Cơ sở tuyệt mật của Mỹ theo dõi tên lửa liên lục địa toàn thế giới
Mỹ đã thành lập một cơ sở tình báo đặc biệt có nhiệm vụ thu thập thông tin và theo dõi “đường đi nước bước” của các tên lửa đạn đạo liên lục địa của đối phương nhằm bảo vệ Mỹ và các đồng minh khỏi những mối đe dọa tấn công.
Nhân viên thuộc trung tâm tình báo hàng không và vũ trụ (NASIC) đang phân tích các dữ liệu. (Ảnh: Không quân Mỹ)
Khi Triều Tiên phóng tên lửa bay qua Thái Bình Dương, các quan chức cấp cao hàng đầu của Mỹ sẽ liên lạc với trung tâm tình báo hàng không và vũ trụ (NASIC) được đặt tại căn cứ không quân Wright-Patterson để được trung tâm này cung cấp thông tin cần thiết.
Các phân tích của NASIC sẽ giúp Nhà Trắng, quốc hội Mỹ và Lầu Năm Góc nắm bắt được các mối đe dọa từ không gian, tấn công mạng cũng như xác định mối nguy hiểm từ tên lửa của Triều Tiên tới Mỹ và các đồng minh quân sự trên khắp thế giới.
“Không hề phóng đại khi nói rằng những phân tích NASIC đưa ra có thể tạo nên sự khác biệt, có thể quyết định chiến tranh hay hòa bình”, chuyên gia quốc phòng Loren B. Thompson thuộc viện nghiên cứu Lexington, Virginia, Mỹ nhận định.
Tuần trước, NASIC đã chi 29 triệu USD thành lập một cơ sở bí mật tại căn cứ quân sự Wright-Patterson. Đơn vị tuyệt mật này được trang bị 1 máy bay chiến đấu MiG-29 triển khai bên ngoài căn cứ có nhiệm vụ theo sát mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo liên lục địa từ Iran, Triều Tiên, Trung Quốc, Nga. Ngoài ra đơn vị này sẽ sử dụng các công nghệ do thám, trinh sát tối tân hơn nhằm theo dõi các hoạt động bất thường nhằm cảnh báo nhanh nhất có thể tới các bộ phận khác.
Video đang HOT
Với nhiều nghị sĩ Mỹ từng tới thị sát hoạt động của NASIC đều nhất trí với quan điểm rằng đây là cơ quan quan trọng phục vụ cho mục tiêu an ninh quốc gia. Hiện tại, NASIC có 3.100 nhân viên dân sự và quân sự với kinh phí hoạt động 430 triệu USD.
NASIC còn cung cấp các thông tin tình báo bí mật về lãnh đạo chính trị và quân sự cấp cao trên khắp thế giới cho các chuyên gia, chính trị gia nhằm giúp họ có thể chuẩn bị sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa.
Một nữ nhân viên NACIS đang làm việc. (Ảnh: Không quân Mỹ)
Sức mạnh nằm sau những thông tin và dự đoán chính xác của NASIC là đội ngũ nhân sự chăm chỉ, cầu tiến và có kỹ năng xuất sắc. “NASIC không chỉ thu thập thông tin về vũ khí hiện có mà còn tiến hành phân tích vũ khí quân đội nước đó sẽ mua hoặc phát triển, số lượng bao nhiêu, mua hoặc bàn giao khi nào và chúng sẽ được sử dụng thế nào”, Đại tá Sean P. Larkin, chỉ huy NASIC cho biết.
Nhận định về Triều Tiên, ông Gary O’Connell, cựu kỹ sư trưởng NASIC cho biết: “Triều Tiên tồn tại nhiều vấn đề gây không ít khó khăn cho hoạt động phân tích của chúng tôi vì họ thật sự quá tách biệt và chúng tôi chỉ biết được về tiến bộ khoa học công nghệ của họ khi họ tiến hành thử vũ khí”.
“Kho vũ khí hùng mạnh nhất thế giới là Nga tính về cả số lượng và độ sát thương, nhưng Triều Tiên mới là mối nguy hiểm lớn vì họ rất khó đoán biết”, ông O’Connell nhận định.
“Hiểu được càng chính xác càng tốt năng lực tên lửa Triều Tiên có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ an nguy của hàng triệu người dân Mỹ và các đồng minh. Sẽ là thiếu sót nếu NASIC chỉ biết được Bình Nhưỡng phóng tên lửa tầm xa, trong khi Mỹ cần biết thêm tên lửa Triều Tiên có đầu đạn hạt nhân hay không, sức công phá là bao nhiêu, đầu đạn có thể tấn công tới mục tiêu chính xác như thế nào”, chuyên gia Thompson cho biết.
Trước kia, NASIC đã có một số lần dự đoán chính xác các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Hiện các chuyên gia thuộc cơ quan tin rằng Bình Nhưỡng đang ngày càng tiến bộ về mặt công nghệ và điều đó là mối đe dọa không hề nhỏ với Mỹ.
Đức Hoàng
Theo Business Insider
Lý do Triều Tiên "án binh bất động" khi máy bay Mỹ áp sát không phận
Cơ quan tình báo Hàn Quốc nhận định có một số lý do khiến Bình Nhưỡng không có bất kỳ phản ứng ngay tức thì nào khi Mỹ điều máy bay ném bom chiến lược B-1B áp sát không phận Triều Tiên nhất trong vòng 100 năm qua hồi tuần trước.
Các máy bay ném bom B-1B và máy bay chiến đấu F-35B của Không quân Mỹ diễn tập cùng các máy bay chiến đấu F-15K của Không quân Hàn Quốc tại Gangwon-do, Hàn Quốc ngày 18/9 (Ảnh: Reuters)
Theo Yonhap, trong phiên họp quốc hội ngày 26/9, Cơ quan Tình báo Hàn Quốc (NIS) cho biết Triều Tiên chỉ bắt đầu di chuyển vị trí của các máy bay chiến đấu và tăng cường các biện pháp phòng thủ ở khu vực bờ biển phía đông của nước này sau khi Mỹ triển khai các máy bay ném bom B-1B tới gần không phận hôm 23/9, thay vì có các động thái phản ứng ngay tức thì trên thực tế.
Trước đó, thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết các máy bay ném bom B-1B của Không quân Mỹ với sự hỗ trợ của các máy bay chiến đấu F-15C đã bay về phía vùng biển phía đông của Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên trong vòng 100 năm qua các máy bay ném bom của Mỹ bay xa như vậy về phía bắc của Vùng phi quân sự (DMZ) ở biên giới Triều Tiên - Hàn Quốc. Mỹ khẳng định chuyến bay cho thấy sự nghiêm túc của nước này trong việc đánh giá động thái liều lĩnh của Triều Tiên.
Ông Lee Cheol-woo, lãnh đạo ủy ban tình báo của Quốc hội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên có thể đã không dự tính trước sự xuất hiện của các máy bay ném bom Mỹ ở ngay sát không phận nước này.
"Chúng tôi (nghị sĩ Hàn Quốc) đã nghe tin từ NIS rằng, vì chuyến bay của Mỹ được tiến hành vào lúc nửa đêm nên Triều Tiên không hề dự tính trước về việc này. Cũng có thể Triều Tiên không hành động vì hệ thống radar cũng như các hệ thống khác của nước này không có khả năng phát hiện một cách rõ rệt các máy bay của Mỹ", ông Lee nói với các phóng viên.
Một số ý kiến cho rằng, việc Triều Tiên không triển khai bất kỳ động thái quân sự nào ngay khi máy bay Mỹ áp sát không phận có thể do hệ thống radar của nước này không được vận hành vào thời điểm đó. Và nguyên nhân khiến radar không hoạt động có thể là do tình trạng thiếu thốn điện năng của Triều Tiên.
Trong khi đó, một số ý kiến khác nhận định Triều Tiên có thể đã cố tình "án binh bất động" vì máy bay Mỹ lúc đó đang hoạt động ở vùng không phận quốc tế và không ảnh hưởng đến Triều Tiên. Lý do này cũng khả thi vì Bình Nhưỡng được cho là sở hữu hệ thống radar cảnh báo sớm với phạm vi dò tìm lên tới 600 km.
Thành Đạt
Theo Yonhap
Cựu quan chức CIA: Mỹ sắp "hết cách" với Triều Tiên Cựu giám đốc điều hành trung tâm phản gián của Cơ quan tình báo liên bang Mỹ (CIA) Lon Augustenborg cho rằng, Mỹ sắp hết phương án để đối phó với Triều Tiên trong bối cảnh cuộc khẩu chiến hai bên có xu hướng leo thang, theo báo The Hill. Chính quyền Mỹ nhiều lần tuyên bố để ngỏ mọi phương án đối...