Có thể bị phạt tới 100 triệu đồng nếu dùng tài sản công sai quy định
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước. Theo đó, mức phạt có thể lên tới 100 triệu đồng nếu sử dụng tài sản công sai quy định.
Tổ chức đầu tư, mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức có thể bị phạt đến 20 triệu đồng nếu mua sắm tài sản có giá trị vượt từ 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản trở lên. Ảnh: internet.
Dự thảo Nghị định quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: Quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước quy định tại Nghị định này là 1 năm. Riêng đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng thì thời hiệu xử phạt là 2 năm.
Hình thức xử phạt chính quy định tại dự thảo Nghị định này bao gồm: cảnh cáo và phạt tiền.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.
Trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản khi chưa có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền cũng có thể bị phạt từ 1 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Đối với tổ chức có hành vi đầu tư, mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức có thể bị phạt đến 20 triệu đồng nếu mua sắm tài sản có giá trị vượt từ 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản trở lên. Đồng thời, phải khắc phục hậu quả bằng cách nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản đầu tư, mua sắm vượt tiêu chuẩn, định mức.
Video đang HOT
Tổ chức có hành vi trao đổi tài sản công không đúng quy định (dùng tài sản công của tổ chức để đổi lấy tài sản của tổ chức, cá nhân khác mà không được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép) có thể bị phạt đến 50 triệu đồng.
Đối với các hành vi Nghị định không quy định cụ thể đối tượng bị xử phạt là tổ chức hay cá nhân thì các mức phạt tiền quy định tại Nghị định này thì đối với cá nhân, tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, mức nộp phạt cao nhất có thể lên tới 100 triệu đồng.
Ngoài các mức nộp phạt, dự thảo Nghị định đã quy định rõ, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả và nộp vào ngân sách trung ương đối với các hành vi vi phạm do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc Trung ương xử phạt và các hành vi do các tổ chức, cá nhân khác thực hiện liên quan đến tài sản do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý; nộp vào ngân sách địa phương đối với các hành vi vi phạm liên quan đến tài sản do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý.
Hồng Vân
Theo baohaiquan
Đề xuất gỡ vướng về bán đấu giá tài sản ở TP.HCM
Sáng 28-8, tại hội nghị về tình hình hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn TP.HCM do Sở Tư pháp TP tổ chức, nhiều khó khăn, vướng mắc đã được các đại biểu tham dự chỉ ra...
Tại hội nghị, đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT TP) nêu khó khăn về thời hạn nộp tiền sử dụng đất tại TP.HCM.
Vướng thời hạn nộp tiền trúng đấu giá tài sản công
Cụ thể, trước đây người mua trúng đấu giá nộp tiền trúng đấu giá trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả trúng đấu giá. Tuy nhiên, hiện nay theo Nghị định 151/2017 (quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công), người mua nộp tiền trúng đấu giá trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký hợp đồng mua bán tài sản. Trong khi đó theo Nghị định 167/2017 (quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công), trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng mua bán tài sản, người trúng đấu giá nộp 50% tiền mua tài sản và 50% còn lại nộp trong 60 ngày.
Các quy định trên đã khiến tổ chức đấu giá tài sản (ĐGTS) lúng túng khi đưa ra thời hạn nộp tiền của người trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá nhà, đất thuộc tài sản công. Ngoài ra, trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng mua bán tài sản, người trúng đấu giá không nộp đủ 50% tiền mua tài sản thì không có quy định xử lý chậm nộp.
Một bất cập khác là theo các quy định trên thì thời hạn nộp tiền được tính từ ngày ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Trường hợp nếu sau khi cuộc đấu giá kết thúc, tổ chức ĐGTS cho người trúng đấu giá ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và tiến hành công chứng hợp đồng nhưng sau đó người trúng đấu giá không nộp đủ tiền đúng thời hạn và không mua tài sản nữa, tổ chức ĐGTS sẽ tiến hành hủy hợp đồng mua bán tài sản đấu giá nhưng người mua trúng đấu giá không hợp tác, dẫn đến không bán được tài sản, gây chậm trễ trong việc đấu giá lại để thu hồi vốn ngân sách của Nhà nước.
Từ đó đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất đặt vấn đề: Để tránh trường hợp trên, tổ chức bán ĐGTS ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và công chứng hay phải chờ người trúng đấu giá nộp đủ tiền rồi mới tiến hành công chứng mua bán tài sản đấu giá?
Một đại biểu phát biểu tại hội nghị về tình hình hoạt động đấu giá ở TP.HCM sáng 28-8. Ảnh: KP
Chưa có trang điện tử chuyên ngành, công bố ở đâu?
Bên cạnh đó, một tổ chức ĐGTS có thắc mắc là Điều 56 Luật ĐGTS 2016 quy định người có tài sản đấu giá thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về ĐGTS về việc lựa chọn tổ chức đấu giá.
Tuy nhiên, hiện nay Bộ Tư pháp chưa có trang thông tin điện tử chuyên ngành. Như vậy, nếu người có tài sản chỉ đăng thông báo lựa chọn thầu đấu giá tại trang thông tin điện tử của đơn vị mình thì có được không? Thời gian đăng thông tin và nhận hồ sơ chọn thầu tối thiểu bao nhiêu ngày là đúng luật? Thực tế đã có trường hợp người có tài sản đấu giá thông báo trong thời gian quá ngắn dẫn đến tổ chức ĐGTS không đủ thời gian để chuẩn bị hồ sơ tham gia.
Cần sửa quy định
Theo đại diện Cục Thi hành án dân sự TP.HCM, khoản 2 Điều 38 Luật ĐGTS 2016 quy định tổ chức ĐGTS tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá trong giờ hành chính, liên tục kể từ ngày niêm yết việc ĐGTS cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá hai ngày. Khoản 2 Điều 39 luật trên cũng quy định tổ chức ĐGTS chỉ được thu tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong thời hạn ba ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá.
Với các quy định trên, khi hết hạn tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, người đăng ký vẫn có thể nộp tiền đặt trước vào hai ngày sau. Vì vậy, quá trình triển khai thực hiện sẽ phát sinh tình trạng nhiều khách hàng đăng ký tham gia đấu giá nhưng chưa nộp tiền đặt trước có thể thông đồng, thỏa thuận với nhau, sau đó chỉ một hoặc vài người nộp tiền đặt trước để mua tài sản, những người khác không nộp tiền đặt trước chỉ bị mất tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá.
Do đó, để tránh tình trạng tiêu cực này, đại diện Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đề xuất cần sửa đổi quy định theo hướng thời gian nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá và thời gian nộp tiền đặt trước trong cùng thời hạn ba ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá...
Kết thúc hội nghị, bà Phan Thị Bình Thuận (Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM) cho biết sẽ ghi nhận, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc về hoạt động ĐGTS mà các đại biểu tham dự nêu ra để đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Bà Thuận cũng lưu ý các tổ chức ĐGTS phải vì thương hiệu của tổ chức mình mà thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về đấu giá cùng các văn bản có liên quan đến hoạt động đấu giá.
Nên thu tiền đặt trước thời điểm nào?
Tại hội nghị, đại diện Công ty Cổ phần Dịch vụ đấu giá Bến Thành nêu một thực tế là theo khoản 2 Điều 39 Luật ĐGTS 2016, tổ chức ĐGTS chỉ được thu tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong thời hạn ba ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá. Tuy nhiên, nếu người tham gia đấu giá nộp tiền vào cuối ngày thứ ba thì tổ chức ĐGTS rất khó để xác định được người tham gia đấu giá và cũng khó để gửi thông báo, thư mời cho các bên. Trường hợp có quá nhiều người tham gia phiên đấu giá thì việc lên danh sách, chuẩn bị các công việc cho phiên đấu giá ngày hôm sau buộc phải làm ngoài giờ vì tổ chức ĐGTS vẫn phải đợi đến cuối ngày mới chốt được danh sách. Trường hợp nếu có rất ít người tham gia và họ đều nộp tiền đặt trước vào cuối buổi của ngày cuối cùng thì tổ chức ĐGTS cũng gặp khó khăn trong việc gửi giấy mời cho người có tài sản, người có quyền bán tài sản, khách mời khác...
Chiêu lách luật của tổ chức đấu giá tài sản
Hiện nay, một số tổ chức ĐGTS nhằm thực hiện mục đích riêng của mình đã lách luật bằng cách đăng thông tin trên những loại báo in có số lượng độc giả không nhiều... Có tổ chức ĐGTS lách luật bằng cách đăng thông tin trên báo hình nhưng chọn khung giờ phát sóng vào lúc thấp điểm nhất, ít thu hút lượng khán giả nhất. Điều đó làm giảm đáng kể sự tiếp cận của khách hàng có nhu cầu mua tài sản đấu giá đối với thông tin ĐGTS, tiếp tay cho việc thông đồng, câu kết để bán được tài sản một cách không minh bạch.
(Trích tham luận của Cục Thi hành án dân sự TP.HCM)
KIM PHỤNG
Theo PLO
Cách chức hiệu trưởng cắt xén tiền ăn sáng của trẻ mầm non ở Hậu Giang Bà Đỗ Thị Hoàng Yến - Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Đông Thạnh đã bị cách chức vì có hành vi cắt xén tiền ăn của trẻ. Trường mẫu giáo Đông Thạch - nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Zing.vn Theo thông tin từ bà Trần Thị Thùy Linh- Trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang) cho...