Có thể bạn chưa biết: Không nhổ răng khôn có thể gây nguy hại gì?
Chiếc răng mọc lệch không những làm mất thẩm mỹ mà còn gây khó khăn cho việc ăn uống. Ngoài ra, một số trường hợp nếu không nhổ răng khôn còn có thể ảnh hưởng sức khỏe của bạn.
Không nhổ răng khôn có thể dẫn đến nhiều tác hại khôn lường
Tình trạng viêm quanh răng khôn tái phát nhiều lần
Khi bạn có chiếc răng mọc lệch (còn gọi là răng khôn) thì thường ở khoảng giữa của răng và các tổ chức mềm xung quanh sẽ dễ hình thành những “túi mù”, dần dần tích tụ nhiều thức ăn thừa và cả vi khuẩn. Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu hoặc độc lực của vi khuẩn mạnh lên sẽ gây viêm quanh răng khôn.
Khi xảy ra triệu chứng viêm sẽ có biểu hiện như sưng phù cục bộ, sốt và đau nhức, cho dù dùng thuốc tiêu viêm cũng chỉ tạm thời giảm bớt. Nếu tình trạng này xuất hiện mà không nhổ răng khôn sẽ làm cho chứng viêm tái phát nhiều lần, thậm chí là lan rộng ra, trường hợp nghiêm trọng còn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.
Dễ gây rối loạn hoạt động các khớp vùng mặt
Nếu trường hợp răng khôn quá lệch hoặc không thể phối hợp với các răng và khớp trong hoạt động nhai thì lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến vùng khớp ở miệng và cả các khớp má, gây đau đớn khi ăn uống và tạo thành chứng nghiến răng khi ngủ.
Dẫn đến các khối u do viêm thậm chí là ung thư
Video đang HOT
Khi răng khôn tiếp xúc với các màng dính liên kết ở má sẽ gây kích thích cục bộ trong một thời gian dài, dần dần hình thành vết loét hoặc khối u có mủ bên trong, thậm chí nghiêm trọng hơn là biến chứng thành ung thư.
Khó vệ sinh răng miệng, gây sâu răng
Không nhổ răng khôn còn có thể tạo thành các khe hẹp hoặc góc chết với các răng lân cận, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Lâu ngày, tàn dư thức ăn và vi khuẩn tích tụ ở các vùng này dễ dẫn đến sâu răng và hôi miệng.
Gây bệnh cho các răng khỏe mạnh khác
Răng khôn cho dù có tình trạng tốt, không bị sâu thì vị trí mọc lệch của nó cũng dễ chèn ép các răng mọc bình thường khác. Hoạt động nhai dần dần có thể làm lệch hoặc lung lay những chiếc răng khỏe mạnh. Ngoài ra, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nhiều vấn đề về răng miệng như đau răng, viêm nha chu, áp xe v.v…
Sau khi đã nhổ răng khôn cần chú ý gì?
Không nhổ răng khôn có thể gây ra nhiều tác hại, nhưng sau khi đã xử lý chiếc răng này cũng cần có chế độ chăm sóc cẩn thận để tránh các biến chứng và giúp răng miệng mau phục hồi lại bình thường.
Thông thường sau khi vừa nhổ răng khôn, nha sĩ sẽ cho bạn ngậm chặt một khối bông y tế để cầm máu. Cục bông này tối đa sau 40 phút bạn nên nhổ ra, không nên ngâm quá lâu. Sau đó bạn có thể uống một ít sữa hoặc nước ép trái cây và kiêng cử những thực phẩm quá nóng. Nhiệt độ cao có thể gây giãn mạch máu, dễ bị ra máu trở lại.
Trong thời gian từ 1 đến 3 ngày sau khi nhổ răng khôn nên ăn thức ăn mềm hoặc dạng bán loãng như cháo, súp, bột, mì nấu mềm v.v… để hạn chế hoạt động nhai. Thường thì sau 7 ngày vết thương sẽ lành lặn ở mức độ tương đối, lúc này việc ăn uống sẽ dễ dàng hơn.
Ngay trong ngày nhổ răng khôn bạn không nên dùng bàn chải đánh răng để tránh kích thích gây tổn thương, chỉ nên súc miệng bằng nước ấm nhẹ để làm sạch khoang miệng, giảm mùi và hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
Hạn chế nói chuyện và tuyệt đối không nhổ nước bọt liên tục vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình khép lại vết thương, gây ra máu âm ỉ. Ngoài ra, cai thuốc lá và các vận động mạnh, nếu sau 2 – 3 ngày mà cơn đau tăng nặng thì phải đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý.
Bé trai phải thở máy do ngã khi đá bóng
Không may ngã khi đá bóng, bé V. (11 tuổi, ngụ Đắk Nông) bị đau đầu gối trái. Tuy nhiên, gia đình không đưa bé đi khám vì nghĩ đó là vết thương thông thường.
Tối 26/2, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, đơn vị vừa điều trị cho bé trai N.V.V (11 tuổi, ngụ Đắk Nông) nhiễm trùng máu vì một vết trầy sau khi ngã do đá bóng.
Bác sĩ Phạm Minh Khôi, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bé V. được Bệnh viện Đa khoa Đắk Nông chuyển đến trong tình trạng, sốt cao, bứt rứt, suy hô hấp.
Hiện bé V. thở máy và được chăm sóc tích cực. Ảnh: BVCC
Bác sĩ đánh giá bé bị viêm phổi nặng, nhiễm trùng máu, chấn thương gối trái và dập phổi. Hiện bé đang thở máy và được chăm sóc tích cực.
Gia đình cho biết, trong lúc chơi đá bóng với bạn, bé V bị ngã. Bé kêu đau gối trái nhưng người thân nghĩ là vết thương bình thường nên không đi khám.
Tuy nhiên, sau 3 ngày, bé đau nhiều và được gia đình đưa đi khám. Tại bệnh viện huyện, bé được chẩn đoán chấn thương gối trái. Tình trạng trở nặng khi 2 ngày sau, bé sốt cao liên tục. Do đó, bé được đưa đến bệnh viện tỉnh và tiếp tục chuyển sang Bệnh viện Nhi đồng 2.
Bác sĩ Khôi lưu ý, khi thấy trẻ bị thương ngoài da, phụ huynh cần chú ý vì những vết trầy xước sẽ khiến nhiều loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào. Trong đó có loại vi khuẩn nguy hiểm nhất là Staphylococus aureus, thường gọi là tụ cầu vàng.
Theo bác sĩ Khôi, đa số các trường hợp có thể điều trị khỏi hẳn nhưng một số ca nặng có thể gặp di chứng, như viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng gây teo cơ, loét da. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong.
Bác sĩ Khôi khuyến cáo, để tránh các biến chứng trên, phụ huynh nên rửa sạch vết trầy xước dưới vòi nước bằng xà phòng hoặc Povidine pha loãng với nước muối sinh lý, sau đó đắp gạc vô khuẩn.
Khi trẻ bị sốt, sưng đau tại vết thương, người lớn cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị ngay.
Thói quen ngủ chung, hôn chó mèo cực nguy hiểm với sức khỏe của bạn Hiện nay, có rất nhiều người nuôi chó mèo thường để thú cưng ngủ chung với các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, việc làm này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người nuôi bởi các căn bệnh lây từ động vật sang người. Hôn chó, mèo gây nguy hiểm cho sức khỏe Nuôi thú cưng, cụ thể như chó,...