Có thể kiểm soát triệt để
Hen là một bệnh lý mạn tính trên đường thở, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh và là gánh nặng về y tế, xã hội. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, hen sẽ được kiểm soát và người bệnh sẽ trở lại cuộc sống, sinh hoạt như bình thường.
Ai dễ bị hen?
Hen là bệnh viêm dị ứng mạn tính đường thở rất hay gặp ở trẻ. Nguyên nhân gây bệnh do yếu tố di truyền hoặc dị ứng. Nếu cả hai bố mẹ bị hen thì khả năng bị hen ở con là 50%, nếu một trong hai bố mẹ bị hen thì xác suất bị hen ở con là 30%.
Những người hay bị viêm mũi dị ứng, chàm, bị trào ngược dạ dày – thực quản hay phát ban dị ứng hoặc người mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết, dị ứng … cũng dễ bị mắc hen.
Điều trị cho bệnh nhân hen phế quản tại BV đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Ảnh: Thu Hương
Biểu hiện của bệnh
Để phát hiện ra bệnh hen phế quản ở trẻ, tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ hỏi kỹ các bệnh sử của trẻ như: Trẻ có ho về đêm hay không, khi hoạt động mạnh có gây ho hoặc khò khè không, tiền sử dị ứng gia đình, khò khè đã bao lâu?… Tuy nhiên, không phải hiện tượng khò khè nào cũng là biểu hiện của bệnh hen.
Cần nghĩ đến hen khi trẻ có những biểu hiện sau: Tiếng thở rít có âm sắc cao khi thở ra tiền sử có một trong các triệu chứng: Ho tăng về đêm, khò khè tái phát, khó thở tái phát, nặng ngực nhiều lần các triệu chứng trên xuất hiện nặng lên về đêm, sáng sớm. Các triệu chứng này thường xuất hiện khi có các yếu tố dị ứng hoặc thay đổi thời tiết.
Dễ chẩn đoán nhầm
Video đang HOT
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh hen thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh cảnh khác cần được loại trừ như viêm phế quản, viêm phổi do trẻ bị hen lâu ngày dễ bị bội nhiễm phổi hoặc phế quản lao tiến triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản suy tim các bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em… Nếu các bác sĩ vội chẩn đoán là viêm phổi, viêm phế quản và chỉ dùng kháng sinh liều cao để điều trị sẽ không cắt được các cơn hen. Bệnh hen càng để lâu càng khó điều trị
Cần kiểm soát chặt chẽ
Ở Việt Nam hiện có hơn 8 triệu người đang bị mắc hen, hậu quả là 25% bệnh nhân hen cần phải nhập viện, 42% bệnh nhân phải nghỉ học, 29% bệnh nhân phải nghỉ làm. Bên cạnh đó các chi phí nhập viện và điều trị các cơn kịch phát rất tốn kém… Mặc dù là bệnh nguy hiểm và không thể chữa khỏi dứt điểm nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh hen triệt để nếu kiên trì tuân thủ theo phác đồ điều trị.
Việc điều trị đòi hỏi các bậc phụ huynh phải kiên trì làm đúng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh hen phế quản không được điều trị, trẻ có thể bị lên các cơn hen cấp, gây khó thở và tử vong. Ngoài ra còn các biến chứng khác như lồng ngực bị rùa ra, môi tím tái, mệt mỏi, còi xương…
Những sai lầm thường hay gặp là người bệnh chỉ dùng thuốc cắt cơn khi có triệu chứng mà không điều trị phòng ngừa cơn. Vì vậy, có thể xảy ra những cơn hen kịch phát gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các thuốc dạng uống chứa corticoid có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như phù, thay đổi nội tiết, loãng xương, tăng huyết áp, loét dạ dày…
Hen là bệnh tồn tại suốt đời, vì vậy việc tuân thủ quy trình điều trị sẽ mang lại cho người bệnh sức khoẻ ổn định, có thể làm việc và học tập như bình thường.
Theo Tổ chức phòng chống hen toàn cầu, kiểm soát hen đồng nghĩa với người bệnh không có triệu chứng ban ngày, không thức giấc ban đêm do hen, không có cơn hen kịch phát, không phải đi khám cấp cứu, không cần dùng thuốc cắt cơn, không bị hạn chế trong sinh hoạt hàng ngày và tập thể dục, chức năng phổi bình thường (hoặc gần bình thường ).
Phòng bệnh hen cho trẻ thế nào?
Để phòng hen phế quản cho trẻ quan trọng nhất là tránh các tác nhân gây nên cơn hen cho trẻ như phòng ngủ thoáng, ít bụi, vệ sinh phòng hàng ngày, hàng tuần. Không dùng các loại thảm trải sàn nhà, đặc biệt là trong gia đình đang có trẻ mắc bệnh hen phế quản. Không nên nuôi chó, mèo trong nhà vì lông của chúng có thể là tác nhân gây hen. Người lớn không nên hút thuốc lá, thuốc lào, hoặc khi cần phải sang phòng khác hút.
Trong gia đình có trẻ đã từng hoặc đang bị hen phế quản cố gắng dùng bếp ít khói, các loại bếp than, bếp dầu để càng xa phòng ngủ càng tốt. Không cho trẻ đang hoặc có tiền sử hen phế quản chơi các đồ chơi như thú nhồi bông, lông động vật, không cho trẻ ăn những loại thực phẩm nghi làm cho trẻ bị hen phế quản như: tôm, cua, ốc…
Cần kiểm tra đường hô hấp cho trẻ nhất là đường hô hấp trên để điều trị bệnh cho trẻ mỗi khi bác sĩ phát hiện ra bệnh như viêm VA, viêm amidan, viêm mũi, xoang… mùa lạnh hoặc mỗi khi thời tiết thay đổi cần mặc ấm cho trẻ.
Khi trẻ có các biểu hiện của bệnh, cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Không tự chạy chữa cho con bằng các bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian, theo lời mách bảo như cho uống mật mèo, tro thạch sùng. Đến lúc trẻ bị hen cấp, nguy hiểm đến tính mạng mới đưa đến viện cấp cứu, điều này có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Theo Sức khỏe đời sống
Phòng và chữa thế nào?
Cho đến nay, dù khoa học có những bước phát triển đáng kể trên nhiều lĩnh vực nhưng căn nguyên chính xác gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được đưa ra. Chính vì vậy, dường như các biện pháp điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh này chỉ dừng lại ở việc làm thuyên giảm triệu chứng. Tuy nhiên, người mắc bệnh tổ đỉa không nên quá lo lắng về những biểu hiện khi rầm rộ khi thoái lui của bệnh vì bệnh không lây truyền và có thể ngăn ngừa quá trình tăng nặng.
Nguyên nhân của bệnh tổ đỉa cho đến nay chưa được xác định một cách chắc chắn bởi do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể gọi là rất phức tạp. Ở những bệnh nhân tổ đỉa người ta thường thấy có liên quan đến tiếp xúc với hóa chất trong công việc hằng ngày và tiếp xúc thường xuyên.
Tại vị trí của tổ đỉa, thường do tiếp xúc với xăng, dầu, các loại xà phòng, chất tẩy rửa (xà phòng giặt, xà phòng tắm, kem rửa mặt,...), nhựa, cao su (giày, dép, thắt lưng...), đặc biệt bệnh tổ đỉa thường gặp ở người có cơ địa dị ứng như hen suyễn, dị ứng da, viêm mũi dị ứng, nhất là cơ địa dị ứng của da... Người ta cũng hay gặp bệnh tổ đỉa ở những bệnh nhân có rối loạn thần kinh giao cảm, biểu hiện như ra mồ hôi ở gan bàn tay, gan bàn chân. Yếu tố môi trường cũng được đề cập tới như khói (khói thuốc, khói bếp).
Người ta cũng đã gặp những bệnh nhân tổ đỉa do da bị nhiễm khuẩn như mắc bệnh do nấm kẽ, đặc biệt là nhiễm khuẩn da do loại tụ cầu vàng (S. aureus). Một số loại thức ăn như tôm, cua, ốc khi người có cơ địa dị ứng ăn vào cũng có thể là những yếu tố làm xuất hiện hoặc tăng nặng bệnh tổ đỉa. Nói tóm lại, bệnh tổ đỉa có liên quan đến rất nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài trên một cơ thể có tình trạng da đặc biệt dễ bị dị ứng.
Vi khuẩn tụ cầu vàng gây nhiễm khuẩn da trong bệnh tổ đỉa.
Bệnh tổ đỉa tăng nặng ở những người tăng tiết mồ hôi
Bệnh tổ đỉa thường xảy ra từng đợt có khi không điều trị gì cũng tự khỏi rồi một thời gian lại xuất hiện. Biểu hiện ban đầu của bệnh là xuất hiện ngứa hoặc rát. Ngứa là một dấu hiệu (triệu chứng rất điển hình). Bệnh nhân cũng có thể có hiện tượng tăng tiết mồ hôi ở vùng da sẽ bị bệnh hoặc tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân. Sau đó xuất hiện mụn nước. Mụn nước của bệnh tổ đỉa có màu trắng trong, kích thước của mụn nước không lớn vào khoảng trên dưới 1mm.
Đặc điểm của mụn nước là nằm sâu trong da, mật độ chắc, rất khó tự vỡ. Ít khi chỉ có một mụn mà có thể tập trung nhiều mụn nước kết tụ lại ở một vùng da làm cho da gồ lên nhìn hoặc sờ vào sẽ thấy rõ. Vị trí hay gặp nhất là ở lòng bàn tay, nhất là rìa ngón tay. Cũng có thể gặp ở lòng bàn chân, rìa các ngón chân nhưng tỷ lệ thấp hơn ở bàn tay, ngón tay. Mụn nước sẽ khô dần để lại vùng da dày sừng có màu vàng hơi đục và sẽ bong da. Mụn nước tổ đỉa ít khi tự vỡ vì chúng ở sâu trong da trừ khi chích, bóp, nặn.
Khi có các động tác này thì có nguy cơ bị nhiễm khuẩn nếu da vùng đó không sạch. Khi tổ đỉa nhiễm khuẩn thì mụn tổ đỉa sẽ sưng, đỏ, có thể có phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, hạch vùng gần tổ đỉa (nách) hoặc bẹn có thể sưng lên, đau. Bệnh tổ đỉa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng hay tái phát và việc điều trị khỏi hẳn cũng gặp không ít khó khăn. Bệnh tổ đỉa cũng không lây cho người khác, không có biến chứng gì nguy hiểm cho tính mạng người bệnh trừ khi bị bội nhiễm.
Không nên quá lo lắng khi bị bệnh tổ đỉa
Khi bị bệnh tổ đỉa không nên bi quan cho rằng bệnh tổ đỉa không chữa được nhưng cũng không nên dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để có thể xác định được nguyên nhân. Khi biết nguyên nhân thì việc điều trị sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn. Nếu có liên quan đến hóa chất như xăng, dầu, xà phòng, nhựa, cao su, da (giày, thắt lưng) nên tránh không tiếp xúc. Luôn giữ vệ sinh da sạch sẽ, nhất là vùng có tổ đỉa để tránh nhiễm khuẩn.
Không nên gãi, nặn, chích làm vỡ mụn tổ đỉa (trừ khi có bội nhiễm mưng mủ, người ta có thể dùng dụng cụ vô khuẩn để chích, nặn mủ rồi dùng các thuốc sát khuẩn bôi vào, nếu cần thiết có thể dùng kháng sinh toàn thân khi có sốt do nhiễm khuẩn). Có thể dùng các dung dịch sát khuẩn da nhẹ như nước muối sinh lý, dung dịch thuốc tím 0,1% rửa, ngâm vùng da bị tổ đỉa để tránh hiện tượng bội nhiễm. Nếu dùng thuốc Đông y cũng cần lưu ý (nhất là dùng cho trẻ nhỏ) phải có sự kê đơn của thầy thuốc Đông y, không nên dùng thuốc theo sự mách bảo.
Theo Sức khỏe đời sống
Lạm dụng thuốc corticoid, phụ nữ mọc ria Phụ nữ bị mọc ria như nam giới và mất kinh nguyệt, mặt chi chít trứng cá, rối loạn sắc tố da, béo phì, gầy còm.... Đây đều là những hệ quả đáng tiếc của việc sử dụng thuốc corticoid một cách vô tội vạ. Corticoid (hay còn gọi là glucocorticoid) là nhóm thuốc có gốc steroid với tác dụng chống viêm mạnh,...