Có thai trước cưới, tôi bị mẹ chồng gọi là “giống ngắn ngày”
Nếu mẹ chồng ghê gớm đang bế cháu ngoài sân, cháu có tè hoặc khóc bà cũng hét to lên bảo “Này, trả giống ngắn ngày cho nhà mày. Mau ra bế nó đi”.
Trước đây khi yêu và dâng hiến cho chồng, tôi chẳng bao giờ nghĩ được vô tình “đeo ba lô ngược” trước khi cưới lại phải chịu một cái giá quá đắt đến vậy. Bằng chứng là mẹ chồng ghê gớm của tôi, suốt cả năm nay cứ bóng gió lôi việc chửa trước ngày cưới của tôi ra để chì chiết. Còn may là vợ chồng tôi không ở cùng nhà với bà, nếu không thì tôi sẽ thấy cực kỳ ngột ngạt.
Tôi và chồng tôi trước đây là bạn học chung lớp Đại học. Song khi ấy chúng tôi cũng ít tiếp xúc với nhau. Khi ra trường, một lần vô tình gặp lại nhau, chúng tôi đã nhanh chóng thích và yêu nhau. Cứ thế, chúng tôi yêu nhau hơn 2 năm thì bắt đầu có lần gần gũi đầu tiên. Và có lần đầu tiên thì sẽ có lần thứ 2. Sau nhiều lần quan hệ, một ngày tôi đã lỡ mang thai ngoài ý muốn.
Khi biết tin mình 2 vạch, thật sự tôi cũng thấy rất lo lắng. Song tôi xác định mình không thể bỏ con vì 2 chúng tôi đều đã có công việc ổn định. Vì thế, tôi thông báo cho anh biết tin này. Anh ban đầu bối rối và tìm đủ lý do để hoãn đám cưới. Thậm chí anh còn đòi bỏ con.
Tôi hỏi anh lý do tại sao thì anh nói rất yêu và thương tôi. Nhưng anh sợ mẹ anh cay nghiệt sẽ không bao giờ chấp nhận một nàng dâu đã có bầu trước ngày cưới. Song tôi nhất quyết giữ con lại dù có phải nuôi con một mình. Mặt khác, tôi động viên anh dù mẹ hay hàng xóm có cười chê gì thì mặc kệ họ. Mình chỉ cần sống cuộc đời của mình thật tốt là được. May mắn là anh đã nghe theo lời khuyên của tôi.
Mỗi lần cho con về, bà nội cháu thường xuyên chọc ngoáy, nói bóng gió con dâu (Ảnh minh họa
Video đang HOT
Những ngày sau đó, anh về thuyết phục mẹ. Tất nhiên, mẹ anh phản đối kịch liệt. Bà gọi lên bảo tôi rằng, con trai bà ngoan nên chỉ có tôi úp sọt hoặc dụ dỗ con bà mới ra nông nỗi thế. Tôi cũng không thanh minh hay phân bua gì. Nhưng sau nỗ lực thuyết phục mẹ của anh thì khi mang bầu tháng thứ 4, đám cưới của chúng tôi vẫn được nhà anh tiến hành bình thường.
Sau đám cưới, may mắn là vợ chồng tôi ở trọ trên thành phố luôn. Còn mẹ chồng tôi ở dưới quê. Bởi thế, cưới xong tôi không phải nghe những lời xì xào, bàn tán về chuyện mang bầu trước cưới. Nhưng mỗi lúc tôi gọi điện về quê hỏi thăm bà và gia đình thì mẹ chồng ghê gớmtôi đều trả lời mát mẻ “Cảm ơn cô, chúng tôi ở nhà vẫn bình thường giống ngắn ngày ạ”.
Vào những ngày nghỉ lễ hoặc thi thoảng vợ chồng có việc về quê chồng là những ngày tôi thấy khó chịu nhất. Bởi vì thấy tôi bụng bầu to, hàng xóm sang nhà chơi hỏi tôi mang bầu mấy tháng mà trông gọn thế thì mẹ chồng tôi cứ nửa đùa nửa thật bảo “Nhà nó chuộng giống ngắn ngày”.
Ngay cả khi tôi sinh con xong, chồng cứ bắt tháng 1 lần đưa con về nhà nội chơi cho tăng tình gắn kết, tôi cũng phải chiều theo. Nhưng mỗi lần cho con về, bà nội cháu thường xuyên chọc ngoáy, nói bóng gió con dâu. Nếu bà đang bế cháu ngoài sân, cháu có tè hoặc khóc bà cũng hét to lên bảo “Này, trả giống ngắn ngày cho nhà mày. Mau ra bế nó đi”.
Mỗi lần mẹ chồng ghê gớm gọi tôi như vậy, tôi bực và uất ức. Song tôi lại nhủ phải cố gắng chịu đựng, không được nói năng gì vì con, vì chồng. Bởi nếu chỉ cần nói lại, tôi sẽ trở thành nàng dâu hỗn láo ngay lập tức.
Hôm qua, nhân ngày nghỉ lễ 30/4 và mùng 1/5, vợ chồng tôi cho cháu lục đục kéo về nhà chồng. Khi cả nhà đang ngồi ăn tối vui vẻ thì cô em chồng tôi cũng đi ăn liên hoan lớp về (Nhà chồng tôi có 2 cô em chồng khá dễ thương và kém tôi vài tuổi, hiện đang học đại học). Thấy con gái về muộn, mẹ chồng tôi lại mắng vài câu rồi lôi ngay tôi ra làm tấm gương để bà giáo huấn con gái.
Tôi nên phải làm sao để không là “giống ngắn ngày” như mẹ chồng vẫn bóng gió gọi? (Ảnh minh họa)
Đây không phải lần đầu tiên mẹ chồng ghê gớm lấy tôi ra làm tấm gương để dặn dò 2 con gái sau này không được đeo ba lô ngược giống tôi. Em chồng tôi vô tư còn bảo, bà khéo lo, chỉ sợ sau này con gái lấy chồng mà chưa có con hay phải chữa mới có con thì lo lắng và đau khổ không. Nhưng lời con nói bị mẹ chồng tôi lấn át đi.
Mới có hơn 1 ngày nghĩ lễ ở nhà chồng mà tôi đã bị mẹ chồng mở màn cho một trận ức chế. Tôi thậy sự muốn phản kháng lại bà cho đỡ cảm giác cay cú. Song cãi lại mẹ chồng, mẹ con mâu thuẫn thì chồng tôi sẽ là người khổ nhất. Tôi nên phải làm sao để không là “giống ngắn ngày” như mẹ chồng vẫn bóng gió gọi?
Theo Afamily
Quán đợi
Chồng mất, nhà còn hai mẹ con côi cút. Vốn liếng anh để lại chẳng nhiều, vườn tược lại chẳng có, mẹ con chị không biết bám vào đâu mà sống. Chị suy nghĩ lung lắm mới quyết định mở quán tạp hóa nhỏ, bày thêm vài bàn giải khát.
Thấy chị lục đục xây quán ngay trước nhà, thiên hạ xì xào "Chồng nằm xuống, mồ còn chưa xanh cỏ mà đã xây cất quán sá đòi chường mặt ra đường làm con buôn". Chị nghe mãi chỉ biết chậc lưỡi "thôi kệ!". Miệng lưỡi thiên hạ không quan trọng bằng miếng cơm manh áo của con chị.
Quán nằm ngay ngã ba, người xe qua lại đông đúc, kẻ vào mua hàng tạp hoá, người ghé làm ly nước giải khát,chị chắt bóp tằn tiện cũng đủ đồng ra, đồng vào. Ngày tháng cứ thế trôi êm đềm cho đến một ngày lòng chị nổi bão giông khi người cũ trở về.
Anh đi lao động nước ngoài hơn chục năm giờ mới hồi hương an cư lập nghiệp. Ngày trước anh với chị từng thề non hẹn biển nhưng đợi hoài đợi mãi anh vẫn biệt vô tăm tích, chị cất bước đi lấy chồng. Từ lúc về, hôm nào anh cũng ra quán nước của chị ngồi từ sáng đến trưa. Anh râm ran kể về cuộc sống kham khổ ở xứ người, về những vận may đã giúp anh kiếm chác được ít nhiều. Anh tỉ tê rằng từ đấy đến giờ vẫn luôn nhớ tình cũ, anh ao ước một ngày hai người về chung một mái nhà.
Chị chưa kịp mở lòng đón lại tình xưa thì đã bị dội gáo nước lạnh tê tái. Dân làng đồn ầm chuyện anh trồng cây si ở nhà chị. Người nguýt lườm trách chị chịu tang chồng chưa đầy 2 năm đã tơ tưởng bồ bịch, kẻ ganh ghét ra mặt "Trai tân lại thích gái nạ dòng!". Thói đời ăn ở bạc, lúc mẹ con chị chật vật mưu sinh chẳng ai hỏi han đoái hoài, khi anh xuất hiện, thiên hạ lại trở chứng "quan tâm" quá đà.
Con trai đi học về ùa vào lòng chị khóc nức nở. Đứa trẻ lên 7 mếu máo hỏi "Mẹ sắp bỏ con đi lấy chồng à, các bạn bảo con là đứa lạc loài...". Chị không nói nên lời, chỉ biết uất hận số phận mình đa đoan. Từ đấy, chị tránh mặt anh hẳn. Anh đến chị đuổi như đuổi tà, anh lững thững quay về, chị nhốt mình một góc, khóc như ri. Rồi chị cũng cất được mối tình đầu, anh lại bỏ xứ đi xa, chị không một lần dám ngoái nhìn lại những chuyện xưa cũ. Quán nhỏ từ đó trống huơ trống hoắc.
Con trai chị giờ đã nên người, nó xin được học bổng sang trời Tây du học. Nó đi miết, hai năm mới về thăm nhà một lần. Thấy mẹ lầm lũi một mình nơi quán nhỏ giữa đường đông, nó bảo mẹ tìm cho nó một ông bố dượng. Mẹ nó cười lẩn thẩn "ngần này tuổi rồi biết tìm ai, đợi ai?"
Cữ đấy có mấy người làm dự án cầu đường thường ghé quán chị uống nước. Hay đến nhất là người chủ thầu tóc đã phong sương hai màu, người ốm nhom ốm nhách. Lâu dần thành quen, họ nói chuyện hợp rơ. Gặp bữa cơm, chị mời anh ở lại ăn chung. Thằng con chị thấy mẹ có bạn hàn huyên sớm tối thì khấp khởi mừng thầm. Trước khi bay nó còn nửa thật nửa đùa hai người làm đám cưới thì nhất quyết nó sẽ về.
Xây xong cầu, anh cũng đi, anh hứa hẹn lên thị trấn thu xếp công chuyện xong sẽ trở lại tìm chị, hai người tổ chức vài mâm rồi về ở với nhau. Lâu rồi chị mới có lại cảm giác xốn xang, hạnh phúc, chị không ngờ đời mình cuối cùng cũng có một chỗ dựa lúc tuổi già sắp ập đến. Rồi chị ngồi đợi, ngày cứ qua.
Cả năm liền không thấy anh quay lại, chị cố liên lạc nhưng vô ích. Tin tức cuối cùng về anh chị nghe được là từ miệng bà vợ. Vợ anh đến trút lên chị những lời đay nghiến cay độc. Chị bật khóc tủi nhục, thương phận mình ngốc dại, dám thương một kẻ qua đường, dám tin những lời đường mật rằng anh đã li dị, rằng anh cô đơn, khổ cực. Cuối cùng cũng chỉ có quán tạp hóa nhỏ là chung thủy với chị. Bao năm rồi chỉ mình nó hiểu những đợi chờ.
Theo VNE
Học cách hòa thuận với mẹ chồng Không ít chị em trong các cuộc chuyện trò bà "tám" thường ca thán mình chẳng hợp mẹ chồng, thậm chí còn có mối quan hệ căng thẳng. Cuộc sống của họ hiển nhiên đang có vấn đề, song không phải ai cũng nhìn ra rằng, vấn đề, rất có thể, xuất phát từ phía họ. Điều đầu tiên bạn nên nhớ, bạn...