Có thể mất khả năng làm mẹ nếu bị rong kinh, rong huyết
Nhiều phụ nữ thường bỏ qua chứng rong kinh, rong huyết mà không biết rằng đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của những căn bệnh hết sức nguy hiểm.
Chào bác sĩ. Tôi năm nay 25 tuổi, mới kết hôn được 3 tháng. Thời kỳ trước khi lấy chồng, chu kỳ kinh nguyệt của tôi rất đều. Tuy nhiên, hai tháng trở lại đây thì chu kỳ kinh nguyệt không đều một tháng thấy hai lần kinh nguyệt và kéo dài máu đen, mùi hôi… Tôi đi khám được bác sĩ chẩn đoán bị rong kinh, rong huyết. Tôi đang rất lo lắng mình bị như thế có nguy hiểm không và có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của tôi sau này không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! (Lan Hương – Ứng Hòa, Hà Nội)
Trả lời:
Lan Hương thân mến!
Đôi khi phụ nữ gặp chứng rong kinh, rong huyết nhưng cho rằng không nghiêm trọng nên hay bỏ qua. Tuy nhiên, rong kinh, rong huyết có thể là dấu hiệu cảnh báo của những căn bệnh hết sức nguy hiểm.
Rong huyết là hiện tượng huyết ra từ bộ phận sinh dục không phải kinh nguyệt. Tuy nhiên, rong huyết có thể do nhiều nguyên nhân không xuất phát từ rối loạn nội tiết trong chu kỳ hàng tháng của người phụ nữ.
Video đang HOT
Rong kinh, rong huyết tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe (Ảnh minh họa)
Rong huyết có thể xuất phát từ những trục trặc ở tử cung như viêm hoặc polyp ở cổ tử cung, viêm vùng chậu, thai kỳ hay liên quan đến biện pháp tránh thai… Rong huyết, dù bắt nguồn từ nguyên nhân gì đều ảnh hưởng đến sức khỏe do bị mất máu.
Rong kinh là tình trạng ra máu nhiều hoặc kéo dài trên 7 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Rong kinh nếu kéo dài trên 15 ngày thường biến thành rong huyết, lúc đó gọi là rong kinh – rong huyết.
Bệnh rong kinh thường gặp ở hai nhóm đối tượng:
Ở tuổi dậy thì: Ở tuổi dậy thì, các bạn gái thường gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều như chậm kinh, mất kinh hay rong kinh. Sở dĩ xảy ra hiện tượng kinh nguyệt này ở tuổi dậy thì là do ở độ tuổi này thì nội tiết tố ở vùng núi đôi, tuyến yên, hoặc buồng trứng chưa ổn định. Hiện tượng rong kinh ở độ tuổi này không có gì đáng lo ngại mà nó sẽ tự khỏi sau khi nội tiết tố của bạn gái ổn định hơn sau độ tuổi dậy thì.
Độ tuổi sinh sản: Ngoại trừ nguyên nhân bị rối loạn nội tiết tố thì còn có một số những yếu tố có thể gây bệnh rong kinh như phụ nữ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng sau quá trình sinh nở hoặc do nạo phá thai không an toàn, hoặc có thể do một số bệnh phụ khoa ở phụ nữ như u cơ cổ tử cung, polyp buồng tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, hoặc một số bệnh lý ở tuyến yên hoặc buồng trứng khác…
Hiện tượng rong kinh, rong huyết dù ở tình trạng bệnh nặng hay nhẹ đều có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Nó cũng sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng thiếu máu, cơ thể suy nhược, chức năng sinh sản suy giảm do tổn thương ở cơ quan sinh sản…
Những ảnh hưởng biến chứng đó đều ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người phụ nữ. Vì vậy, khi có biểu hiện của bệnh chị em phụ nữ nên tham khảo ý kiến các bác sĩ để sớm tìm ra nguyên nhân và kịp thời điều trị.
Bạn đã đi khám và được chẩn đoán bị rong kinh, rong huyết thì cần điều trị triệt để, tránh kéo dài gây ra những tác động xấu đến sức khỏe sinh sản, thậm chí tăng nguy cơ vô sinh do rối loạn nội tiết.
Theo BS Hoa Hồng – Trí thức trẻ
Chuyện lạ: Bệnh viện truyền nhầm máu nhóm A cho bệnh nhân nhóm máu B
Bệnh nhân có nhóm máu B nhưng bị truyền máu nhóm A nên chị choáng, tụt huyết áp, nguy hiểm đến tính mạng.
Chiều 7-8, bà Blonh (46 tuổi, làng Kon Sơ Nglok, xã Hà Đông, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.
Trước đó, chiều 2-8, bà Blonh nhập viện trong tình trạng rong huyết, thiếu máu, lượng hồng cầu giảm do u sơ tử cung. Do bà Blonh đang thiếu máu nên bệnh viện chưa thể phẫu thuật cho bà Blonh mà phải truyền máu.
Đến chiều 7-8, bệnh nhân Blonh đã tỉnh táo, huyết áp ổn định
Đến chiều 6-8, bà Blonh tiếp tục được truyền máu, đến 22 giờ thì bà Blonh bị choáng, tụt huyết áp phải chuyển xuống Khoa Hồi sức - Tích cực chống độc cấp cứu. Các bác sĩ xác định nguyên nhân là do bà Blonh thuộc nhóm máu B nhưng 2 nữ hộ sinh lấy máu nhóm A để truyền do nhầm lẫn với bệnh nhân khác có bệnh lý tương tự nằm cạnh giường.
"Hiện tại bệnh nhân không còn choáng, không sốc, huyết áp ổn định và được theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt" - bác sĩ Nguyễn Tĩnh Bình,Trưởng Khoa sản (Bệnh viện Đa khoa Gia Lai) nói rồi cho biết việc nhầm lẫn được phát hiện ngay và ngừng truyền máu nên không xảy ra sự cố đáng tiếc. Bệnh viện đã tiến hành niêm phong túi máu bị truyền nhầm để xác định lượng máu đã truyền và xác định mức độ sai sót.
Ông Nguyễn Tấn Phúc, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Gia Lai, cho biết sẽ thành lập hội đồng đánh giá sự việc để có hướng xử lý tùy theo mức độ. Trước mắt, sẽ tập trung theo dõi và chăm sóc điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Hoàng Thanh
Theo nguoilaodong
Những dấu hiệu cảnh báo da mặt đang lão hóa nhanh hơn bình thường Nếp nhăn, da khô, xuất hiện nhiều đốm tàn nhang...là những dấu hiệu nhận biết da mặt đang lão hóa nhanh hơn bình thường, khiến bạn trông già hơn tuổi thật. Da bị rám nắng: Các yếu tố môi trường và lối sống có thể khiến bạn trông già hơn tuổi thật. Ví dụ như ánh nắng mặt trời có thể gây hại...