Có thể bạn đã mắc bệnh ung thư xương nếu gặp phải một trong những triệu chứng sau
Ung thư xương từ lâu đã chẳng còn là căn bệnh hiếm nữa, và nếu bạn gặp phải một trong các biểu hiện sau thì nhiều khả năng là bạn đã mắc bệnh ung thư xương rồi đó!
Ung thư xương là sự xuất hiện của những khối u ác tính trong xương, nhưng vẫn có những khối u lành tính sẽ không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Khi những tế bào ung thư tăng trưởng, cạnh tranh với mô xương lành thì nó có thể đe dọa tới tính mạng của bạn. Vì vậy, việc tìm ra bệnh ngay từ sớm sẽ hỗ trợ không nhỏ giúp việc điều trị bệnh ung thư đạt kết quả cao hơn. Dưới đây là một số triệu chứng giúp bạn nhận biết sớm bệnh ung thư xương để chủ động chữa trị kịp thời.
Sưng hoặc nổi u cục bất thường
Trong thời kỳ đầu, khối u có thể xuất hiện khi bạn sờ thấy xương của mình bị biến dạng hoặc sưng đau, nổi u cục bất thường. Nếu tình trạng sưng kéo dài quá lâu, mô xương sẽ bị nhô ra ngoài, làm xuất hiện những chỗ lồi lõm khác thường trên cơ thể.
Bị teo cơ
Nếu người bệnh bị ung thư xương tiến triển tới gần giai đoạn cuối thì không chỉ gặp phải tình trạng sưng, đau mà còn bị ảnh hưởng tới cả chức năng xương, từ đó là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như teo cơ, rối loạn chức năng xương…
Có cảm giác bị đè nén, chèn ép trong cơ thể
Video đang HOT
Khi khối u phát triển trong khoang sọ và khoang mũi thì nó có thể gây ra sự chèn ép trong não và mũi của bạn. Đây cũng là nguyên nhân khiến não và mũi của bạn trở nên chậm chạp, gặp vấn đề trong quá trình hô hấp. Ngoài ra, những khối u ở vùng chậu còn đè nén vào trực tràng, bàng quang, ruột… nên gây cảm giác khó tiểu, hoặc khối u ở tủy sẽ đè nén cột sống và gây tê liệt cơ thể.
Đau nhức toàn thân thường xuyên
Khi khối u xương tiến đến giai đoạn cuối, các độc tố trong khối u này sẽ kích thích đau và gây ra một loạt triệu chứng như mất ngủ, khó chịu, chán ăn, bơ phờ, xanh xao, giảm cân đột ngột, thiếu máu… Nếu gặp phải các triệu chứng này, bạn nên dành thời gian đi khám sớm để được bác sĩ chuyên khoa đưa ra phương pháp chữa bệnh hiệu quả.
Dễ bị gãy xương
Tại phần xương bị bệnh, dù chỉ một tác động nhẹ cũng có thể khiến vùng xương đó bị gãy hoặc đau nhức nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu tình trạng đau xương diễn ra thường xuyên thì có thể bạn không chỉ bị gãy xương mà còn có nguy cơ liệt chân. Vì vậy, hãy chủ động đi khám bệnh ngay khi gặp phải các triệu chứng khác thường trên cơ thể của mình.
Theo Helino
Một đời điều trị giữ chi cho bệnh nhân ung thư
Nghiên cứu sâu lĩnh vực bướu xương, hơn 20 năm qua, PGS-BS Lê Chí Dũng đã giúp hàng trăm bệnh nhân ung thư xương thoát khỏi đoạn chi và tiếp tục cuộc sống mới.
"Bệnh nhân mắc ung thư xương rất khó trị, ảnh hưởng tâm sinh lý nặng nề. Đa số bệnh nhân mắc ung thư xương đều nghèo. Cái nghèo chồng lên cái khổ, phải nói là cái khổ đến tận cùng" - PGS-BS Lê Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nội soi khớp - Y học thể thao Đông Nam Á, nguyên Trưởng khoa Bệnh học cơ-xương-khớp BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM, lý giải vì sao ông theo đuổi chuyên ngành bướu xương.
Thấm thía y đức GS Hoàng Tiến Bảo
PGS Lê Chí Dũng sinh ra và lớn lên ở Quảng Trị, mảnh đất nghèo với gió Lào và triền miên bão lụt. Thời đi học, cậu bé Dũng mong muốn sẽ học y để xoa dịu nỗi đau của người dân quê mình. Đến khi là sinh viên y khoa, ông may mắn được làm học trò của GS Hoàng Tiến Bảo, Chủ nhiệm bộ môn Chấn thương Chỉnh hình, ĐH Y Dược TP.HCM, được coi là người đặt nền móng cho ngành cột sống và bướu xương-phần mềm Việt Nam. Đây là người thầy lớn đã ảnh hưởng sâu sắc đến con đường y nghiệp sau này của ông. PGS Dũng chia sẻ ông nhớ mãi hình ảnh GS Hoàng Tiến Bảo mỗi buổi sáng lót dạ với củ khoai lang rồi đứng mổ cột sống hơn tám tiếng đồng hồ cho các bệnh nhân, tối đến ông lại đạp xe vào bệnh viện thăm người bệnh. Tấm lòng cao quý của GS Bảo dành cho nghề y, với PGS Dũng, hơn hàng trăm bài học y đức mà ông đã được học.
Một lý do quan trọng khác thúc đẩy PGS Dũng chọn mảng bệnh lý ung thư xương chính là bệnh nhân. Ông nhớ lại những năm 1990, những ai mắc bướu xương thì coi như án tử treo lơ lửng. Bướu xương quái ác bởi thường xuất hiện ở những bệnh nhân tuổi chưa đầy đôi mươi. Do chưa có khoa điều trị riêng nên bệnh nhân bướu xương thường phải điều trị ở rải rác các bệnh viện và bị xếp vào loại ung thư thiểu số nên ít được quan tâm.
"Bướu xương di căn rất nhanh. Kể từ khi phát hiện có tế bào ung thư xương trong cơ thể, một tháng sau đã di căn. Dù có bị đoạn chi thì bệnh nhân vẫn chết" - ông cho hay. Căn bệnh nghiệt ngã đến mức GS Hoàng Tiến Bảo dù nhiều năm học hỏi và tiếp thu tiến bộ của y học thế giới cũng từng tặng PGS Dũng hai câu thơ: "Bướu xương nào có khó gì/ Lành thời cắt đoạn, ác thời la mort (chết)" .
PGS-BS Lê Chí Dũng, người đã giúp hàng trăm bệnh nhân ung thư xương giữ lại được tay chân. Ảnh: H.LAN
"Cắt thì dễ, giữ lại mới khó"
"Việc ứng dụng điều trị bảo tồn chi trên bệnh nhân ung thư xương của tôi là kết hợp của nhiều yếu tố, từ sự tiến bộ đồng loạt của kỹ thuật hóa trị, kỹ thuật mổ, gây mê hồi sức, chăm sóc hậu phẫu... Không có những yếu tố trên thì điều trị khó thành công" - PGS Lê Chí Dũng nhận định.
Như người chỉ huy công trình trưởng, PGS Lê Chí Dũng là người lên ý tưởng và sắp xếp, bố cục xuyên suốt quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư xương. Để điều trị bảo tồn chi và duy trì cuộc sống cho người bệnh, trước tiên bệnh nhân sẽ được làm hóa trị ba đợt để gom khối bướu xương lại, sau đó phẫu thuật để cắt bỏ hoàn toàn khối bướu và cắt ghép xương mới, thay thế vào chỗ khuyết vừa cắt để cố định khung xương, giúp người bệnh có thể vận động sau mổ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được hóa trị thêm ba đợt nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại trong cơ thể.
Vừa qua, PGS-BS Lê Chí Dũng được vinh danh tại giải thưởng Kova với công trình "Phẫu thuật bảo tồn chi trong điều trị ung thư xương". Trước đó, PGS-BS Dũng đã được Chủ tịch nước phong tặng huân chương Lao động hạng Ba vào năm 2004 và danh hiệu Thầy thuốc nhân dân vào năm 2010.
Nhớ lại những ngày đầu triển khai kỹ thuật, PGS cho biết ông "vừa làm mà vừa run". "Mặc dù kỹ thuật hóa trị đã được áp dụng điều trị trên các bệnh ung thư khác nhưng đối với ung thư xương, trước tôi chưa ai từng trải nghiệm. Để thực hiện được ca hóa trị đầu tiên, tôi phải mày mò nghiên cứu các phác đồ hóa trị của thế giới vì ai cũng biết hóa trị là con dao hai lưỡi" - PGS Lê Chí Dũng nhớ lại.
Ngoài ra, điều trị ung thư xương trước nay chỉ có cách xử trí đoạn chi. Nhưng như quan điểm của PGS Lê Chí Dũng: "Cắt chi thì dễ, giữ chi lại mới khó". "Nghe bướu xương tưởng rất cứng nhưng thực ra ung thư xương mềm nhão như óc heo. Nếu làm nặng tay thì không những sẽ làm đứt mạch máu, thần kinh mà còn khiến khối bướu rất dễ vỡ ra, gieo rắc tế bào ung thư tùm lum trong mô xung quanh. Cho nên thao tác của kíp mổ đối với khối bướu phải là nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, cắt trong mô bình thường cách xa bướu. Sau khi cắt rồi còn phải ghép xương rất phức tạp. Phẫu thuật một ca ung thư xương nhưng thực ra là có năm cuộc mổ trong một cuộc mổ" - PGS Dũng miêu tả sự khó khăn khi đối diện chuyên ngành bướu xương khiến chùng tay bất cứ ai.
Đau đáu về bệnh nhân nhạy với hóa trị
Điều khiến PGS-BS Lê Chí Dũng lâu nay luôn trăn trở, đó là làm sao nâng cao tỉ lệ chữa trị thành công đối với bệnh nhân ung thư xương có thể trạng không nhạy với hóa trị. Ông xót xa mãi về trường hợp "sơn ca" Lê Thanh Thúy, người truyền cảm hứng cho báo Tuổi Trẻ thực hiện chương trình "Ước mơ của Thúy" giúp đỡ nhiều bệnh nhi ung thư những năm qua. Bởi Thúy là bệnh nhân không nhạy với hóa trị, dù được ông phẫu thuật năm lần nhưng vẫn không giữ được mạng sống.
HOÀNG LAN
Theo plo.vn
5 việc bạn cần làm hàng ngày để giữ cho vùng thận luôn khỏe mạnh, hoạt động ổn định Cứ thực hiện đều đặn một số thói quen sau thường xuyên thì bạn sẽ không phải lo tới những căn bệnh nguy hiểm xảy ra ở cơ quan thận. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh Việc ăn uống lành mạnh chính là điều quan trọng mà bạn nên nghiêm túc thực hiện hàng ngày để bảo vệ sức khỏe của...