Có thể mang bầu nếu dùng thuốc tránh thai để dời kinh nguyệt
Nếu ngừng thuốc tránh thai thì khả năng có bầu rất cao.
Câu hỏi:
Tháng trước em có kinh ngày 23, tháng này do có việc bận nên em muốn dời ngày kinh ( kinh nguyệt của em là 28 ngày) nên em uống thuốc từ ngày 20-29 thì dừng và ngày 30 vợ chồng em có quan hệ, vậy em có thai không?
Linh (trankhanhlinh220595@gmail.com)
Thuốc tránh thai có thể dời ngày kinh nguyệt (ảnh minh họa: Internet)
Trả lời:
Thuốc uống tránh thai ngoài tác dụng tránh thai, trong sản khoa còn dùng điều trị tạo vòng kinh nhân tạo, uống để dời ngày kinh nguyệt… Theo nguyên tắc, khi dùng thuốc tránh thai hằng ngày thì ngày nào cũng phải uống mới có tác dụng tránh thai và được khuyến cáo uống vào ngày thứ 3 sau khi thấy kinh. Còn trường hợp của em là uống để dời ngày kinh nên nếu đang uống mà ngừng không uống nữa thì khoảng một vài ngày sau sẽ thấy kinh nguyệt.
Theo thư em thì em chỉ uống thuốc có 10 ngày (từ 20-29) lại ngừng thì chỉ có tác dụng dời ngày kinh chứ không thể tránh được thai. Vì vậy nếu thấy trễ kinh 7-10 ngày em cần kiểm tra bằng que thử hoặc siêu âm xem có thai không để có cách giải quyết thai ngoài ý muốn sớm.
BS. Kim Oanh
Theo Suckhoedoisong.vn
Video đang HOT
6 lý do cần thận trọng khi dùng thuốc tránh thai
Các loại thuốc tránh thai dựa trên việc thay đổi hoóc-môn luôn luôn đi kèm với các phản ứng tiêu cực từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Các phản ứng này có thể xảy ra với những triệu chứng sớm nhưng cũng có thể để lại cho bạn những vấn đề sức khỏe lâu dài trong tương lai.
Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai, hãy đọc ngay bài viết này để tìm hiểu rõ hơn sự thật về chúng.
1. Thuốc tránh thai ảnh hưởng đến ham muốn
Thuốc ngừa thai có thể làm giảm nồng độ hoóc-môn 'yêu' testosterone theo hai cách.
Đầu tiên, những viên thuốc này làm hạn chế hoạt động của buồng trứng và ngăn chặn việc sản xuất testosterone.
Tiếp theo, chúng khiến gan giảm tiết hoóc-môn tình dục globutin.
Ngay cả khi những viên thuốc không ảnh hưởng đến ham muốn của bạn về 'chuyện ấy', thì những yếu tố khác như quá lo lắng về việc mang thai cũng có thể gây ra phản ứng tiêu cực.
Đặc biệt, nếu bạn bị béo phì, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng các phương pháp khác.
2. Thuốc tránh thai gây ra cục máu đông
Theo các số liệu báo cáo, có 7/10.000 phụ nữ bị cục máu đông hàng năm.
Thực tế, thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ bệnh này gấp ba lần, còn việc sinh nở gây tăng nguy cơ lên đến 5-10 lần.
Vì vậy, nếu bạn không có các vấn đề về tim mạch như cao huyết áp, tiểu đường..., thì bạn không cần quá lo lắng về điều này.
Tuy nhiên, khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu của cục máu đông như sưng chân hoặc tắc nghẽn ở ngực, hãy dừng uống thuốc ngừa thai ngay lập tức và đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Ảnh minh họa
3. Thuốc tránh thai gây chảy máu
Chảy máu bất ngờ giữa chu kỳ là một trong những tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai, nhưng bạn không nên quá lo lắng.
Hầu hết các trường hợp xảy ra với liều lượng thấp của thuốc. Người ta cho rằng việc chảy máu là do các hoóc-môn nữ khiến lớp niêm mạc tử cung mỏng hơn, và dễ bị đẩy ra ngoài.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai càng lâu thì càng ít bị chảy máu.
4. Thuốc tránh thai ảnh hưởng đến tâm trạng
Thuốc tránh thai có thể gây ảnh hưởng đến tâm trạng của người phụ nữ, theo cả hướng tích cực và tiêu cực.
Theo Trung tâm nghiên cứu tâm thần học Alfred (Úc), người sử dụng thuốc ngừa thai có thể bị chán nản gấp hai lần so với những người không sử dụng.
Điều này khá bất thường, nhưng những tác động tiêu cực về mặt tình cảm có thể được giảm nhẹ bằng cách uống loại thuốc khác.
Vì vậy, đừng chịu đựng, hãy thông báo ngay với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của việc trầm cảm.
5. Thuốc tránh thai gây ra các triệu chứng tiền kinh nguyệt giả
Thuốc ngừa thai có thể gây ra các triệu chứng tiền kinh nguyệt giả như đau đầu, giữ nước, căng ngực, buồn nôn và dễ cáu gắt.
Chúng không hẳn là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng cũng gây ra sự khó chịu cho bạn.
Nếu bạn nhận thấy một số dấu hiệu đó khi dùng thuốc, nên đề nghị bác sĩ đổi sang một loại thuốc khác.
6. Thuốc tránh thai ảnh hưởng đến sữa mẹ
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, thuốc ngừa thai có thể làm giảm sản lượng và chất lượng sữa của người mẹ.
Nếu bạn đang cho con bú, tránh dùng các loại thuốc có chứa estrogen. Trên thực tế, mức độ estrogen tăng lên có thể làm giảm 5% lượng sữa mẹ.
Hi vọng rằng sau khi biết hết các tác dụng phụ của thuốc tránh thai, bạn sẽ có những lựa chọn hợp lý để sử dụng thuốc đúng cách.
Theo SKĐS
Nguyên nhân nhiều chị em có 'ngày đèn đỏ' vô cùng khó chịu Rất nhiều người trải nghiệm cảm giác đau đớn khi đến 'ngày đèn đỏ' trong khi những người khác thì không. Nguyên nhân vì sao? 'Chu kỳ kinh nguyệt khác nhau ở thời gian và cường độ. Các chu trung bình từ 21-35 ngày, và thời gian có kinh nguyệt thường từ 2-7 ngày', bác sỹ sản phụ khoa ở trường đại học...