Có thể điều chỉnh giá điện theo quý?
Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu xây dựng giá bậc thang 2 thành phần công suất và điện năng, xem xét thu phí cố định hàng tháng. Đồng thời xem xét điều chỉnh giá điện theo quý khi chi phí nhiên liệu thay đổi; hay phương án giảm giảm nếu sử dụng ít điện…
Tại dự thảo Quy hoạch điện VIII Bộ Công Thương cũng đề xuất nghiên cứu xem xét điều chỉnh giá điện theo quý khi chi phí nhiên liệu thay đổi.
Qua phân tích biểu giá điện hiện trạng của Việt Nam và một số nước trong khu vực, cho thấy biểu giá điện của một số nước nêu trên có nhiều điểm tiến bộ hơn biểu giá điện hiện trạng của Việt Nam.
Trong dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện và lấy ý kiến có đề xuất nghiên cứu xem xét xây dựng giá điện bậc thang 2 thành phần công suất và điện năng, điều chỉnh giá điện theo quý khi chi phí nhiên liệu thay đổi.
15 NĂM 13 LẦN THAY ĐỔI
Liên quan đến phần giá điện trong dự thảo, Bộ Công Thương cho biết, nhiều nước trong khu vực đều đã và đang trong tiến trình cải tổ ngành điện. Theo đó, giá điện minh bạch, rõ ràng theo từng khâu phát, truyền tải, phân phối và bán lẻ, các chính sách hỗ trợ.
Theo Bộ Công Thương, các nước trong khu vực đều áp dụng biểu giá bán lẻ theo cấp điện áp, theo thời gian cao điểm, thấp điểm (TOU), theo bậc thang và phân theo các ngành kinh tế. Đơn cử như Thái Lan, biểu giá điện của nước này được phân theo công suất tiêu thụ, mức điện áp, công suất tiêu thụ, bậc thang và biểu giá TOU cho các ngành.
Thậm chí tại Thái Lan, các ngành được chia theo mức công suất tiêu thụ nhỏ hơn 30kW, từ 30kW đến 1000kW và trên 1000KW và các ngành đặc thù riêng như ngành kinh doanh đặc thù như nhà nghỉ, khách sạn, tổ chức phi chính phủ và tưới tiêu cho nông nghiệp sẽ có biểu giá riêng.
Các nước như Hồng Kông và Hàn Quốc đã áp dụng biểu giá tính đến công suất sử dụng, số giờ sử dụng, cấp điện áp chi tiết, và theo Bộ Công Thương, đây là một điểm mới và chưa có trong biểu giá bản lẻ điện Việt Nam. Tại Hồng Kông, biểu giá điện được điều chỉnh tự động hàng năm theo biến động của thị trường và mỗi khách hàng đều phải chi phí cố định trên mỗi hóa đơn…
Ở Việt Nam, Bộ Công Thương cho biết, biểu giá bán điện từ năm 2007 đến nay được phân theo các ngành, cấp điện áp, theo giờ cao thấp điểm và biểu giá điện sinh hoạt được chia theo bậc thang. Trải qua 15 năm, với 13 lần thay đổi, cập nhật hoàn thiện biểu giá, hiện tại giá bán điện đã được rút gọn, minh bạch, rõ ràng.
Theo đó, giá điện được phân theo: (1) ngành sản xuất (phân theo 4 cấp điện áp (dưới 6kV, 6kV đến 22kV, 22kV đến 110kV và từ 110kV trở lên); Phân theo giờ Cao điểm, Thấp điểm, giờ bình thường); (2) kinh doanh: phân theo 3 cấp điện áp (dưới 6kV, 6kV đến 22kV, 22kV trở lên); phân theo giờ cao điểm, thấp điểm, giờ bình thường); (3) hành chính sự nghiệp (bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông, chiếusáng công cộng, đơn vị hành chính sự nghiệp): phân theo 2 cấp điện áp dưới 6kV và trên 6kV.
Còn đối giá bán lẻ cho sinh hoạt, biểu giá bán lẻ điện cho sinh hoạt được rút gọn từ 7 bậc xuống còn 6 bậc vào năm 2014 giúp biểu giá đơn giản hơn và đảm bảo mục tiêu tiết kiệm điện năng trong sinh hoạt.
Biểu giá bán lẻ điện cho sinh hoạt được rút gọn từ 7 bậc xuống còn 6 bậc vào năm 2014.
Video đang HOT
ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH GIÁ ĐIỆN THEO QUÝ
Định hướng xây dựng bảng giá điện trong giai đoạn quy hoạch (Quy hoạch điện VIII), Bộ Công Thương cho biết, qua phân tích biểu giá điện hiện trạng của Việt Nam và một số nước trong khu vực, cho thấy biểu giá điện của một số nước nêu trên có nhiều điểm tiến bộ hơn biểu giá điện hiện trạng của Việt Nam.
Đơn cử như giá điện theo 2 thành phần công suất và điện năng, giá điện điều chỉnh theo quý khi chi phí nhiên liệu thay đổi, có hệ số giảm giá khi dùng ít điện, không bù chéo giữa các nhóm khách hàng lớn, chỉ trợ giá cho đối tượng người già, thất nghiệp, đơn thân, tách bạch chi phí dịch vụ hỗ trợ thị trường, chi phí vận hành hệ thống và quản trị thị trường…
Vì vậy, theo bộ này, trong giai đoạn tới cần phải nghiên cứu hoàn thiện biểu giá bán lẻ điện Việt Nam tham khảo các yêu cầu, nguyên tắc và tiêu chí đơn giản, dễ hiểu, minh bạch, rõ ràng, dễ thực hiện; phù hợp với tình hình ngành điện, thị trường điện và tình hình kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.
Quy hoạch điện VIII cũng tính đến phương án tách chính sách xã hội ra khỏi giá điện như đã đề ra tại Quyết định 28/2014/QĐ-TTg, theo đó quy định hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt, mức hỗ trợ hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành. Giả sử mức hỗ trợ đó còn thấp thì có thể xem xét tăng lên, ví dụ 50 kWh/tháng.
Nguyên tắc xây dựng biểu giá điện phải đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi ở mức hợp lý cho ngành điện và các nhà đầu tư để không ngừng phát triển nguồn điện và lưới điện đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng; đảm bảo sự công bằng cho các khách hàng; và phù hợp với quy luật khan hiếm của các nguồn tài nguyên năng lượng, theo đó nhu cầu điện càng tăng thì phải huy động các nguồn tài nguyên năng lượng có điều kiện khai thác khó khăn hơn cho phát điện và do vậy giá thành các nguồn điện mới ngày càng cao hơn.
Theo Bộ Công Thương, trong bối cảnh hiện nay, biểu giá điện bậc thang là hợp lý nhất đáp ứng các nguyên tắc nêu trên và phù hợp với đặc điểm của sản xuất, kinh doanh điện, thị trường điện và các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt. Theo đó, tiêu chí về biểu giá bán lẻ điện bậc thang theo hướng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm; không quá phức tạp, ví dụ không quá nhiều bậc thang; kết hợp hỗ trợ các đối tượng chính sách, đối tượng đặc biệt như người già…
Tại dự thảo Quy hoạch điện VIII Bộ Công Thương cũng đề xuất nghiên cứu xem xét xây dựng giá bậc thang 2 thành phần công suất và điện năng, xem xét thu phí cố định hàng tháng. Đồng thời xem xét điều chỉnh giá điện theo quý khi chi phí nhiên liệu thay đổi; hay phương án giảm giảm nếu sử dụng ít điện.
Đôi chân nghị lực của nữ sinh viên Đại học Y Hà Nội
Hương Giang sinh ra với đôi chân không thể đi lại bình thường. Đối với nữ sinh viên ĐH Y Hà Nội, đôi chân là thử thách cũng vừa là động lực khiến cô mạnh mẽ hơn.
"Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người thậm chí không có chân để đi giày".
Đó là câu nói từng khiến Vũ Thị Hương Giang (Ninh Bình) khóc rất nhiều khi lần đầu nghe được. Cô gái sinh năm 1999 khóc vì đồng cảm, vì một đôi chân lành lặn, khỏe mạnh cũng là điều cô mơ ước bao năm nay.
20 năm đồng hành cùng đôi chân đặc biệt, từ buồn và đôi lúc là ghét bỏ, Hương Giang dần coi đó là động lực để khiến bản thân mạnh mẽ hơn từng ngày.
Trong suốt cuộc trò chuyện với Zing , nữ sinh viên Đại học Y Hà Nội liến thoắng kể về cuộc sống của mình bằng giọng lạc quan, đôi lúc "tự dìm". Cũng có lúc, Giang chực khóc khi nhớ về quãng thời gian khó khăn, những lời lẽ cay nghiệt nghe được từ những người không hiểu mình.
Muốn được đi giày
Ông nội, ông ngoại Hương Giang sống cùng làng, cùng tham gia kháng chiến chống Mỹ. Đến đời bố mẹ Giang, không có ai bị dị tật hay ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, Giang và anh trai không được may mắn như vậy.
Khi sinh ra, hai chân của Giang và người anh trai sinh năm 1995 vẫn bình thường. Song càng lớn, chân càng yếu đi, teo nhỏ và không đủ sức chống đỡ cơ thể.
Giang có thể đi một đoạn ngắn nếu có điểm tựa. Bình thường, cô di chuyển bằng xe lăn.
Suốt nhiều năm, gia đình Giang đã đến không ít bệnh viện ở khắp miền Bắc nhưng vẫn không thể tìm ra nguyên nhân bệnh. Phần lớn nơi chẩn đoán là bại liệt, nhược cơ và chỉ có thể kê thuốc để tình hình không nặng thêm, kết hợp vật lý trị liệu.
"Đến tận bây giờ, gia đình mình vẫn không biết căn bệnh hai anh em mắc phải là gì, chỉ biết nguyên nhân là di truyền hoặc có thể là ảnh hưởng chất độc da cam. Mọi người đều khuyên anh em mình đi phục hồi chức năng và tập luyện để cải thiện", Giang nói.
Những năm đầu đời, Giang vẫn có thể đi lại được một chút nhưng không nhiều. Khoảng lớp 3, lớp 4, cô tự đạp xe đến trường, dùng tay đè chân phải xuống bàn đạp tạo lực. Tuy nhiên, vì chân không có sức, mỗi khi trượt tay là cả người Giang mất đà, ngã xuống đường.
Lên cấp 2, Giang nhờ bạn cùng làng đưa đến trường vì không còn sức tự đi xe. Cũng từ thời gian này, cô gái Ninh Bình bắt đầu nhận thức được mình "khác biệt" so với các bạn.
Có lần, trường tổ chức cho các học sinh giỏi lên Hà Nội tham quan. Suốt chuyến đi, các thầy cô luôn phải cõng Giang để di chuyển giữa các địa điểm. Tội lỗi, thấy bản thân như gánh nặng là điều duy nhất đọng lại trong cô sau chuyến đi ấy.
Cô gái sinh năm 1999 trở nên tự ti, thu mình hơn hẳn.
"Lên cấp 3, các bạn thi nhau sắm giày, dép đẹp nhưng chân mình như vậy, một bên còn bị lật nên dù muốn cũng chẳng thể xỏ. Mùa đông trời lạnh, chân mình tím lại vì chỉ đi tất, nhìn các bạn chạy nhảy, mình tủi thân, cảm nhận được rõ ràng sự khác biệt giữa mình và mọi người".
Sau ca phẫu thuật năm lớp 10, chân của Giang có thể úp lại gần như người bình thường. Khi có điểm tựa, cô đi được một đoạn ngắn, còn lại sẽ di chuyển bằng xe lăn. Vì dựa phần lớn vào sức đôi tay, dáng đi của Giang xiêu vẹo, lâu dần khiến cô cong cả cột sống.
'Nếu khỏe mạnh, chưa chắc mình đã học y'
Trong suốt 18 năm đầu đời, đôi chân là điều khiến Giang phải đến khắp các bệnh viện lớn nhỏ chạy chữa. Tuy nhiên, cũng chính đôi chân ấy là nguyên nhân thôi thúc cô trở lại bệnh viện với một vai trò mới: sinh viên ngành y.
"Ban đầu, mình tính học ngành kinh tế để sau này kinh doanh kiếm thật nhiều tiền phụ giúp bố mẹ. Nhưng sau đó, một phần nghe lời khuyên từ bố mẹ, một phần muốn tự tìm ra phương pháp điều trị đôi chân, mình quyết định chuyển hướng thi khối B vào năm lớp 12".
Ngày biết tin đỗ ngành Y tế dự phòng của ĐH Y Hà Nội, vui và tự hào có, nhưng Giang buồn và lo lắng nhiều hơn. Một sinh viên bình thường tự lăn lộn nơi xa đã khó, với Giang, thách thức còn lớn hơn nhiều lần.
"Khó khăn lớn nhất là bố trí thời gian học và sinh hoạt sao cho hợp lý. Ở nhà, có gia đình hỗ trợ nhưng khi đi học xa, mình phải tự làm mọi thứ, chưa kể việc học đã chiếm rất nhiều thời gian".
Hương Giang hiện là sinh viên năm 4 ngành Y tế dự phòng, ĐH Y Hà Nội.
Hầu hết môn học ở trường đều có khối lượng kiến thức khá nặng, sinh viên còn phải đến bệnh viện thực hành ngay sau khi học lý thuyết.
Vì gặp bất tiện trong việc đi lại nên trong phần lớn buổi đi viện, Giang không có nhiều cơ hội luyện tập, khiến cô gặp khó khăn trong việc áp dụng, ghi nhớ kiến thức chuyên ngành.
Cũng chính vì thế, Giang chăm chỉ đọc sách, nghiền ngẫm các tài liệu, giáo trình.
"Nếu khỏe mạnh như người bình thường, chưa chắc mình đã học ngành y. Những gì xảy ra ở hiện tại, theo mình, chính là duyên nợ".
Bất tiện chứ không bất hạnh
Đối với cô gái quê Ninh Bình, những đau đớn, bất tiện về thể xác không khiến cô tổn thương bằng những lời vô tình, ánh nhìn khó chịu hay sự thiếu cảm thông của người khác khi có đôi chân không lành lặn.
Đó là những lời trêu chọc vô tâm nhưng đủ sức khiến cô buồn cả ngày dài của đám trẻ con: "Cái chị kia đi đứng buồn cười thế".
Đó là những câu hỏi: "Sao lại ngồi xe lăn vậy?", "Lấy xe của bệnh nhân đi à?", "Ngồi xe lăn thì mai sau làm bác sĩ kiểu gì?" khi đến bệnh viện thực tập, khiến cô nhiều lúc không dám khoác lên mình chiếc áo blouse trắng.
Đó là những ánh nhìn mỉa mai, châm chọc "Chân cẳng đã như thế rồi còn không an phận, học y làm cái gì".
Đỉnh điểm, vào năm nhất đại học, gia đình bạn trai mới quen biết về tình trạng sức khỏe của Giang và ra sức ngăn cản bằng nhiều lời lẽ khó nghe.
"Từ bé đến giờ, mình chỉ đơn phương nhưng đây là lần đầu được một chàng trai mình thích đáp lại tình cảm. Anh ấy lớn hơn mình và cũng đến độ tuổi lập gia đình. Mình biết, với nhiều yếu tố, bọn mình không thể có tương lai".
Nhiều lúc, Giang ước giá như mình có thể sinh ra với một đôi chân bình thường thì mọi chuyện đã khác.
"Sao lại là mình?", câu hỏi vô thức hiện lên trong đầu cô gái sinh năm 1999 những khi ấm ức.
Xoay xở tìm vốn cho dự án điện độc lập Với nhu cầu vốn đầu tư 13 - 15 tỷ USD/năm, quy mô thị trường điện Việt Nam được đánh giá đủ sức hấp dẫn, nhưng huy động vốn đang là bài toán quá khó. Phối cảnh Dự án Nhà máy Nhiệt điện An Khánh (Bắc Giang). Ảnh: S.T Hơn 133 tỷ USD huy động ở đâu? Để bảo đảm thực hiện được...