Cơ sở xác định hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam
Bà Trần Thị Len (Hà Nội) hỏi, hạn mức trả tiền bảo hiểm tại Việt Nam được xác định dựa trên những yếu tố nào?
Về vấn đề này, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) trả lời như sau:
Theo hướng dẫn của Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI), hạn mức trả tiền bảo hiểm nên có giới hạn, đáng tin cậy và bảo hiểm cho phần lớn người gửi tiền nhưng phải đảm bảo có một tỷ lệ đáng kể giá trị tiền gửi không được bảo hiểm để góp phần duy trì kỷ luật thị trường và hạn chế rủi ro đạo đức.
Cụ thể, hạn mức trả tiền bảo hiểm tại Việt Nam được xác định dựa trên những yếu tố sau:
- Hạn mức trả tiền bảo hiểm là có giới hạn và bảo hiểm cho số đông người gửi tiền, đặc biệt là người gửi tiền nhỏ lẻ, nhưng phải đảm bảo có một tỷ lệ đáng kể giá trị tiền gửi tuân theo kỷ luật thị trường.
Video đang HOT
- Phù hợp tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Theo Quyết định 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm, từ ngày 5/8/2017, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật BHTG (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia BHTG tối đa là 75.000.000đ.
Như vậy, khi một khách hàng gửi nhiều khoản tiền khác nhau tại cùng một tổ chức tham gia BHTG thì các khoản tiền gửi này không được bảo hiểm độc lập. Hạn mức trả tiền bảo hiểm tối đa là 75.000.000đ (bao gồm cả gốc và lãi) áp dụng cho tất cả các khoản tiền gửi của một người tại một tổ chức tham gia BHTG.
Theo Chinhphu.vn
Ngân hàng Nhà nước bất ngờ giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc
Ngân hàng Nhà nước chiều 2/12 đã bất ngờ điều chỉnh lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước chiều 2/12 bất ngờ điều chỉnh lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng. Ảnh minh họa
Cụ thể, thông báo từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, để phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mặt bằng lãi suất trên thị trường, NHNN đã ban hành các quyết định lãi suất và áp dụng từ ngày 1/12/2019 đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng tại NHNN.
Cụ thể, tại Quyết định số 2497/QĐ - NHNN ngày 29/11/2019 về mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng tại NHNN quy định, lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND là 0,8%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND là 0%/năm; lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0,05%/năm.
Như vậy, so với mức 1,2%/năm theo Quyết định 1716/QĐ-NHNN năm 2005, lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND áp dụng theo quy định mới đã giảm tới 0,4 điểm phần trăm.
NHNN cũng ban hành Quyết định số 2498/QĐ - NHNN ngày 29/11/2019, mức lãi suất tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô là 0,8%/năm.
Ngoài ra, Quyết định số 2499/QĐ - NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước, đối với tiền gửi bằng VND của Kho bạc Nhà nước là 1%, lãi suất đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước là 0,05%, lãi suất đối với tiền gửi bằng VND của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 0,8%/năm.
Trước đó, chiều tối 18/11, NHNN cũng bất ngờ giảm lãi suất các kỳ hạn ngắn. Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,0%/năm xuống 0,8%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm.
Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô cũng giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
NHNN cũng quyết định giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm.
Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 7,5%/năm xuống 7,0%/năm.
Theo Baogiaothong.vn
Thủ tướng: Chưa có cơ sở để điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng Sáng ngày 25/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách, tiền tệ quốc gia, đã chủ trì cuộc họp của Hội đồng nhằm phân tích, đánh giá tình hình trong nước, quốc tế, nhất là tác động của dịch COVID-19 tới phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các giải pháp hỗ trợ, tháo...