐIỀU TRỊ
A. ĐIỀU TRỊ THEO YHHĐ:
Không có thuốc điều trị quá trình thoái hóa, chỉ có thể điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng và phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa, hạn chế các động tác cơ giới quá mức ở khớp và cột sống.
1. Điều trị nội khoa: dùng các thuốc giảm đau và chồng viêm không steroid như Aspirine, Indomethacine, Voltaren, Profenid, Felden, Meloxicam ... cần uống sau ăn.
2. Điều trị ngoại khoa:
- Chỉnh lại dị dạng các khớp bằng cách đục và khoét xương.
B. ĐIỀU TRỊ THEO YH Cổ Truyền:
Nguyên nhân do cân, cơ, dây chằng, xương cốt bị tổn thương mà sinh bệnh. Y học cổ truyền cho rằng Can chủ cân, Thận chủ cốt tủy.
Điều trị bằng Y học cổ truyền chiếm ưu thế lớn vì các tác dụng an toàn và hiệu quả. "Tinh hoa Dưỡng cốt" được bào chế từ bài "Độc hoạt ký sinh thang" có từ đời Đường cách đây hơn 1000 năm. Là một tập hợp các vị thuốc có nguồn gốc thiên nhiên với tác dụng bổ Can Thận để bổ dưỡng xương khớp nhằm phòng và trị bệnh xương khớp, vì theo Đông y Can chủ cân, Thận chủ cốt tuỷ. Hơn nữa "Tinh Hoa Dưỡng Cốt" còn kết hợp Cao ban long cùng với Canxi và Vitamin D3 là những thành phần rất quan trọng cho sự điều hoà cân đối của xương và tăng dịch nhờn cho khớp, đó cũng là phương pháp chữa trị tận gốc của bệnh.
- Kết hơp điều trị bằng châm cứu, xoa bóp - kéo nắn, ấn huyệt, tập vận động thụ động. Kéo dãn cột sống, kéo dãn khớp.
V-PHÒNG BỆNH:
Trong cuộc sống hàng ngày.
- Chống các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt.
- Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang, vác, đẩy, xách, nâng ...
- Kiểm tra định kỳ những người làm nghề lao động nặng, dễ bị thoái hóa khớp để phát hiện và điều trị sớm.
- Chống béo phì bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp.
- Khám trẻ em, chữa sớm bệnh còi xương, các tật về khớp (vòng kiềng, chân cong).
- Phát hiện sớm các dị tật của xương, khớp và cột sống để có biện pháp sớm, ngăn ngừa thoái hóa khớp thứ phát.
Sử dụng thường xuyên sản phẩm TINH HOA DƯỠNG CỐT
(Nguồn: Y dược tinh hoa)
Theo 24h
Phòng bệnh thoái hóa khớp như thế nào? Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đó là chân lý muôn đời! Khi tuổi thọ con người gia tăng thì chúng ta càng có cơ hội đối mặt với bệnh thoái hoá khớp nhiều hơn. Vậy để phòng ngừa hay đúng hơn là làm chậm sự xuất hiện của bệnh, chúng ta phải làm sao? Gác bỏ qua một bên yếu tố di truyền...