Có thể làm tan cục máu đông ở chân bằng phương pháp tự nhiên không?
Máu đông xảy ra khi các tế bào, protein và tiểu cầu trong máu kết dính lại với nhau. Đây là cơ chế bình thường giúp cầm máu.
Tuy nhiên, nếu máu đông xuất hiện bên trong cơ thể thì sẽ mang lại nhiều nguy cơ sức khỏe.
Cục máu đông khi hình thành bất thường có thể làm tắc nghẽn mạch máu và gây tổn thương cho nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, phổi hay não. Đau tim, thuyên tắc phổi và đột quỵ là những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cục máu đông, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Cục máu đông, thường gặp nhất là ở chân, có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những người mắc cục máu đông cần phải được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các nguy cơ sức khỏe về sau, trong đó có cả tử vong. Thuốc làm loãng máu thường được dùng để ngăn ngừa cục máu đông hoặc ngăn chúng phát triển lớn thêm.
Video đang HOT
Thuốc làm tan huyết khối cũng được dùng để phá vỡ cục máu đông. Các bác sĩ có thể đưa thuốc đến gần cục máu đông bằng cách đặt một ống thông qua một mạch máu ở háng.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy cục máu đông khỏi mạch máu bằng cách phẫu thuật, đặc biệt là với cục máu đông ở tay và chân. Thông thường, người bệnh sẽ được bác sĩ khuyến cáo dùng vớ nén để giúp máu lưu thông tốt và ngăn ngừa sưng đau ở chân.
Với những người có nguy cơ cao bị cục máu đông, bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa như yêu cầu bệnh nhân mang thiết bị nén khí nén ngắt quãng (IPC). Thiết bị này sẽ xoa bóp chân, từ đó giúp máu lưu thông và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông ở chân.
Do mức độ nghiêm trọng của các biến chứng mà cục máu đông gây ra nên các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên tự điều trị tại nhà. Trên thực tế, không có phương pháp nào đáng tin cậy có thể giúp tan cục máu đông một cách tự nhiên. Người bệnh càng trì hoãn đến gặp bác sĩ bao lâu thì nguy cơ xảy ra biến chứng đe dọa tính mạng càng cao.
Tuy nhiên, một số chất bổ sung có thể giúp ngăn hình thành thêm các cục máu đông trong tương lai. Một số bằng chứng khoa học cho thấy nghệ, gừng, quế, ớt sừng bò và vitamin E có thể giúp ngăn đông máu.
Ngoài ra, thực hiện các thói quen như tập thể dục thường xuyên, mặc quần áo rộng, uống nhiều nước, giảm cân… đều có thể giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông ở chân.
Rụng tóc khi lớn tuổi có ngăn được không?
Nhiều người khi bước vào tuổi trung niên bắt đầu nhận thấy mái tóc của mình thưa dần, nhất là ở nam giới.
Tóc sẽ bắt đầu rụng và thưa từ đỉnh đầu đến 2 thái dương, cuối cùng gây hói.
Có rất nhiều nguyên nhân gây rụng tóc ở người trung niên và người già. Nguyên nhân thường thấy nhất là căng thẳng. Yếu tố di truyền cũng góp phần gây rụng tóc, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Có rất nhiều nguyên nhân gây rụng tóc khi về già, từ căng thẳng, di truyền đến thiếu chất. Ảnh SHUTTERSTOCK
"Có nhiều gien khác nhau liên quan đến rụng tóc", bác sĩ da liễu Alison Bruce tại tổ chức y tế phi lợi nhuận Mayo Clinic (Mỹ) cho biết.
Nếu một người có gien sẽ rụng tóc khi già thì không thể làm gì để ngăn tóc rụng được. Họ không nên nghĩ rằng do họ ăn uống hay mắc lỗi gì nên mới khiến tóc rụng.
Nếu rụng tóc không do di truyền mà do các nguyên nhân khác thì có thể ngăn chặn hoặc ít nhất là làm chậm quá trình rụng tóc. Ví dụ, cơ thể thiếu hụt một số loại vitamin có thể gây rụng tóc.
Các loại vitamin cần cho mái tóc khỏe mạnh gồm vitamin B, C, D và kẽm. Nếu cơ thể đang thiếu các chất này thì bổ sung đủ có thể kích thích tóc phát triển.
Ngoài ra, thiếu sắt cũng là nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc. Cách điều trị rất đơn giản là bổ sung sắt bằng viên uống và các món ăn giàu sắt như thịt, cá, đậu, trứng, rau lá xanh.
Nếu nguyên nhân rụng tóc do căng thẳng thì hãy làm giảm căng thẳng bằng các biện pháp như nghĩ ngơi, tập luyện thể thao hay thiền. Với những người có nguy cơ sẽ rụng tóc khi về già thì hãy sớm đến tham khảo ý kiến bác sĩ.
Một số loại thuốc không kê đơn cũng có thể điều trị rụng tóc, nhưng cần toa của bác sĩ và tùy mức độ, nguyên nhân gây rụng tóc, theo Healthline.
Bị sưng bàn chân, khi nào cần đi khám bác sĩ? Bàn chân và mắt cá chân có chức năng nâng đỡ trọng lượng và giữ thăng bằng cơ thể. Bất kỳ cơn đau nhức hay sưng bàn chân nào cũng đều ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống người bệnh. Một trong những nguyên nhân gây sưng bàn chân thường gặp nhất là do đứng lâu, vận động nhiều hay chấn thương khi...