Cơ sở nem làm hơn 1.000 chiếc mỗi ngày dịp gần Tết
Ngày thường gia đình ông Vinh làm khoảng 700 chiếc nem, còn giáp Tết số lượng tăng lên 1.200 chiếc.
Những ngày gần Tết, gia đình ông Nguyễn Văn Vinh (Thọ Xuân, Thành Hoá) tất bật chuẩn bị cho các đơn hàng nem nướng, nem thính. Mỗi ngày gia đình ông sử dụng hàng tạ lá chuối để làm nem, trong đó 4 người được phân công làm công đoạn phân loại, tước và lau rửa lá chuối.
Người thợ rang thính để chuẩn bị làm nem. Thính làm bằng gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát lớp cám gạo, giàu dinh dưỡng. Thính rang vừa chín tới, nếu cháy quá sẽ có vị đắng, còn rang chưa chín thì không thơm.
Thịt để làm nem tuyển chọn phần mông, vai, thăn (sống lưng) con lợn để lấy được phần nạc nhất; cắt bằng máy. “Trước kia, công đoạn làm thịt mất rất nhiều công sức, nay sử dụng máy cắt tiết kiệm 80% thời gian so với trước”, ông Vinh nói.
Ngoài thịt, gia vị đóng vai trò tạo hương vị cho nem còn có hạt tiêu, tỏi, mì chính, tỏi, muối.
Video đang HOT
Thịt được trộn đều trước khi người thợ làm nem nắm thành quả. Khoảng 70kg thịt sẽ làm được 700 quả nem.
Mỗi quả nem khoảng 100g, tuỳ khách đặt hàng, trọng lượng có thể tăng hoặc giảm. Nem nướng và nem thính là tên gọi truyền thống của người dân Thanh Hoá. Nem trộn với thính để vài ngày sẽ lên men có vị chua, người dùng muốn tăng mùi thơm và vị chua có thể mang nướng để thay đổi khẩu vị.
Khoảng một tháng trước Tết, mỗi ngày gia đình ông Vinh huy động tới 25 người làm để phục vụ hết đơn hàng khách đặt.
Nem được gói bằng tay. Một người có thể gói được khoảng 75 quả nem mỗi giờ.
Ngày thường gia đình ông Vinh làm khoảng 700 chiếc nem, còn giáp Tết số lượng tăng lên 1.200 chiếc. Mỗi quả nem gói xong, để từ 2 ngày đến 4 ngày tuỳ thời tiết. Nem khi chín (chua), có thể giữ trong tủ lạnh khoảng 10 ngày để ăn dần.
Nem thường được ăn kèm với lá đinh lăng, tỏi và ớt. Nem được đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành trong Nam ngoài Bắc, giúp gia đình ông Vinh có thu nhập trung bình hơn một triệu đồng mỗi ngày; dịp gần Tết có thể lên đến cả chục triệu đồng.
Theo Ngọc Thành (VNE)
Làng hoa cúc triệu phú ở Hải Dương
Sau hơn 10 năm chuyển trồng lúa sang trồng hoa cúc, những người nông dân ở thôn Phú Tải 1, xã Kim Đính, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đã trở thành những triệu phú có của ăn của để.
Nghề trồng hoa cúc đã làm thay đổi cuộc sống của người dân thôn Phú Tải 1, xã Kim Đính, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương ẢNH LÊ TÂN
Từ quốc lộ 17B, chúng tôi men theo những con đường bê tông rộng rãi, sạch sẽ để đến với cánh đồng hoa cúc của thôn Phú Tải 1. Dưới những luống hoa sắp đến ngày thu hoạch, những người nông dân tất bật làm cỏ, tưới nước, tỉa hoa.
Luôn tay ngắt những nụ cúc thừa, ông Nguyễn Đức Chiến (52 tuổi, ngụ thôn Phú Tải 1, xã Kim Đính) giới thiệu: "So với làng Lũng (Hải Phòng), làng Ngọc Hà (Hà Nội) hay làng Văn Giang (Hưng Yên) thì chúng tôi chỉ là người đi sau về trồng hoa. Nhưng được nhờ chất đất và chăm chỉ nên loại hoa cúc phát triển tốt. Nghề trồng hoa vì thế mà phát triển mang lại nguồn thu gấp hàng chục lần trồng lúa".
Theo lời ông Chiến, cách đây gần 20 năm, bà Vân, một người chuyên bán hoa tươi đã mang hoa cúc về trồng thử trong vườn nhà. Luống hoa của bà Vân phát triển nhanh, thu lợi tốt nên được nhân rộng ra ruộng. Nhiều người dân sau đó đã học tập. Đến nay, cả thôn Phú Tải 1 có hơn 100 hộ sống khỏe bằng nghề trồng hoa.
Ông Nguyễn Đức Chiến, một trong những người có thu nhập cao từ trồng hoa ở thôn Phú Tải ẢNH LÊ TÂN
Bà Phạm Thị Phương (58 tuổi, ngụ thôn Phú Tải 1) chia sẻ: "Cả làng đều chỉ trồng hoa cúc vì vốn ít, nguồn thu ổn định. Cứ 4 tháng là có thể thu hoạch nên một năm trồng được 2,3 vụ. Gần đây có một số nhà thử trồng ly nhưng không ổn, vẫn quay về làm hoa cúc".
Nhà bà Phương có gần 2 sào hoa cúc. Mùa hoa Tết Mậu Tuất 2018, bà Phương thu lãi 50 triệu 1 sào. "Năm ngoái hoa được giá, bông to bán 5.000 đồng, bông nhỏ 2.000 đồng. Cả làng ăn tết to. Năm nay thời tiết thất thường, hoa nở không đều. Số hoa nở đúng dịp tết chỉ bằng 70% năm ngoái. Nhưng thôi không sao, nghề nông mà", bà Phương vừa dùng ni lông bọc nụ hoa để hãm cho chậm nở vừa nói.
Năm nay có thể sẽ không được mùa cúc bằng năm ngoái nhưng và Phạm Thị Phương vẫn lạc quan ẢNH LÊ TÂN
Người dân thôn Phú Tải 1 cho biết, cách họ trồng hoa phần nhiều dựa vào kinh nghiệm dân gian. "Chủ yếu là chúng tôi xem dự báo thời tiết rồi bảo nhau chăm hoa. Cũng chỉ là ngắt nụ, lá hoặc dùng đèn chiếu cho hoa tăng trưởng thôi. Chủ yếu vẫn do thời tiết", ông Nguyễn Đức Linh (53 tuổi, ngụ thôn Phú Tải, xã Kim Đính) cho biết.
Người dân Phú Tải 1 cho biết nghề trồng hoa bận rộn hơn trồng lúa 10 lần nhưng cho thu nhập cũng cao hơn 10 lần ẢNH LÊ TÂN
Đánh giá về nghề trồng hoa ở thôn Phú Tải 1, ông Nguyễn Văn Quân (40 tuổi, Chủ tịch Hội Nông dân xã Kim Đính) cho biết: "Với nghề trồng hoa, người dân Phú Tải 1 đích thị là những triệu phú nông dân. Năm 2018, với 16,24 ha trồng hoa cúc, hơn 100 hộ dân thôn Phú Tải 1 đã có doanh thu 20,7 tỉ đồng. Hộ cao nhất thu 2 tỉ đồng, còn lại mỗi hộ vài trăm triệu. Không chỉ mang lại thu nhập cao cho gia đình mình mà người trồng hoa còn tạo công ăn việc làm từ việc chăm sóc hoa cho không ít người".
Ông Nguyễn Văn Quân cũng cho biết: "Xã Kim Đính vốn là địa phương có truyền thống trồng vải. Tuy nhiên, cây vải được mùa thì mất giá, thu nhập không cao. Với thành công của nghề trồng hoa ở thôn Phú Tải, chính quyền xã Kim Đính đang có kế hoạch đưa nghề trồng hoa thành mũi nhọn kinh tế. Cuối năm 2018, chúng tôi đưa bà con đi học tập kinh nghiệm ở Hưng Yên. Sau tết, xã sẽ mời chuyên gia nông nghiệp về tư vấn, hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa".
Hoa cúc đang được chính quyền xã Kim Đính được định hướng là cây trồng phát triển kinh tế thay thế cây vải ẢNH LÊ TÂN
Theo TNO
Đau xót hàng trăm cây đào cảnh bị phá hoại, người dân mất tết Hàng trăm cây đào cảnh sắp đến kỳ thu hoạch bỗng chốc mất trắng vì bị kẻ gian phá hoại khiến người dân ở khu phố Tỉnh Cầu, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) rơi vào cảnh lao đao, có nguy cơ mất Tết vì mất nguồn thu nhập chính. Vườn đào hoa của bà con ở Đình Bảng bị...