Có thể bạn chưa biết: Học sinh miền Nam học vở ô li đến ĐH còn miền Bắc chỉ dùng thời Tiểu học
Sự khác nhau thú vị này của học sinh hai miền Nam – Bắc khiến nhiều người thích thú và tò mò.
Ngay cả việc học tập như thế nào ở 2 miền Bắc Nam cũng có 1 vài điểm khác nhau nhưng ít ai nhận ra. Trong đó điển hình là cách sử dụng tập vở để ghi chép. Từ lâu, học sinh miền Bắc chỉ sử dụng vở ô li, có kẻ hàng dọc và hàng ngang ngay lối để học tiểu học, chuyển sang cấp 2, các bạn sẽ dần chuyển sang vở kẻ ngang. Còn học sinh miền Nam hầu hết sử dụng vở ô li từ bé đến lớn, thậm chí còn lên cả đại học.
Vở bài tập Hóa học của 1 học sinh đến từ Lâm Đồng
Tập của 1 sinh viên học phân môn Nhiếp ảnh thường thức đến từ An Giang
Không có một sự công nhận rõ ràng về sự khác biệt này ở bất kỳ tài liệu nào thế nhưng hiều bạn học sinh đại diện từ 2 miền đã nhanh chóng lên tiếng xác nhận sự thật cho thông tin trên. Một bạn từ một tỉnh thành khu vực Nam Trung Bộ ra Hà Nội để học tập cho biết: “Đến khi học Đại học ở Hà Nội mới biết viết giấy kẻ ngang, từ lớp 1 đến hết lớp 12 toàn viết vở ô li, mà ô li là loại 4 ô 8 li nên được nhiều dòng lắm, không phải loại 5 ô 10 li như của học sinh tiểu học.“
Một bạn khác có trải nghiệm thú vị hơn chia sẻ: Mình viết vở ô li hồi tiểu học, lên cấp 2 lại học vở kẻ ngang rồi đến cấp 3 thì chuyển vào Huế nên trở về làm học sinh tiểu học viết vở ô li. Tài khoản này chia sẻ: “Lúc đầu, mình cười lũ bạn lớn rồi mà còn viết vở như con ít, học một thời gian mới biết bạn mình làm con nít hẳn 12 năm!”
Video đang HOT
Vở Toán lớp 10 của một bạn học sinh
Vở hóa học của một học sinh miền Bắc
“Hồi ở quê, ô li chỉ dùng cho cấp 1. lên cấp 2, cấp 3 dùng vở kẻ ngang. Vô miền nam học đại học còn đem theo vở kẻ ngang làm kỉ niệm, vô còn mua trước để đi học, ai dè ngày đầu đi học thấy vở mình đặc biệt nhất. Vì dài nhất trong chồng vở . Dễ kiếm không bị lạc!” - Một tài khoản khác bình luận.
Thực tế, việc sử dụng vở loại kẻ ngang hay ô li chưa có quy định cụ thể nào cho học sinh các cấp học từ THCS trở lên. Tuy nhiên, mỗi loại sẽ có một ưu điểm, nếu như vở ô li giúp người viết căn hàng, chỉnh lối, giúp việc giữ vở sạch đẹp dễ dàng hơn thì vở kẻ ngang lại giúp học sinh ghi chép được nhiều và nhanh hơn.
Con trai học lớp 1 viết đoạn văn ngắn tả mẹ mà ai nấy cười sặc sụa bình phẩm: "Mới tí tuổi đầu đã dẻo miệng nịnh nọt"
Đoạn văn ngắn dù vỏn vẹn có 23 chữ thôi nhưng khiến ai cũng bật cười vì "nịnh nọt" thế này thì mẹ nào chẳng lịm tim cơ chứ.
Trong mắt con trẻ, mẹ luôn là người xinh đẹp, yêu thương con dù thực tế nhan sắc mẹ chỉ nằm ở tầm trung và cũng đôi lúc nổi nóng quát mắng con. Chẳng thế mà dù có hỏi nghìn lần so sánh giữa mẹ với bất kỳ ai đó thì với con, mẹ vẫn luôn là người đẹp nhất, tuyệt vời nhất, mẹ là số 1.
Mới đây, một cậu bé 6 tuổi đã khiến mọi người thả tim rầm rầm với đoạn văn tả về mẹ. Đề bài được ra là "Viết một đoạn văn ngắn kể về mẹ của em", cậu nhóc học lớp 1 này đã tuôn một tràng "nịnh nọt" nhan sắc của mẹ như sau:
"Mẹ đẹp quá. Người mẹ thích quá. Tai mẹ đẹp quá. Mặt mẹ đẹp thế. Cả người mẹ đẹp lắm. Cả nhà đều đẹp".
Bài văn tả mẹ của cậu bé học lớp 1 khiến ai cũng phải bật cười.
Đoạn văn ngắn dù vỏn vẹn có 23 chữ thôi nhưng đã toát lên vẻ cực đẹp của người mẹ trong mắt con trai. "Mẹ đẹp quá", "thích quá", "đẹp thế", "đẹp lắm"... là những ca từ của cậu bé khiến ai cũng bật cười vì "nịnh nọt" thế này thì mẹ nào chẳng lịm tim cơ chứ.
Nhiều người sau khi đọc xong đoạn văn cũng phát cuồng vì câu chữ vô cùng dễ thương và ngọt ngào này: " Đọc văn thôi mà cũng thấy con vô cùng ấm áp, tình cảm rồi. Mẹ nào có con thế này thật hạnh phúc quá đi"... và cũng không quên bày tỏ ngạc nhiên vì bé mới đi học tiểu học mà đã viết được đoạn văn dài như thế.
Tác giả bài văn đáng yêu tả về mẹ - Trần Nhật Thành.
Chủ nhân của bài văn này đáng yêu này chính là cậu bé Trần Nhật Thành, hiện đang học lớp 1 tại một trường tiểu học ở Hà Nội.
Chị Lê Duyên, mẹ của Nhật Thành chia sẻ về đoạn văn con viết: " Đây là đoạn văn được con viết vào đầu tháng 9 vừa qua, sau khi vào học lớp 1 được 2 tuần. Đề văn này không nằm trong chương trình học ở lớp mà mình sưu tập một số đề Tiếng Việt và Toán tham khảo để con làm thêm cho vui".
Nói về những câu văn ngọt lịm tim khiến ai cũng tan chảy này, chị Duyên vui vẻ cho biết: "Thấy cô nào xinh xinh là mẹ hỏi có xinh không thì con đều bảo 'có xinh nhưng không xinh bằng mẹ'. Lúc nào với bạn ấy, mẹ cũng đẹp nhất mà thực tế mẹ đâu có đẹp vậy đâu cơ chứ".
Trong mắt Nhật Thành, mẹ luôn là người đẹp nhất.
Chị Duyên chia sẻ thêm, Nhật Thành là cậu bé vui vẻ, điềm đạm, sống tình cảm, thỉnh thoảng có bướng bỉnh chút nhưng nhiều lúc rất ngây ngô, đáng yêu.
Tiết lộ về việc con mới vào lớp 1 đã viết được văn tả mẹ, chị Duyên bày tỏ: " Nhiều người hỏi mình cho con đi học từ khi nào mà mới vào lớp 1 đã biết chữ. Tuy nhiên, mình không cho bạn ấy đi học ở đâu cả. Con chỉ học ở trường mầm non và ở nhà mình cho con tập viết tên mọi người trong gia đình, xong dần dần con biết được hết mặt chữ dù nét chữ không theo chuẩn".
Bài tập viết của Nhật Thành.
Nhận xét về chương trình học lớp 1 của con năm nay, chị Duyên cho rằng: "Mình thấy lượng kiến thức lúc đầu thì hầu như các con đã được làm quen ở mẫu giáo rồi nên thấy không có khó khăn gì. Khó khăn nhất chắc là cách luyện viết chữ sao cho đúng nét, tọa độ, chuẩn ly.
Về cơ bản thì Nhật Thành chăm chỉ, hứng thú với việc học. Buổi chiều con đi học về thì thường sẽ ngồi làm hết bài tập ngày hôm sau. Vì vậy, buổi tối ăn cơm xong mình thường lấy 1 số đề toán hoặc Tiếng Việt để 2 mẹ con vừa học vừa chơi. Rất may là con rất chịu khó ngồi học cùng mẹ mặc dù thỉnh thoảng mẹ vẫn phải gào thét".
Thêm bài tập trong sách giáo khoa lớp 1 khiến phụ huynh rối não: Con chưa biết viết đã yêu cầu điền đủ loại họ tên và việc nhà Mới học những bài đầu tiên, thế nhưng Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 1 trong bộ Cánh diều đã nhận về hàng loạt những tranh cãi. Từ năm học 2020-2021 sẽ bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và sách giáo khoa mới đối với lớp 1. Sau hơn 1 tháng giáo viên và học...