Có thể hoãn thoái vốn Nhà nước đến sau 2020, GAS còn hấp dẫn?
Theo đề án được phê duyệt, PVN sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại GAS từ 95,76% xuống 65% trong giai đoạn 2018-2019, tuy nhiên thông tin mới nhất từ PVN thì có thể hoãn đến sau 2020.
Theo văn bản số 1182/TTg-ĐMDN phê duyệt danh mục doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2017-2020, PVN sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ tại Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP (HOSE: GAS) từ 95.76% xuống 65% vốn điều lệ trong giai đoạn 2018-2019.Có thể hoãn thoái vốn GAS đến sau 2020
GAS là doanh nghiệp đầu ngành, quy mô lớn thuộc tốp đầu thị trường niêm yết hiện nay cùng hoạt động kinh doanh tốt. Trong giai đoạn giá dầu đi xuống giai đoạn 2015-2017, dù lợi nhuận sụt giảm nhưng GAS luôn duy trì mức cổ tức tiền mặt khoảng 40% vốn điều lệ, tương đương số tiền chi ra trên 7.500 tỷ đồng.
Mặt khác, tỷ lệ thoái vốn Nhà nước trong đợt này là 30% vốn điều lệ GAS, ứng 587 triệu cp. Xét tại mức giá 100.000 đồng/cp hiện nay, giá trị thương vụ có thể đạt gần 58.700 tỷ đồng. Tuy sau thoái vốn PVN vẫn sở hữu GAS ở tỷ lệ chi phối nhưng con số 30% cũng rất có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư chiến lược.
Do đó, việc PVN nhả “con gà đẻ trứng vàng” này ra cũng kỳ vọng thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn nước ngoài tương tự như các thương vụ thoái vốn tại Vinamilk, Sabeco…
Ban lãnh đạo GAS kỳ vọng kể năm 2018, tổng công ty sẽ tìm kiếm cơ hội được hợp tác sâu rộng hơn với các cổ đông, đặc biệt nhà đầu tư chiến lược khi mà PVN thoái vốn. Đây là giải pháp chiến lược dài hạn, không chỉ đem về nguồn vốn cần thiết mà qua đó GAS còn có thể tiếp cận các công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến từ các cổ đông chiến lược, cũng như trao đổi học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác hàng đầu trên thế giới. GAS cũng có chiến lược đầu tư ra nước ngoài trong tương lai, với việc ký kết với Tập đoàn Alaska Gasline Development Corporation (AGDC), GAS sẽ xem xét đánh giá các cơ hội tham gia đầu tư phát triển tại các mỏ khí tại Bang Alaska – Mỹ.
Tuy nhiên, PVN mới đây đã có công văn gửi Bộ Công Thương về việc bổ sung, hoàn thiện Đề án tái cơ cấu PVN giai đoạn 2017 – 2025, với việc thoái vốn tại GAS, tập đoàn cho biết sẽ chủ động cân nhắc lựa chọn thời điểm thoái vốn để đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất và có thể sẽ kéo dài sau năm 2020. Trong khi đó, từ nay đến 2020, PVN sẽ tập trung thoái vốn tại các đơn vị thành viên gồm Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD), Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp dầu khí – Petrosetco (PET), Tổng CTCP Tư vấn thiết kế dầu khí (PVE), Tổng CTCP Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (PV-DMC).
Lợi nhuận cải thiện đáng kể nhờ giá dầu tăng
Theo BCTC hợp nhất 6 tháng đầu năm, GAS đạt 38.187,7 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn tăng nhẹ hơn, biên lãi gộp cải thiện từ 20% lên 22,8% giúp lãi gộp đạt 8.776 tỷ đồng tăng 34%. Nhờ vậy, lãi ròng tổng công ty ghi nhận 5.816,7 tỷ đồng, tăng 41,5%. So với kế hoạch năm, GAS đã thực hiện được 90% kế hoạch lợi nhuận năm do kế hoạch kinh doanh 2018 được đề ra theo phương án giá dầu Brent 50 USD/thùng với lãi sau thuế 6.429 tỷ đồng.
GAS cho biết giá dầu bình quân 6 tháng đầu năm 2018 đạt 70,57 USD/thùng, tăng 18,8 USD/thùng (36%) so với cùng kỳ năm trước đã đẩy giá bán các sản phẩm tăng tương ứng, nhờ đó lợi nhuận cũng tăng mạnh.
Vào cuối tháng 6, các chuyên gia quốc tế dự báo giá dầu có thể lên mức 90 USD/thùng do ảnh hưởng từ nguồn cung dầu thô liên quan đến các lệnh trừng phạt của Mỹ dành cho nước xuất khẩu dầu lớn là Iran. Tuy nhiên, hiện nay căng thẳng thương mại Mỹ – Trung đang leo thang; vào tháng 6 OPEC cũng các nước phi thành viên nhất trí tăng sản lượng dầu để bù đắp thiếu hụt nguồn cung từ Libya, Venezuela và Iran; Mỹ cũng tăng sản lượng và khủng hoảng Thỗ Nhĩ Kỳ… Tất cả các yếu tố khiến giá dầu thế giới trở nên càng khó đoán hơn trong thời gian tới.
Video đang HOT
Dẫu vậy, tính đến hiện nay (24/8), giá dầu brent đạt 75 USD/thùng, tăng 50% so với năm trước; giá dầu WTI đạt 68 USD/thùng, cũng tăng 48%.
Diễn biến giá dầu brent 1 năm qua
Kỳ vọng từ mảng kinh doanh mới
Trong cơ cấu doanh thu của GAS có hai nguồn thu chủ đạo từ bán khí thô và bán khí gas hóa lỏng LPG. Các năm gần đây, GAS đang giảm dần tỷ trọng doanh thu bán khí thô và nâng dần tỷ trọng bán LPG. Cụ thể, tỷ trọng bán khí thô trên tổng doanh thu của GAS đã giảm từ 60% năm 2016 về 51% trong nửa đầu năm 2018, ngược lại, tỷ trọng bán LPG tăng dần từ 30,4% lên 34%.
Bên lãi gộp mảng bán khí thô vẫn duy trì ở mức trên 20% và đóng góp chủ yếu vào lãi gộp tổng công ty trong khi biên lãi gộp mảng bán LPG đang dần được cải thiện.
Trong bối cảnh thị trường LPG ngày càng cạnh tranh khốc liệt, từ năm 2016, GAS bắt đầu triển khai chiến lược bán lẻ LPG. Qua 2 năm, tính đến cuối 2017, GAS và các đơn vị thành viên đã tạo lập được chuỗi gần 100 cửa hàng cung cấp LPG (bình) trực tiếp cho hộ gia đình, hệ thống các khách sạn, nhà hàng, resort… và hệ thống phân phối với khoảng trên 2.000 tổng đại lý/đại lý bán lẻ. Về bán buôn LPG, GAS có gần 50 khách hàng trong nước, trên 10 khách hàng nước ngoài. GAS cũng đang nghiên cứu phát triển hệ thống phân phối bán lẻ LPG tại các nước lân cận như Lào và Campuchia.
Trong năm 2017, tổng sản lượng kinh doanh LPG của GAS và các đơn vị thành viên đạt khoảng 1,58 triệu tấn LPG, trong đó sản lượng LPG cung cấp ra thị trường nội địa đạt mức cao nhất từ trước đến nay, trên 1,2 triệu tấn, tăng 13% so với năm 2016. GAS đã nắm khoảng 70% thị phần LPG cả nước.
Ngoài ra, mảng kinh doanh CNG (khí nén thiên nhiên có thể làm nhiên liệu động cơ thay thế xăng, dầu) và condensate (khí ngưng tụ) cũng liên tục tăng trưởng mạnh trong các năm gần đây. Nửa đầu năm 2018, doanh thu bán CNG đạt 2.150 tỷ đồng, tăng 43% và doanh thu bán condensate đạt 584 tỷ đồng, gấp 2,4 lần cùng kỳ năm trước. Cả hai mảng kinh doanh này đều đem về biên lãi gộp trên 30% cho GAS.
Đầu năm 2018, Nhà máy xử lý và chế biến khí Cà Mau (GPP Cà Mau) chính thức tung sản phẩm LPG và Condensate ra thị trường. Khi đi vào hoạt động ổn định, nhà máy sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 150.000-200.000 tấn LPG và 10.000 tấn condensate mỗi năm, nâng tổng nguồn LPG và condensate GAS tự sản xuất lên 450.000-500.000 tấn và 70.000 tấn mỗi năm, góp phần giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu từ thị trường nước ngoài.
Theo Ngọc Điểm
NDH
Một trong những cổ phiếu đáng đầu tư nhất năm 2017: GAS và sự tỉnh dậy sau giấc ngủ đông
Chìm nổi cùng giá dầu, GAS - cổ phiếu trụ cột của thị trường từng bị nhà đầu tư cho "ngủ quên" trong một vài năm. Năm nay, GAS đã trỗi dậy.
Là một trong những cổ phiếu đáng đầu tư nhất trong năm 2017 với quá trình tăng chắc chắn kéo dài suốt cả năm, nhưng trong hơn 1 tháng qua, GAS - cổ phiếu của Tổng công ty khí Việt Nam PV GAS mới thực sự gây "sốc" khi tăng rất quyết liệt và dễ dàng vượt qua các mốc giá tâm lý. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/12, GAS đạt hợn 92.000 đồng/cp.
Vai trò trụ cột của GAS và sự dẫn dắt của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn như PVD, PVS đã làm bùng lên con sóng cổ phiếu dầu khí, được hỗ trợ mạnh mẽ bởi xu hướng đi lên của giá dầu thế giới. Với riêng GAS, còn có câu chuyện về cuộc thoái vốn của PVN.
PVN có kế hoạch bán gần 31% cổ phần tại GAS
Trong thông báo mới nhất, GAS cho biết về kế hoạch thoái vốn của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Theo đó, PVN sẽ bán 30,97% cổ phần tại GAS để giảm tỷ lệ sở hữu từ 95,8% hiện tại xuống 65%. Thời gian thực hiện là trong năm 2018 - 2019.
Tạm gác lại câu hỏi về việc ai sẽ mua cổ phần do PVN bán ra bởi thị trường vẫn đang hưng phấn trước những thương vụ "khủng" của Vinamilk và Sabeco, khi các ông lớn nước ngoài "không tiếc tiền" mua cổ phần của các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian bán vốn của PVN sẽ là khi nào?
Việc thoái vốn khỏi GAS đã từng được nhắc đến nhưng rơi vào im ắng trong những năm qua. Theo đánh giá của CTCK HSC, PVN sẽ tiến hành thoái vốn trong năm 2019 và nhiều khả năng là trong 6 tháng cuối năm. Nguyên nhân là bởi thứ nhất, PVN sẽ khá bận rộn với các kế hoạch thoái vốn tại các công ty con khác trong năm 2018, bao gồm tiến hành IPO và chuyển nhượng cổ phần cho đối tác chiến lược tại PV Power, PV Oil và BSR. Và Tập đoàn này cũng có thể thực hiện thoái vốn tại DPM, DCM, PVI, Cảng Phước An và CPCP Đông Dương Xanh.
Thứ hai, GAS sẽ cần tăng tỷ lệ sở hữu tại hai công ty liên kết, PGS và PVG lần lượt từ 35,26% và 35,88% hiện tại lên 51%. Trong khi đó công ty cũng sẽ bán toàn bộ 35,1% cổ phần tại PCG trước khi PVN thực hiện bán cổ phần tại GAS.
Vị thế của PV GAS trong nền kinh tế cũng như trên sàn chứng khoán là điều không cần phải nói đến. Đó là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam thực hiện hoạt động ở trung nguồn, thu gom khí từ các chủ mỏ, chế biến, lưu trữ và phân phối khí đến các doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ. Ở phân phối hạ nguồn, các công ty con của GAS là PGD (sở hữu 50,5%), CNG (sở hữu 56%) hay PVG, PGS (GAS đang trình PVN tăng tỷ lệ lên 51%) đều là những doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trong phân phối khí và LPG.
Theo Luật Dầu khí hiện nay, các nguồn khí thiên nhiên đang khai thác ở Việt Nam đều phải có sự hợp tác với PVN, và đầu ra là các nhà máy điện khí, phân bón lớn cũng thuộc sở hữu của Tập đoàn. Gần như toàn bộ lợi nhuận của GAS thuộc về PVN nhưng khi giảm sở hữu nhà nước, phần lợi nhuận của PVN sẽ giảm xuống.
" Do đó, với một số kế hoạch thoái vốn cần hoàn tất trước khi PVN bán cổ phần như đề cập trên đây, thời gian thoái vốn của PVN nhiều khả năng sẽ muộn hơn là sớm. Hơn nữa, có thể PVN cũng mong muốn từng bước thoái vốn để ghi nhận doanh thu trong hai năm hơn là tập trung toàn bộ trong năm 2018" - HSC nhận định.
Hệ thống ống Nam Côn Sơn 2 giải bài toán công suất cho GAS
Với việc giá dầu tăng lên, GAS đã có một năm kinh doanh tốt. Sau 9 tháng đã vượt kế hoạch lợi nhuận, HĐQT của công ty vừa nâng kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế lên 52.000 tỷ đồng và 6.100 tỷ đồng so với con số 47.842 tỷ và 5.152 tỷ đồng đã được ĐHĐCĐ thường niên 2017 thông qua hồi tháng 04/2017.
Bên cạnh sự tăng lên của giá dầu và giá khí thì kết quả kinh doanh của GAS còn phụ thuộc và sản lượng. Tổng công ty này đang trong quá trình chuyển đổi từ mô hình hưởng chênh lệch giá bán và giá đầu vào cộng với phí vận chuyển đối với sản phẩm khí tự nhiên sang mô hình chỉ hưởng phí vận chuyển. Quá trình này dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn tất. Khi đó, tăng trưởng trong dài hạn của GAS sẽ phụ thuộc vào tăng trưởng sản lượng.
Theo đánh giá của CTCK HSC, do việc giảm đầu tư cho hoạt động thăm dò khai thác trong giai đoạn 2015 - 2017 nên các mỏ hiện tại như Bạch Hổ đang cạn dần trữ lượng, trong khi không có mỏ khí lớn nào đi vào hoạt động trong năm 2017. Tuy nhiên sản lượng có thể sẽ tăng từ năm 2018 khi mỏ mới là Sao Vàng - Đại Nguyệt đi vào khai thác.
Vào cuối năm 2016, GAS đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án hệ thống đường ống Nam Côn Sơn 2 (gồm 151 km đường ống dẫn khí dưới biển, dẫn khí từ mỏ Đại Hùng), nâng công suất thêm khoảng 10%. Công suất mới từ giai đoạn 1 của hệ thống đường ống Nam Côn Sơn 2 đủ để vận chuyển khí từ mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt (sẽ đi vào hoạt động từ năm sau).
Nhưng không dừng ở đó, hệ thống đường ống Nam Côn Sơn 2 - giai đoạn 2 sẽ hoàn thành vào năm 2019 và nâng công suất vận chuyển khí tự nhiên của GAS thêm khoảng 50%. HSC nhận xét, GAS đã có kế hoạch rõ ràng cho việc xây dựng hệ thống đường ống Nam Côn Sơn 2 và điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2018-2020.
Mặc dù vậy, để tăng trưởng dài hạn GAS cũng sẽ cần phải xây dựng hệ thống đường ống Lot B - Ô Môn. Hệ thống này theo kế hoạch là dự kiến khởi công trong khoảng năm 2015 nhưng hiện chưa có thời gian khởi công cụ thể và điều này chủ yếu là do tính chất phức tạp của việc đàm phán giá với các chủ mỏ.
Hải Thanh
Theo Trí thức trẻ
Lãi lớn, PV Gas thông qua việc tạm ứng 20% cổ tức bằng tiền cho năm 2018 Nửa đầu năm 2018 PV Gas đạt 5.323 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 30% so với cùng kỳ. Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (GAS) vừa thông qua Nghị quyết HĐQT về việc chi tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 bằng tiền tỷ lệ 20% mệnh giá. Tương ứng công ty sẽ chi khoảng 3.828 tỷ đồng để tạm...