Có thể gia tăng xuất khẩu sang Ấn Độ thêm 633 triệu USD mỗi năm
Các lĩnh vực của Việt Nam có thể tăng xuất khẩu sang Ấn Độ bao gồm bán lẻ và bán buôn; giao thông vận tải và dịch vụ kho vận; vải cotton; dịch vụ hành chính văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.
Theo Báo cáo cơ hội thương mại của Ngân hàng Standard Chartered, các doanh nghiệp Việt Nam có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm sang Ấn Độ thêm 633 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp Ấn Độ có thể thúc đẩy xuất khẩu sang Việt Nam thêm 475 triệu USD mỗi năm. Với tiềm năng này, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ có thể tăng thêm 1,1 tỷ USD.
Các thị trường ASEAN được đề cập trong báo cáo bao gồm Indonesia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Ước tính tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu sang Ấn Độ của những thị trường này có thể đạt 10,7 tỷ USD.
Báo cáo xem xét những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cao là những loại hàng hóa, dịch vụ đã được các doanh nghiệp bổ sung những yếu tố nội địa.
Trong bối cảnh các thị trường phục hồi sau khi bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, báo cáo nhận định thương mại toàn cầu là yếu tố cực kỳ quan trọng để thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng, trong đó nhấn mạnh vào các lĩnh vực có cơ hội tăng trưởng cao nhất.
Lĩnh vực bán lẻ và bán buôn của Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu sang Ấn Độ lớn nhất, ở mức 87 triệu USD.
Ấn Độ hiện là một trong 10 đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Ấn Độ trong ASEAN. Với sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng sau dịch COVID-19, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ có thể đóng vai trò ngày càng quan trọng đối các doanh nghiệp quốc tế.
Video đang HOT
Các lĩnh vực khác của Việt Nam có nhiều cơ hội thương mại với Ấn Độ bao gồm giao thông vận tải và dịch vụ kho vận; vải cotton (bao gồm chỉ may, sợi và vải); dịch vụ hành chính văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác, các mặt hàng vải dệt kim.
Ông Nirukt Sapru, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á chia sẻ: “Nỗ lực của Việt Nam và Ấn Độ nhằm thúc đẩy thương mại song phương đang mang đến những kết quả tích cực và thương mại giữa hai nước đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Trong bối cảnh Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ có thể sẽ được tăng cường hơn nữa, nhất là khi Ấn Độ đang đầu tư gần 2 tỷ USD vào hơn 200 dự án tại Việt Nam. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng Ấn Độ mang đến nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các cơ hội mới để thúc đẩy tăng trưởng một cách hiệu quả.”
Theo ước tính, Ấn Độ có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng cao sang Việt Nam thêm 475 triệu USD mỗi năm, tương đương với mức tăng trưởng 12%.
Báo cáo cơ hội thương mại của Standard Chartered đánh giá các cơ hội thương mại giữa Ấn Độ với 10 thị trường đối tác quan trọng và xem xét các cơ hội này ở cấp độ ngành – cả khía cạnh hàng hóa lẫn dịch vụ. Xem xét đến bối cảnh thế giới sau đại dịch COVID-19 khi các nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại, báo cáo so sánh kim ngạch xuất khẩu thực tế với kim ngạch xuất khẩu tiềm năng để tìm ra các cơ hội trong trung hạn.
Theo báo cáo, tiềm năng tăng trưởng thương mại hàng năm giữa Ấn Độ và 10 quốc gia được nghiên cứu là 38 tỷ USD, trong đó tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu sang Ấn Độ của 10 thị trường là 21 tỷ USD và tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu của Ấn Độ sang các quốc gia này là 17 tỷ USD.
Báo cáo loại trừ các lĩnh vực thị trường hàng hóa hoặc tương tự mà chỉ tập trung vào các sản phẩm xuất khẩu có tiềm năng cao (như các lĩnh vực có nhiều cơ hội để đưa thêm giá trị vào các sản phẩm hoặc dịch vụ). Nhưng lĩnh vực này đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu, chiếm tới 82% tổng kim ngạch xuất khẩu./.
Doanh nghiệp ngành gỗ tìm cơ hội xuất khẩu trong khó khăn
Việc các nhà nhập khẩu di chuyển đơn hàng cũng như EVFTA có hiệu lực là cơ hội để ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.
Sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN)
Thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 đã tác động xấu tới các ngành kinh tế. Tuy nhiên, riêng ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, đặc biệt là ngành gỗ của Bình Dương lại lội ngược dòng, tìm thấy cơ hội mạnh mẽ từ biến cố dịch bệnh mang tầm thế kỷ này.
Các chuyên gia ngành gỗ nhận định, từ trong khó khăn, ngành gỗ có được cơ hội rất lớn từ các thị trường. Bởi khi các quốc gia ngừng giao thương trong một thời gian, các doanh nghiệp nhập khẩu từ châu Âu và Mỹ đưa ra chiến lược trữ mặt hàng gỗ để tiêu thụ sau khi đẩy lùi dịch bệnh.
Di chuyển đơn hàng
Trước biến động dịch bệnh COVID-19, giao thương mặt hàng gỗ giữa thị trường Trung Quốc và các thị trường khác tạm thời dừng lại. Việc xoay vòng nguồn vốn, giải quyết lao động, các loại thuế duy trì doanh nghiệp là điều khiến các doanh nghiệp nhập khẩu của thị trường châu Âu và Mỹ trăn trở. Chính vì thế, bắt buộc các doanh nghiệp nhập khẩu phải tìm nguồn thay thế; trong đó Việt Nam là nơi được ưu tiên lựa chọn.
Ông Phan Thế Hải, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Triệu Phú Lộc cho hay, trong giai đoạn này, ngành gỗ có cơ hội phát triển rất mạnh.
Lý do chính là, trong quý 1 và quý 2 năm 2020, dịch bệnh xảy ra khiến Mỹ phải đóng cửa giao thương, ngành gỗ Việt Nam và các quốc gia khác không thể nhập hàng vào thị trường này nên lượng hàng tồn kho của các nhà nhập khẩu Mỹ không còn. Vì vậy, các nhà nhập khẩu đồ gỗ của Mỹ đã tăng lượng đặt hàng lên 4 đến 5 lần so với trước để vẫn có hàng cung ứng nếu xảy ra tình huống tương tự.
Thêm vào đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU ( EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 chính là cơ hội để ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam nói chung, ngành gỗ Bình Dương nói riêng có thêm điều kiện thuận lợi để đi vào thị trường nói trên.
Chính vì thế, các nhà sản xuất và chế biến gỗ Bình Dương hầu như hoạt động hết công suất. "Đây là điều chưa từng có từ trước đến nay," ông Hải chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, chính vì sự di chuyển đơn hàng cũng đã đặt ra cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ của tỉnh Bình Dương nói riêng những thách thức lớn hơn trong sáng tạo, hoàn thành các đơn hàng. Vì dòng sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam trước đây chủ yếu là các dòng phòng ngủ, phòng ăn, phòng càphê. Thế nhưng, giai đoạn hiện nay, dòng sản phẩm đang "hot" nhất lại là dòng bồn rửa, ghế sofa, tủ bếp.
Khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nổ ra, các doanh nghiệp nhập khẩu dòng sản phẩm này đã chuyển khoảng 80% đơn hàng sang Việt Nam. Trong khi đó, năng lực sản xuất đáp ứng của các nhà máy chế biến gỗ Việt Nam nói chung, Bình Dương nói riêng chỉ đủ khả năng khoảng 30% đơn hàng, số lượng còn lại hoặc phải chờ hoàn thành, hoặc đành bỏ lỡ, ông Lê Văn Minh, Phó Giám đốc phụ trách đào tạo của Hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) chia sẻ.
Giành cơ hội tiếp theo
Trước sự di chuyển đơn hàng và một số thị trường bị ảnh hưởng mạnh từ dịch COVID-19, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ Bình Dương đã xác định hướng đi mới để có thể nắm bắt cơ hội tốt nhất trong phát triển các sản phẩm gỗ và xuất khẩu đồ gỗ trên thị trường quốc tế.
Khi các doanh nghiệp chế biến gỗ Bình Dương tiếp nhận các đơn hàng lớn, cũng đồng nghĩa với việc thực hiện các tiêu chuẩn một cách nghiêm ngặt, đó chính là đặc thù mà các doanh nghiệp chế biến gỗ phải chấp nhận. Do vậy, để đón đầu các đơn hàng lớn, các khách hàng lớn thì doanh nghiệp gỗ Việt Nam nói chung và tại Bình Dương nói riêng phải có sự chuẩn bị tốt và nghiêm túc. Có như vậy, mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Khách quốc tế tham quan hội chợ VIFA-EXPO 2019. Việt Nam tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu về xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất tại thị trường EU. (Nguồn: TTXVN)
Theo ông Phan Thế Hải, tiêu chuẩn của khách hàng là nhà sản xuất phải có quá trình thực hiện các bước nằm trong quy trình bắt buộc. Đó là bắt buộc về yêu cầu kỹ thuật và thời gian hoàn thành. Chỉ cần doanh nghiệp không đáp ứng được, cũng đồng nghĩa với mất cơ hội trong việc nhận đơn đặt hàng lần sau. Do đó, các doanh nghiệp buộc phải tính toán kỹ lưỡng việc đầu tư thiết bị, công nghệ, xác suất hoàn thành lâu nhất để đón đơn hàng của những khách hàng lớn, khó tính như châu Âu và Mỹ.
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp gỗ Bình Dương nắm bắt cơ hội lớn này, chính quyền tỉnh Bình Dương đã có những chiến lược cụ thể trong hỗ trợ nguyên liệu ngành gỗ.
Ông Hồ Văn Bình, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương chia sẻ, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gỗ, tỉnh Bình Dương đã phối hợp với các tỉnh có diện tích rừng trồng, tập trung các loại gỗ nguyên liệu mà nhà nhập khẩu yêu cầu. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ giảm nhập khẩu gỗ nguyên liệu, cũng là một giải pháp chứng minh truy xuất nguồn gốc nguyên liệu gỗ, một trong những yêu cầu khó khăn hiện nay của ngành gỗ.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương cũng có nhiều chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để đầu tư công nghệ hiện đại, đáp ứng đơn hàng nhanh nhất.
Đồng thời, Sở Công Thương cũng đã lồng các chương trình xúc tiến thương mại của quốc gia vào xúc tiến thương mại ngành gỗ, đặc biệt là đẩy mạnh thương mại điện tử lên các sàn giao dịch điện tử như Ebay, Alibaba, Amazon...
Bằng sự nỗ lực của các doanh nghiệp chế biến gỗ và chính quyền địa phương, trong 9 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gỗ Bình Dương ước đạt 2,5 tỷ USD./.
Dệt may Thành Công (TCM) ước lãi quý III tăng 39,5% so với cùng kỳ 9 tháng đầu năm, Dệt may Thành Công ghi nhận 114,6 triệu USD (2.647 tỷ đồng) doanh thu và 8,18 triệu USD (188 tỷ đồng) lợi nhuận, lần lượt giảm 2% và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa. CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (mã TCM) vừa thông báo kết quả kinh doanh...