Có thể giao dịch cổ phiếu ngay sau IPO
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa tiết lộ việc đang tổ chức một thị trường Pre-UPCoM dành cho các cổ phiếu ngay sau khi chào bán ra công chúng (IPO). HNX cũng sẽ thực hiện phân bảng trên UPCoM để hỗ trợ giao dịch cho nhà đầu tư.
Thị trường UPCoM đang phát triển khá nhanh chóng
Theo đó, thị trường Pre-UPCoM sẽ giúp tạo ra thanh khoản cho cổ phiếu sau IPO, vừa hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thực chào bán cổ phiếu lần đầu, trong khi với nhà đầu tư, điều này đã giải quyết được một “khúc xương” tồn tại nhiều năm nay khi nhà đầu tư mua xong cổ phiếu, nhưng không có chỗ để giao dịch, mua bán.
Theo ông Nguyễn Anh Phong, Phó tổng giám đốc HNX, về nguyên tắc, việc tổ chức thị trường của Pre-UPCoM cũng sẽ được thực hiện tương tự như thị trường UPCoM. Trong phương án IPO của doanh nghiệp, HNX sẽ tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn một mã chứng khoán để đưa ngay vào hồ sơ IPO.
Theo đó, sau khi hoàn tất việc nộp tiền thì cổ phiếu ngay lập tức được phép giao dịch. Trong trường hợp nếu doanh nghiệp chưa kịp lựa chọn mã chứng khoán, HNX vẫn có thể hỗ trợ bằng cách cấp cho cổ phiếu đó một mã giao dịch tạm thời để cổ phiếu vẫn có thể giao dịch bình thường ngay sau khi IPO. “Đây là những nỗ lực tăng thêm để cổ phiếu có thanh khoản ngay khi IPO, sau đó việc doanh nghiệp chọn đưa cổ phiếu lên UPCoM hay niêm yết trên thị trường chính thức sẽ tùy thuộc vào lựa chọn của doanh nghiệp sau này”, ông Phong nói.
HNX cho biết, ngoài việc tổ chức thị trường Pre-UPCoM, cơ quan này cũng đang tiếp tục thực hiện các giải pháp khác, nhằm tăng sức hút của thị trường UPCoM. Một trong những động thái nữa là việc thực hiện phân bảng thị trường UPCoM.
Động thái này của HNX diễn ra trong bối cảnh thị trường UPCoM đang phát triển khá nhanh chóng. Trong năm 2015, số doanh nghiệp đăng ký giao dịch mới trên UPCoM cao gấp hơn 2 lần so với năm 2014. Đến thời điểm 31/12/2015, có 256 doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM với số lượng cổ phiếu đăng ký giao dịch đạt hơn 5 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị đăng ký giao dịch 50.485 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2014.
“Quân số” sàn UPCoM sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian và có thể ngay trong năm 2016, số lượng doanh nghiệp trên sàn UPCoM có thể sẽ vượt cả sàn chứng khoán niêm yết. Trong khi đó, trên sàn UPCoM hiện cũng có không ít doanh nghiệp lớn thuộc hàng “có đai có đẳng” đang ẩn mình trên UPCoM mà không phải nhà đầu tư nào cũng nắm được.
Theo đó, HNX sẽ dựa trên các chỉ số tài chính của các doanh nghiệp để phân loại doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư nhìn nhận dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cổ phiếu. Đại diện HNX cho biết, việc phân loại này cũng nhằm mục đích khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện việc quản trị và công bố thông tin theo chuẩn mực cao hơn, phù hợp với mức độ đánh giá của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp đó.
Video đang HOT
Rõ ràng, những động thái hiện nay cho thấy thị trường UPCoM đang chuyển mình một cách mạnh mẽ, HNX cho rằng, với hệ thống hiện nay, HNX hoàn toàn có thể đáp ứng được việc vận hành của UPCoM với quy mô có thể lên tới hàng ngàn doanh nghiệp.
Từ đầu năm 2016, HNX cũng đã áp dụng cách tính mới cho chỉ số UPCoM Index. Theo đó, chỉ số UPCoM Index được tính toán theo phương pháp tính giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng của tất cả các cổ phiếu đăng ký giao dịch lớn hơn hoặc bằng 5%.
Chỉ số UPCoM Index mới có công thức tính toán tương đồng với chỉ số HNX Index hiện tại. Thay vì tính gộp tất cả những cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, cách tính mới cho chỉ số UPCoM Index chỉ sử dụng những cổ phiếu sẵn sàng giao dịch trên thị trường, loại bỏ được những cổ phiếu không được phép giao dịch như: cổ phiếu do Nhà nước nắm giữ, cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng, cổ phiếu của cổ đông sáng lập hay của nhà đầu tư chiến lược trong thời kỳ bị hạn chế chuyển nhượng… Cách tính này phản ánh chính xác hơn tính thanh khoản và tình hình giao dịch của các cổ phiếu.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
"Buốt ruột" nhìn cổ phiếu rớt đáy
Sau một thời gian dài giảm giá liên tiếp, nhiều cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam đã rơi xuống mức khá thấp, chỉ trên 1 nghìn đồng/cổ phiếu. Đây được xem là những mã có mức giá "bèo" nhất hiện nay.
Năm 2015, thị trường tài chính toàn cầu có nhiều biến động với các cú sốc lớn như sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán Trung Quốc, sự phá giá mạnh của đồng nhân dân tệ, dòng tiền có xu hướng rút ra khỏi thị trường các nước mới nổi, giá dầu sụt giảm mạnh. Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những thông tin này, thị trường chứng khoán trong nước đã có nhiều phiên lao dốc khá mạnh, kéo không ít cổ phiếu rơi xuống mức thấp thảm hại.
Tại sàn TP.HCM, cổ phiếu KSS của Tổng Công ty cổ phần khoáng sản Na Rì Hamico đang dẫn đầu danh sách có mức giá thấp nhất thị trường hiện nay, với mức chỉ 1.200 đồng/cổ phiếu (khi chốt phiên giao dịch ngày 8/3).
Theo Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, trong năm vừa qua, hoạt động kinh doanh của KSS không được thuận lợi khi để thua lỗ khá nặng.
Ảnh minh họa
Theo đó, Tổng Công ty cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2015 với doanh thu chỉ còn vỏn vẹn hơn 2 tỷ đồng, lỗ hợp nhất hơn 8 tỷ đồng.
Bước sang quý 4/2015, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của KSS chỉ đạt hơn 3,5 tỷ đồng, khiến lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp âm tới 123,8 tỷ đồng.
Theo giải trình từ phía công ty, nguyên nhân quý II lỗ là do doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ ít, các dự án, nhà máy đang trong thời kỳ đầu tư dở dang nên các khoản chi phí vẫn phải tiếp tục đầu tư.
Tổng Công ty cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico có trụ sở chính tại Bắc Kạn. Ngành nghề kinh doanh chính là khai khoáng.
Một cổ phiếu cũng được xếp vào danh sách có mức giá "bèo" nhất thị trường hiện nay là GTT của Công ty cổ phần Thuận Thảo, với mức chỉ 1.300 đồng/cổ phiếu.
Với những ai thường xuyên theo dõi thị trường chứng khoán có thể thấy, việc cổ phiếu GTT giữ ở mức rất thấp trên thị trường hiện này dường như là một điều khó tránh khỏi, do tình trạng làm ăn bê bết kéo dài.
Theo đó, hồi giữa năm 2014, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM đã ban hành Quyết định đưa cổ phiếu GTT vào diện cảnh báo do công ty kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ có ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh, làm lợi nhuận sau thuế năm 2013 chuyển từ lãi thành lỗ và dẫn đến lỗ lũy kế.
Đến ngày 6/4/2015, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM tiếp tục giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu GTT do lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014 là âm 186,63 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 31/12/2014 là âm 182,69 tỷ đồng căn cứ Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2014.
Chưa dừng ở đó, ngày 21/8/2015, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM tiếp tục giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu GTT do lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2015 của công ty là âm 57,16 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 30/6/2015 là âm 239,86 tỷ đồng căn cứ Báo cáo tài chính soát xét bán niêm năm 2015.
Bước sang tháng đầu tiên của năm 2016, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM đã nhận được báo cáo tài chính quý 4 năm 2015 của Công ty này và đã công bố thông tin ra thị trường. Theo đó, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2015 của Công ty là âm 119,43 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 31/12/2015 là âm 302,12 tỷ đồng.
Như vậy, cổ phiếu GTT đang đứng trước nguy cơ sẽ bị đưa vào diện kiểm soát nếu lợi nhuận sau thuế năm 2015 tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2015 của Công ty là âm.
Công ty cổ phần Thuận Thảo có trụ sở tại Phú Yên, với ngành nghề kinh doanh chính là vận tải hành khách, hàng hóa, kinh doanh siêu thị, sản xuất nước uống tinh khiết, khách sạn, nhà hàng...
Bên sàn Hà Nội, cổ phiếu BAM của Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Bắc Á cũng đang năm trong danh sách cổ phiếu có mức giá thấp, khi niêm yết chỉ 1.700 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên giao dịch ngày 8/3.
Cũng như những cổ phiếu trên, BAM đã có một năm hoạt động kinh doanh buồn chán khi để thua lỗ và cổ phiếu rơi vào tình trạng cảnh báo.
Theo đó, hồi cuối tháng 9 năm ngoái, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã ban hành quyết định đưa cổ phiếu BAM vào diện bị cảnh báo do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin. Nguyên nhân là do công ty thường xuyên vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Đặc biệt, công ty chưa thực hiện công bố Báo cáo tài chính bán niên năm 2015 được soát xét.
Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính, lợi nhuận sau thuế thu nhập của BAM đã âm 453 triệu đồng.
Lý giải về mức thua lỗ này, BAM cho biết, công ty hiện vẫn đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản dở dang chưa hoàn thành đưa vào sử dụng dự án khu Resort Ba Bể và các mỏ cũng đang trong thời gian chờ gia hạn cấp phép, nên trong quý 4/2015 công ty đã có kết quả kinh doanh lỗ.
Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Bắc Á có trụ sở chính tại Bắc Kạn. Với ngành nghề kinh doanh là khai khoáng.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
HNX có Chủ tịch HĐQT và phụ trách Ban Điều hành mới Theo Quyết định số 386/QĐ-BTC ngày 1-3-2016 về việc luân chuyển, bổ nhiệm ông Nguyễn Thành Long, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giữ chức Chủ tịch HĐQT Sở GDCK Hà Nội từ ngày 1-3-2016 và Quyết định số 383/QĐ-BTC ngày 1-3-2016 về việc giao bà Nguyễn Thị Hoàng Lan - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám...