Có thể đốt cháy kim cương không?
Kim cương là vĩnh cửu, hay người ta vẫn thường nói như vậy. Nhưng ở một nhiệt độ cao đến mức nào đó và được cung cấp đủ oxygen thì kim cương vẫn cháy.
Kim cương là carbon, giống như than vậy. Kim cương khó cháy hơn than nhưng chắc chắn chúng có thể cháy. Vấn đề nằm ở chỗ phải tạo ra những điều kiện phù hợp để một viên kim cương rắn có thể phản ứng với oxygen để tạo nên một ngọn lửa.
Nếu kim cương có thể cháy thì liệu chúng có phải là “vĩnh cửu” không?
Nhà vật lý học Rick Sachleben, một thành viên của Hiệp hội hoá chất Mỹ, cho biết: “bạn phải chuyển đổi chất rắn đó (cacbon) thành một dạng khí để nó có thể phản ứng với không khí và tạo nên một ngọn lửa.
Vậy cách tốt nhất để làm được điều đó là gì? Nhiệt, và thật nhiều nhiệt. Theo nhà vật lý học Christopher Baird của Trường đại học Tây Texax, Mỹ, thì trong một căn phòng bình thường, kim cương bốc cháy ở nhiệt độ khoảng 900 0C.
Để hình dung dễ hơn, ta có thể so sánh với nhiệt độ bốc cháy của than chất bốc cao (than chứa tương đối nhiều các khí dễ bị giải phóng) là 667 0C và gỗ là 300 0C hoặc thấp hơn tùy theo loại gỗ. Khi mới bị nung nóng, kim cương chuyển màu đỏ, sau đó trắng. Nhiệt sẽ thúc đẩy phản ứng giữa bề mặt viên kim cương với không khí, biến đổi carbon kim cương thành carbon monoxide dạng khí không màu và không mùi.
Video đang HOT
Carbon cộng với oxygen tạo thành carbon monoxide sinh ra nhiệt. Carbon monoxide này phản ứng với oxygen sinh ra nhiều nhiệt hơn nữa. Nhiệt cao này đẩy carbon monoxide đi, do đó thêm oxygen được đem đến.
Tuy nhiên, lúc này mới chỉ là một ngọn lửa nhỏ. Để có một ngọn lửa lớn thực sự cháy trên bề mặt viên kim cương thì phải có thêm nhiều nhiệt hơn nữa, tức là phải có 100% oxygen so với không khí trong phòng chỉ có 22% oxygen. Tăng nồng độ oxygen lên mức 100% chính là điều kiện để phản ứng này có thể kéo dài. Carbon monoxide sinh ra từ kim cương sẽ cháy khi có oxygen, tạo ra một ngọn lửa nhảy múa trên bề mặt viên đá này. “Hầu như tất cả mọi thứ đều cháy trong môi trường oxygen thuần khiết” – nhà vật lý học Sachleben nói.
Theo Viện Ngọc học Mỹ (GIA), ngay cả khi không có oxygen tinh khiết, kim cương vẫn có thể bị lửa làm hư hại. Một viên kim cương trong một đám cháy nhà hoặc dưới ngọn lửa quá tay của một người chế tác kim hoàn sẽ không bốc khói nghi ngút nhưng vẫn cháy trên bề mặt đủ để thấy có khói nhẹ và chuyển sang màu trắng. Nếu gọt bỏ lớp cháy bên ngoài thì sẽ lộ ra một viên đá nhỏ hơn nhưng vẫn trong và óng ánh như ban đầu. Khi carbon cháy trong oxygen, phản ứng này sinh ra carbon dioxide và nước.
Như vậy, về lý thuyết, một viên kim cương tinh khiết sẽ biến mất hoàn toàn nếu bị đốt cháy đủ lâu. Tuy nhiên, hầu hết kim cương có ít nhất một vài tạp chất như là nitrogen chẳng hạn, vì thế phản ứng cháy không đơn giản như vậy.
Đại gia nào sở hữu chiếc khẩu trang y tế trị giá 35 tỷ đồng?
Được nạm vàng và kim cương, chiếc khẩu trang đắt nhất hành tinh trở này trở thành tâm điểm của truyền thông.
Có tác dụng ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn, chiếc khẩu trang trở thành vật bất ly thân với nhiều người dân trên thế giới trong thời buổi Covid-19 hoành hành.
Với giới siêu giàu, chiếc khẩu trang còn là vật trang trí chứng tỏ vị thế của họ trên bản đồ đại gia.
Công ty Yvel ở Israel vừa trình làng mẫu khẩu trang sang chảnh nhất mọi thời đại được chế tạo từ vàng trắng gắn 3.600 viên kim cương (trắng và đen) cùng với màng lọc khuẩn N99.
Nhà thiết kế Levy đồng thời là Tổng giám đốc Yvel bên cạnh sản phẩm độc nhất vô nhị của mình.
Nhà thiết kế Levy đồng thời là Tổng giám đốc Yvel cho biết, hiện tại công ty đã nhận được đơn đặt hàng đầu tiên.
Vị khách hàng chỉ có 2 yêu cầu dành cho sản phẩm, đó là phải được hoàn thành trong năm nay và đây phải là chiếc khẩu trang đắt nhất trên thế giới.
Vì chính sách bảo mật thông tin nên ông Levy từ chối tiết lộ danh tính người mua, nhưng bật mí nhỏ đó là một doanh nhân người Trung Quốc sinh sống tại Mỹ.
Chiếc khẩu trang lấp lánh ánh vàng và kim cương này có thể khiến dụng cụ bảo vệ đang bắt buộc phải đeo ở nhiều nước này trở nên đặc biệt hơn.
Với cân nặng lên tới 270g - gấp 100 lần chiếc khẩu trang bình thường thì đây có lẽ nó không phải là một phụ kiện thích hợp để đeo hàng ngày tránh khuẩn.
Nhà sáng chế cho biết, để sản xuất ra chiếc khẩu trang này, các thợ kim hoàn phải hoạt động hết công suất, những mảnh ghép được phủ kín kim cương và một tấm vàng mỏng được đục lỗ để nhét màng lọc.
"Có nhiều tiền chưa chắc đã mua được mọi thứ trên đời, nhưng nếu một người đàn ông đi bộ trên đường cùng bạn mà đeo chiếc khẩu trang này trên mặt chắc chắn sẽ là người đàn ông đẹp trai nhất thế gian", Levy chia sẻ.
Nhà thiết kế cũng thừa nhận rằng ông cảm thấy mừng vì giữa thời điểm khó khăn kinh tế hiện nay, ông vẫn nhận được đơn hàng lớn để tạo công việc và thu nhập cho các nhân viên của mình.
Viên kim cương lớn nhất thế giới: Hành trình từ khối thủy tinh khổng lồ trở thành báu vật quý giá nhất trong Hoàng gia Anh Nặng tới 3.106 carat (tương đương 621g), viên kim cương Cullinan chính là viên kim cương lớn nhất từng được tìm thấy. Viên kim cương Cullinan được tìm thấy vào ngày 25/1/1905 ở Nam Phi bởi người quản lý mỏ kim cương Frederick Wells. Khi đó, ông Wells đang làm việc thi vô tình vấp phải một hòn đá lớn và sáng lấp...