Có thể khám bệnh tiểu đường, cao huyết áp… từ xa?
Những bệnh lý mãn tính như thoái hóa khớp, tiểu đường, cao huyết áp… khi bệnh nhân chưa có biến chứng có thể thăm khám qua hệ thống khám bệnh từ xa ( telemedicine) được không?
Một ca hội chẩn từ xa của Bệnh viện Trung ương Huế tham gia cuộc hội chẩn 3 miền – Ảnh: THÚY ANH
Hệ thống telemedicine có thể triển khai song song với y khoa thường quy. Vậy làm sao để duy trì và phát triển?
Cách đẩy mạnh khám từ xa
Khám chữa bệnh từ xa – telemedicine – được hiểu là cách một bác sĩ có thể tiếp cận vấn đề y khoa của một bệnh nhân từ xa thông qua hệ thống máy móc nghe nhìn, hệ thống khai thác triệu chứng của bệnh nhân (có thể do máy móc hoặc do bác sĩ ở đầu bên kia cung cấp) để từ đó giúp giải quyết vấn đề của bệnh nhân.
Điều này thật mới mẻ vì nó khác với cách tiếp cận bệnh nhân mà các trường y khoa đã dạy cho các bác sĩ phải nhìn, sờ, gõ nghe, đo trực tiếp trên bệnh nhân. Nhiều câu hỏi cần được trả lời về ứng dụng hình thức khám, điều trị bệnh từ xa này.
Có phải telemedicine có thể giải quyết được mọi vấn đề y khoa của bệnh nhân?
- Telemedicine chưa thể giải quyết được mọi vấn đề y khoa. Những bệnh lý cấp tính cần được khám chẩn đoán và xử lý cấp cứu hay cấp cứu trì hoãn không thể dùng hình thức này vì bác sĩ cần tiếp cận bệnh nhân trực tiếp. Tuy nhiên, telemedicine có thể hỗ trợ cho một bác sĩ tại chỗ đang lúng túng vì chưa chẩn đoán ra bệnh, có thể hỏi ý kiến một đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm.
Những dữ liệu lâm sàng, cận lâm sàng sẽ được hai bác sĩ trao đổi với nhau, thông qua ngôn ngữ y khoa bác sĩ sẽ có chẩn đoán, hướng điều trị cho bệnh nhân. Ứng dụng này đã được thực hiện nhiều lần ở Việt Nam, giúp cứu sống được bệnh nhân. Đã có những phẫu thuật bởi robot ở Việt Nam do các bác sĩ Việt Nam thực hiện dưới sự hướng dẫn của các đồng nghiệp nước ngoài.
Với những bệnh lý mãn tính như thoái hóa khớp, tiểu đường, cao huyết áp…, khi bệnh nhân chưa có biến chứng, có thể thăm khám qua hệ thống telemedicine được không?
- Câu trả lời là có thể. Các dụng cụ nghe tim, đo huyết áp, các hình ảnh học từ X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp điện toán hay cộng hưởng từ đều có thể nén thành file, gởi về cho bác sĩ để xem, hệ thống camera có thể giúp bác sĩ ít hay nhiều nhìn thấy bệnh nhân để từ đó có thể có phương án điều trị.
Trường hợp bệnh nhân đã được khám trực tiếp bởi bác sĩ, đã được bác sĩ điều trị theo dõi trực tiếp thì ứng dụng telemedicine sẽ rất hữu ích để giúp bệnh nhân đỡ vất vả mỗi tháng đón xe đến bệnh viện, lãnh thuốc y như cũ.
Làm sao để duy trì và phát triển?
Telemedicine có thể triển khai song song với y khoa thường quy. Vậy làm sao để duy trì và phát triển?
Video đang HOT
- Chúng ta cần giải quyết 3 vấn đề.
1. Vấn đề cơ sở hạ tầng. Đây là vấn đề cần và đủ. Chúng ta không thể thực hiện telemedicine nếu như mạng chập chờn mà đôi khi gởi 1 tin nhắn đi còn khó huống chi gởi đi những file dữ liệu hình ảnh hàng trăm MB. Hệ thống lưu trữ dữ liệu phải đủ lớn để khi bác sĩ gặp bệnh nhân trên mạng thì toàn bộ dữ liệu thăm khám trước đây sẽ hiện ra đầy đủ cho bác sĩ tham khảo. Nếu như hồ sơ giấy phải lưu trữ hàng chục năm thì hệ thống lưu trữ dữ liệu với độ bảo mật cao cũng phải lưu trữ hồ sơ 1 bệnh nhân hàng chục năm.
2. Vấn đề con người, mà cụ thể là bác sĩ. Những bác sĩ sử dụng telemedicine để tư vấn, theo dõi, điều trị bệnh nhân phải là những người có kinh nghiệm, có khả năng khai thác tối đa các yếu tố bệnh sử, phân tích một cách logic các dữ kiện lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân.
Tương tự như vậy, những cuộc hội chẩn từ xa yêu cầu phải có các chuyên gia nhiều kinh nghiệm lâm sàng để phán đoán, đưa ra các quyết định tức thì để hỗ trợ đầu bên kia. Vấn đề cần giải quyết là những bác sĩ như vậy họ đã quay cuồng với bao nhiêu việc ở bệnh viện, liệu họ có mặn mà? Liệu 1 bác sĩ đã khám 100 bệnh nhân 1 ngày có còn đủ sức hay hào hứng với việc khám điều trị từ xa mất nhiều thời gian và suy nghĩ hơn phương pháp khám thông thường?
3. Vấn đề pháp lý của hình thức telemedicine và chi phí. Cho đến nay, bảo hiểm vì mùa dịch mà chấp nhận thanh toán cho bệnh nhân bệnh mãn tính được ở nhà để bác sĩ theo dõi, cấp thuốc. Liệu sau mùa dịch, Bộ Y tế có chấp nhận việc bác sĩ cho thuốc qua hệ thống telemedicine vì nguyên tắc cho đến nay là bác sĩ không khám trực tiếp bệnh nhân sẽ không được cho thuốc.
Chi phí khám chữa bệnh qua telemedicine phải tính toán thêm phần đầu tư cơ sở hạ tầng, liệu chúng ta có chấp nhận một mức phí tương đối cho cuộc khám bệnh mà bác sĩ không rờ tới bệnh nhân? Luật khám chữa bệnh hiện nay có thể áp dụng tương tự cho telemedicine hay không?
Khi chúng ta giải quyết được 3 vấn đề trên, tự khắc telemedicine sẽ đi vào cuộc sống như y khoa thường quy đã tồn tại trong xã hội hàng ngàn năm nay.
Liệu pháp tư vấn dễ thực hiện nhất
Tư vấn qua hệ thống telemedicine là điều dễ thực hiện nhất khi bệnh nhân và bác sĩ trực tiếp nói chuyện với nhau, đôi khi những lời tư vấn tốt trước khi bệnh nhân quyết định đi đến cơ sở y tế để khám cũng quan trọng không kém. Những lĩnh vực mà bác sĩ sử dụng ngôn từ nhiều như tư vấn tâm lý thì có lẽ telemedicine sẽ là ứng dụng tuyệt vời. Những ứng dụng khác có thể thực hiện được, rất hữu ích đó là thông qua các thiết bị đeo tay, những dữ liệu về mạch, huyết áp, nhịp tim, nhịp thở sẽ được truyền về một trung tâm theo dõi. Người bệnh được nhắc nhở phải đi khám bệnh, đi cấp cứu nếu có những dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ hoặc các bệnh lý cấp cứu khác.
Công việc bận rộn, bỏ bê bản thân đẩy bạn tới gần bệnh viện hơn bao giờ hết: Thay đổi 9 điều đơn giản này để thoát khỏi "chiếc bẫy bệnh tật" do chính mình tạo ra
Chẳng có bất kỳ một công việc, mục tiêu nào đáng giá bằng cả mạng sống, sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lực chọn sự bận rộn, công việc như một sự hiến thân. Điều đó khiến bạn vô tình tự đẩy mình vào "cái bẫy bệnh tật" do chính mình tạo ra mà không hay biết.
Ngày nay, sức khỏe của chúng ta bị đe dọa bởi các bệnh liên quan đến lối sống như béo phì, đau tim, tiểu đường, cao huyết áp, trầm cảm (huyết áp cao) và thậm chí là ung thư. Mặc dù nhận thức về nguy cơ bệnh tật do lối sống sai lầm ngàng càng được cải thiện nhưng vẫn còn không ít người tặc lưỡi cho rằng "chắc bệnh tật chừa mình ra". Khi đối mặt với công việc, họ sẽ làm với cường độ cao, bỏ qua nguyên tắc nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể. Phải ghi nhớ rằng, muốn sống khỏe, sống thọ phải thực hiện một lối sống tích cực.
Điều đáng quan tâm hơn là tỉ lệ xuất hiện của những căn bệnh này đang gia tăng ở thanh thiếu niên và thậm chí là trẻ nhỏ. Đổ lỗi cho lịch trình làm việc bận rộn và bận rộn, thói quen hút thuốc, lạm dụng rượu, thức khuya, bỏ bữa, dành nhiều giờ trước máy tính và chế độ ăn uống không lành mạnh... Ngoài ra, một trong những thủ phạm khác là thức ăn nhanh và đồ ngọt.
Chúng ta có thể ngăn chặn những căn bệnh được gây ra bởi thói quen, lối sống bằng cách thực hiện những thay đổi đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Những thay đổi này có thể giúp bạn hạnh phúc và khỏe mạnh hơn. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Áp dụng những lời khuyên dưới đây, bạn sẽ cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt và yêu cơ thể mình hơn.
Giảm đồ ăn mặn, ngọt, tăng cường trái cây, rau xanh
Do lối sống và lịch trình bận rộn, rất nhiều người ngày nay phụ thuộc vào thực phẩm từ các cửa hàng, đồ ăn đóng gói và đóng hộp hoặc thức ăn nhanh. Đây đều là những lựa chọn không lành mạnh vì chúng có nhiều chất béo và natri.
Natri và chất béo là nguyên nhân của các bệnh như cholesterol cao, suy tim, tăng huyết áp và đột quỵ. Do đó bạn bắt buộc phải có một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn thức ăn tự chế biến và thêm đồ ăn nhẹ lành mạnh vào chế độ ăn uống của bạn.
- Sử dụng các loại hạt như hạnh nhân, nho khô và quả óc chó để ăn vặt, chúng rất tốt cho sức khỏe.
- Bổ sung rau xanh cho bữa tối, bao gồm cả salad và trái cây tươi trong ngày.
- Sử dụng lòng trắng trứng, thịt nạc và cá để bổ sung đủ protein vào chế độ ăn uống của bạn.
- Tránh đồ ăn vặt và nước ngọt vì những thứ này khiến bạn cảm thấy đầy hơi.
- Thêm thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch và trái cây và rau quả tươi vào chế độ ăn uống để có một trái tim khỏe mạnh và dễ tiêu hóa.
- Đường và nước ngọt không có tác dụng dinh dưỡng gì ngoài việc chỉ thêm calo vào cơ thể. Hơn nữa, tiêu thụ đường có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, do đó bạn tránh ăn đường và thay vào đó chọn đường ở dạng tự nhiên từ trái cây.
- Tránh đồ ăn mặn, không rắc thêm muối vào thức ăn. Hấp thụ nhiều muối dẫn đến huyết áp cao là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành và đột quỵ. Thay vì muối, rắc rau thơm lên thực phẩm và salad.
- Cắt giảm thực phẩm giàu chất béo và calo cao.
Uống nhiều nước
Bạn cần uống ít nhất 8 đến 10 ly nước mỗi ngày để đảm bảo cơ chế bài tiết của cơ thể hoạt động trơn tru, thải bỏ độc tố ra ngoài. Điều này cũng sẽ giúp giữ cho cơ thể bạn đủ nước và tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể.
Duy trì cân nặng
Nguyên nhân gốc rễ của hầu hết các bệnh liên quan đến lối sống là cân nặng và béo phì quá mức. Do đó, điều quan trọng là duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng. Kiểm tra chỉ số khối cơ thể BMI của bạn thường xuyên. Nếu bạn vượt quá chỉ số BMI trung bình, điều đó có nghĩa là bạn đang có nguy cơ béo phì và nên kiểm soát cân nặng của bạn bằng cách quản lý thói quen ăn uống của bạn.
Ngủ đủ giấc
Để cơ thể bạn hoạt động hoàn toàn hài hòa, một người nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ cũng giúp duy trì một tinh thần minh mẫn và giữ cho bạn sảng khoái.
Không bỏ bữa
Bỏ bữa có nghĩa là bạn sẽ ăn đồ ăn vặt không tốt cho cơ thể. Do đó để giữ dáng và khỏe mạnh đừng bỏ qua bất cứ bữa ăn nào của bạn.
Đi bộ
Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, điều cần thiết là phải có một lối sống năng động. Nếu như bạn không thể đi đến phòng tập thể dục, hãy đảm bảo đi bộ 30 phút mỗi ngày.
Tập luyện và hoạt động thể chất
Ngày nay ngoài phòng tập thể dục, nhiều hình thức tập luyện khác đã có sẵn, như bơi, yoga, nhảy Zumba và thể dục nhịp điệu. Chọn một trong những bài tập phù hợp với cơ địa của bạn và duy trì tập luyện ít nhất năm lần một tuần trong và ít nhất 20 phút mỗi ngày.
Ngoài ra, hãy cố gắng đi bộ càng nhiều càng tốt trong ngày. Nếu công việc của bạn thuộc loại ít vận động, hãy thử đứng dậy vận động 5 phút sau 2 giờ. Thay vì thang máy, hãy sử dụng cầu thang và đỗ xe cách xa văn phòng để bạn có thể đi bộ thêm một chút.
Quản lý căng thẳng
Stress là một nguyên nhân khác của nhiều loại bệnh, do đó hãy cố gắng tránh xa căng thẳng. Kiểm soát căng thẳng của bạn bằng cách đọc sách, thiền và yoga. Bạn cũng có thể kiểm soát căng thẳng của mình bằng cách dành thời gian cho một số sở thích của bạn.
Bỏ hút thuốc và lạm dụng đồ uống có cồn
Hút thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư, vì vậy, hãy bỏ hút thuốc ngay hôm nay. Ngoài ra, nó cũng là nguyên nhân của tắc động mạch và giảm lưu lượng máu. Ngày nay, bạn dễ dàng mua kẹo giúp bạn cai thuốc hiệu quả. Hãy tham khảo lời khuyên từ bác sĩ nếu bạn muốn bỏ hút thuốc hoàn toàn.
Tương tự như vậy, tránh sử dụng đồ uống có cồn, rượu bia để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Áp dụng những thay đổi trên trong thói quen hàng ngày của bạn và bạn sẽ thấy sự khác biệt trong chính mình. Bạn sẽ cảm thấy tươi mới hơn, thoải mái, tràn đầy năng lượng bằng cách thực hiện những thay đổi đơn giản này trong cuộc sống của bạn. Chỉ một số thay đổi nhỏ nhưng chúng giúp bạn duy trì vóc dáng, khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
5 thực phẩm "đại kỵ" với sầu riêng vì nếu ăn chẳng khác nào tích "chất độc" vào cơ thể Đối với người bị tiểu đường, cao huyết áp... nếu ăn sầu riêng và uống rượu cùng một lúc sẽ dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, nghiêm trọng hơn sẽ gây vỡ mạch, khả năng đột quỵ rất cao... Sầu riêng tuy có mùi không dễ chịu nhưng nó lại có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein, glucid, lipid, các chất...