Có thật sự ‘không có gì để mất’?
David Ginola là tiền vệ đẳng cấp của Pháp ở thập niên 90, là tuyển thủ đầy cá tính như Eric Cantona, có dáng vẻ bên ngoài hào hoa như diễn viên điện ảnh.
David Ginola hạ thấp danh tiếng của mình chỉ với 250 nghìn bảng Anh.
Giờ đây ở tuổi 47, David Ginola vẫn là ngôi sao sáng ở những đoạn phim quảng cáo dầu gội đầu, áo quần thời trang. Nói tóm lại, David Ginola đã đúng khi chọn ngã rẽ đóng phim quảng cáo sau khi kết thúc sự nghiệp quần đùi áo số. Cựu tiền vệ tài hoa của Pháp thậm chí còn đóng phim để góp mặt tại Liên hoan phim Cannes 2004.
Ginola vừa mới bất ngờ tuyên bố tham gia cuộc tranh cử chức vụ Chủ tịch FIFA. Cuộc đua mà ngay thời điểm Ginola tổ chức họp báo mọi người đã thấy ông thua. Trước ông, các ứng cử viên đã đăng ký tranh cử là đương kim Chủ tịch Sepp Blatter, cựu quan chức FIFA Jerome Champagne, Phó Chủ tịch FIFA là Hoàng tử Jordan, Ali Bin Al Hussein. Và một người nữa có ý định tranh cử nhưng chưa tuyên bố chính thức là cựu lãnh đạo bóng đá Chile, Harold Mayne-Nicholls.
Giã từ bóng đá từ năm 2002, lần dính dáng tới bóng đá duy nhất của Ginola là tham gia vào đoàn vận động đăng cai World Cup 2018 của Anh nhưng thất bại. Để được chấp nhận là ứng cử viên tranh cử Chủ tịch FIFA, David Ginola phải chứng minh được vai trò tích cực của mình trong 2 năm qua với bóng đá thế giới, phải kiếm được sự ủng hộ của 5 LĐBĐ quốc gia. Quá khó cho Ginola.
Nên nhớ rằng, đồng hương của Ginola là đương kim Chủ tịch UEFA, Michel Platini đã phải rút lui khỏi cuộc tranh cử này bởi vì Sepp Blatter muốn ở lại FIFA làm Chủ tịch nhiệm kỳ thứ 5 dù ông đã 78.
Một cuộc tranh cử rất tốn kém mà người đại diện của ông cho biết dự kiến vào khoảng 2,3 triệu bảng Anh trước khi tiến tới Đại hội FIFA vào tháng 5 tới. Trước sự ngờ vực của những người yêu quý mình từ thời cầm bóng rê dắt đẹp mắt trên sân bóng cho tới những đoạn video clip quảng cáo lịch lãm, David Ginola gây sốc với tuyên bố: “Tôi chẳng có gì để mất ở cuộc tranh cử này”.
Video đang HOT
Có thực sự David Ginola chẳng mất gì ở cuộc tranh cử này? Một sự thật phía sau còn sốc hơn cả câu nói của Ginola: anh nhận lời tham gia tranh cử Chủ tịch FIFA của chủ nhà cái cá cược Paddy Power. Paddy Power sẵn sàng bỏ ra hơn 2 triệu bảng để Ginola chấp nhận cảnh “châu chấu đá xe” với Blatter song tên tuổi của Paddy Power sẽ nổi lên. Một màn quảng cáo siêu hạng của nhà cái Paddy Power. Ginola vốn quá nổi tiếng với những video clip quảng cáo nhưng lần quảng cáo này quá rẻ tiền.
Đổi lại 250 nghìn bảng Anh nhận từ Paddy Power có thể danh tiếng của David Ginola sẽ bị hạ thấp bởi vì thấy rõ thất bại nhưng vì tiền đã lao vào. Mọi người bắt đầu nhìn ông như một kẻ thèm tiền dù ông đã kiếm hàng triệu bảng từ bóng đá và diễn viên. Một quyết định có lẽ sau này David Ginola sẽ phải thừa nhận là tồi tệ nhất của mình!
Theo Baodanang
Eric Cantona và cuộc đời bình yên sau cú kung-fu lịch sử
20 năm sau ngày gây ra một trong những vụ bê bối nổi tiếng nhất lịch sử bóng đá, cựu tiền đạo của Man Utd đang đắm mình trong nghệ thuật, hoạt động chính trị và bằng mọi cách lánh xa hào quang xưa cũ từ bóng đá.
Đúng ngày này của năm 1995, trong màn đêm lạnh giá trên sân Selhurst Park, Eric Cantona khiến bầu không khí như bùng nổ với đòn cước vào CĐV Crystal Palace. Sự kiện chấn động khiến cựu tiền đạo lừng danh của Man Utd bị phạt 15.000 đôla, bị treo giò tám tháng và 120 giờ công ích.
Trở lại sân cỏ sau đó huyền thoại người Pháp có thêm hai năm thành công rực rỡ dưới triều đại Alex Ferguson. Những danh hiệu mới, những bàn thắng giữa một cá tính đặc biệt không thay đổi làm vỡ òa khán đài. Sau đó, một cách đột ngột, anh giã từ sân cỏ ở tuổi 30.
"Những con hải âu thường bay theo sau chiếc tàu đánh cá, đó là vì chúng nghĩ lũ cá mòi sẽ được ném xuống biển". Câu nói nổi tiếng của cựu tiền đạo Man Utd cho đến nay vẫn được hiểu theo nhiều nghĩa, nhưng đa phần trong số đó cho rằng anh giận cánh báo chí xứ sương mù. Trên thực tế Cantona luôn kín tiếng trước truyền thông kể từ cú kung-fu chấn động năm đó. Người đàn ông từng được ca tụng là "Vua", là biểu tượng một thời của "Nhà hát của những giấc mơ" sau 20 năm trôi qua đã quay lưng với bóng đá, bắt đầu cuộc sống mới với sự yên bình và trầm lắng dù ánh hào quang của sự nghiệp sân cỏ thực sự đáng để người khác ngưỡng mộ.
Cantona cùng David Beckham, Denis Irwin, Nicky Butt và Roy Keane ở chung kết Cup FA 1996. Ảnh: Internet.
Cantona đang sống trong một ngồi nhà tráng lệ, có giá trị khoảng 3 triệu đôla (hơn 60 tỷ đồng) tại Fontanay-sous-Bois. Anh sống với người vợ thứ hai Rachida Brakni cùng hai đứa con. Hàng ngày, Cantona vẫn đưa đón các con đi học. Anh hay tạt ngang cửa hàng rượu cách nhà vài trăm mét. Người bán hàng quen mặt khách, vẫn chọn sẵn cho anh chai Mersault 2010 như thường lệ. Ông từng hỏi Cantona về bóng đá một lần trong nhiều năm qua, và hiểu rằng không nên lặp lại điều đó thêm một lần nào nữa.
Cantona sống trên con phố ở Paris đó hơn 10 năm qua, xen giữa những người hàng xóm với đủ loại ngành nghề. Điều liên quan đến bóng đá duy nhất có thể tìm thấy trong nhà của cựu danh thủ Pháp là trong ngôi vườn, với một khung thành nhỏ được dựng lên cho đứa con trai vui chơi.
Niềm đam mê hiện tại của Cantona là chính trị và điện ảnh. Cựu tiền đạo Man Utd đã đóng hơn 20 phim thể loại art-house (nghệ thuật), tài liệu sau khi giã từ sân cỏ. Cantona đang là một trong những biểu tượng của nước Pháp, nhưng không phải vì những thành tích từng có khi còn khoác áo Man Utd.
Cantona với một cảnh trong bộ phim "Les Enfants du Marais". Ảnh: Internet.
Anh bắt đầu con đường chính trị và bắt đầu có sức ảnh hưởng lớn. Cantona nói lên tâm tư và nguyện vọng của người dân, về những vấn đề nhập cư và quyền con người. Sau vụ sát hại 12 người ở tòa soạn Charlie Hebdo, Cantona lên tiếng về vấn đề tôn giáo trên Euronews như sau: "Chúng ta không nên xem việc này là chống lại đạo Hồi. Những tên cuồng tín có ở khắp mọi nơi. Đây là vấn đề chống lại khủng bố nói chung".
Người đàn ông 48 tuổi này còn được biết đến như một nhà làm phim xuất sắc. Cantona hợp tác với kênh Canal cho ra đời một loạt phim tài liệu có chất, khiến người dân Pháp phải suy nghĩ về tương lai của đất nước.
Vài tuần trước, "Bóng đá và nhập cư - 100 năm lịch sử", một bộ phim do Cantona sản xuất đã gây xúc động mạnh. Huyền thoại Zinedine Zidane rơi nước mắt trong một cảnh cuối phim, thừa nhận gốc gác Algeria và những khó khăn gia đình anh từng trải qua trong những năm 1950 khi chuyển đến Pháp.
"Ông ta làm phim tài liệu, những bộ phim có sự kết nối mạnh mẽ trên mạng xã hội với người dân ở Pháp", một người dân Pháp cho biết. "Ông ta rất được tôn trọng về cách nhìn về xã hội. Rất nhiều người nghe theo ông ấy".
Cantona trong phim "Mookie". Ảnh: Internet.
Ở tuổi 48, Cantona có một cuộc sống đầy đủ, nhưng không theo kiểu hưởng thụ xa hoa, cặp kè với hàng loạt người tình trẻ như một số ngôi sao bóng đá khác. Anh luôn tìm về yên bình, với niềm đam mê bên hai đứa con và một người vợ rất mực yêu chồng.
"Tôi thích những người đàn ông không khép mình vào khuôn khổ. Eric rất mạnh mẽ và cá tính. Tôi sẽ dễ dàng quên một người đàn ông yếu đuối, một người luôn nói 'vâng' với bất cứ yêu cầu gì. Tôi cần sự tranh luận, bất đồng và dám đối đầu", Rachida từng chia sẻ như thế trên một tạp chí.
Dù đã thay đổi nghề nghiệp, đã khép mình với truyền thông, tính cách mạnh mẽ của Cantona vẫn không thay đổi. Anh vẫn làm những điều mình thích với một cá tính không lẫn với bất kỳ ai.
"Bạn muốn tôi nói gì bây giờ", Cantona nói khi được hỏi về cú tung cước lịch sử năm 1995. "Đây là cuộc sống của tôi, có tốt, có xấu. Nhưng như thế nào là tốt, là xấu? Tôi có thể tìm thấy bản thân hôm nay là kết quả của những điều mình quyết định trước kia. Nếu không sống theo cách như thế, tôi sẽ không thể có được như bây giờ".
Theo VNE
Điểm tin hậu trường 26/01: Balotelli đá dở vì thiếu "gái" Balotelli đá dở vì thiếu "gái", người đẹp bốc lửa tình nguyện hiến thân cho Cristiano Ronaldo, bị bồ &'đá' đau điếng: Ronaldo trầm cảm và bạo lực, phong trào thưởng 'lạ' ở V-League 2015, ... là những tin chính trong điểm tin hậu trường ngày 26/01. Eric Cantona và cuộc đời bình yên sau cú kung-fu lịch sử Đúng ngày này của...