Cơ sở kinh doanh than gây ô nhiễm?
Ngày 17-10, người dân thôn Phước Hậu, xã Hòa Nhơn, H. Hòa Vang (TP Đà Nẵng) tổ chức chặn các xe tải chở than ra vào cơ sở kinh doanh than Đông Bắc có kho bãi đóng ngay sát thôn vì cho rằng cơ sở này gây ô nhiễm môi trường (ÔNMT) trong thời gian qua.
Sự việc được báo cáo cho UBND xã Hòa Nhơn, chính quyền thôn Phước Hậu đã vận động nhân dân ngừng chặn xe, không gây mất ANTT, đồng thời tổ chức họp dân, yêu cầu chủ cơ sở kinh doanh than Đông Bắc trả lời trước người dân về các biện pháp khắc phục tình trạng ÔNMT…
Nước thải từ bãi chứa than cơ sở kinh doanh than Đông Bắc làm nguồn khe nước tự nhiên thôn Phước Hậu chuyển màu đen.
Sáng ngày 18-10, cuộc họp dân đã diễn ra tại sân gia đình ông Bùi Văn Sánh- Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Phước Hậu với sự tham gia của ông Lê Như Anh- Trưởng thôn Phước Hậu, Cơ sở kinh doanh than Đông Bắc có bà Bùi Thị Dung là đại diện. Tại cuộc họp, người dân phản ánh, cơ sở kinh doanh than Đông Bắc đóng tại thôn Phước Hậu đã tồn tại hơn 10 năm, đã gây ÔNMT, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Vấn đề ô nhiễm đầu tiên là bụi than và mùi than. Vào những ngày nắng, bụi than từ bãi chứa bay phủ vào vườn, nhà gây bụi bặm, làm ô nhiễm tất cả mọi đồ dùng sinh hoạt, nguồn nước… khiến người già, trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa… Thêm vào đó, do kho bãi chứa than chỉ cách khu dân cư một con đường rộng chừng 5 mét, hàng đêm tiếng động cơ xe tải trọng lớn, rồi máy xúc than hoạt động làm người dân không ngủ được… Vấn đề bức xúc nhất hiện nay nguồn nước thải từ bãi chứa than đã làm ô nhiễm hoàn toàn khe nước tự nhiên ngay sát thôn, làm cho hơn 11 ha đất nông nghiệp không thể canh tác được, phải bỏ hoang hóa. Việc chăn nuôi cũng bị thiệt hại, tất cả nước giếng sinh hoạt trong khu vực đều bị ngấm nước từ bãi than trở thành màu đen, bốc mùi không thể sử dụng…
Trước những ý kiến phản ánh của người dân, bà Bùi Thị Dung cho biết, bà không phải là lãnh đạo cơ sở kinh doanh, khu vực kho bãi chứa than là do bà góp vốn bằng 1 ha đất đứng tên bà với Cty than Đông Bắc để làm nơi tập kết và kinh doanh than, nguồn than được nhập về từ Quảng Ninh. “Trước ý kiến phản ánh của người dân, cơ sở đã khắc phục tối đa tình trạng bụi từ bãi chứa than, như cho che bạt, phun nước lên bãi than và khi chế biến than. Còn nguồn nước ngầm xả từ bãi chứa than ra ngoài, năm 2017, Phòng TN-MT H. Hòa Vang đã kiểm tra và xác định nguồn nước sạch, không ô nhiễm (?). Hiện nay cơ sở đã ngừng không hoạt động vào ban đêm, mà chỉ làm việc vào giờ hành chính, đã hạn chế tiếng ồn khi hoạt động…”, bà Dung nói.
Người dân không đồng tình với nội dung trả lời của bà Dung và cho biết chưa bao giờ chứng kiến và nhận được kết quả kiểm tra của Phòng TN-MT huyện, đồng thời dẫn chúng tôi đi thực tế để quan sát về tình trạng gây ô nhiễm môi trường của kho bãi chứa than Đông Bắc đối với khu dân cư.
Video đang HOT
Tìm hiểu hướng giải quyết các ý kiến phản ánh của người dân thôn Phước Hậu, ông Nguyễn Tấn Phát- Chủ tịch UBND xã Hòa Nhơn cho biết, từ năm 2017, người dân thôn Phước Hậu đã kiến nghị lên xã, lên huyện về tình trạng ÔNMT từ cơ sở kinh doanh than Đông Bắc. Phòng TN-MT H. Hòa Vang đã tiến hành kiểm tra, và đã có Công văn số 672, ngày 11-12-2017 trả lời. Công văn có nội dung: “Phòng TN-MT đã phối hợp với UBND xã Hòa Nhơn, Trung tâm quan trắc TN- MT Đà Nẵng, lấy mẫu phân tích mẫu nước thải tại vị trí đập tràn hệ thống lọc cơ sở kinh doanh than Đông Bắc. Kết quả phân tích thử nghiệm ngày 4-12-2017 cho thấy các chỉ tiêu, thông số tại vị trí lấy mẫu nước thải ra môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn 40: 2011/BTNMT quy chuẩn Quốc gia về nước thải công nghiệp…”. Công văn này cũng yêu cầu cơ sở kinh doanh than Đông Bắc xây dựng hệ thống thu gom nước thải, xây dựng tường rào chắn, không để nước mưa chảy từ bãi chứa than ra khu dân cư, phải hoàn thành trước ngày 15-1-2018; hàng ngày phải dùng xe phun nước chống bụi, quét dọn sạch sẽ nước thải than và bụi than khu vực cổng ra vào cơ sở và tuyến đường giao thông vào cơ sở.
Kho chứa than của cơ sở kinh doanh than Đông Bắc chỉ cách khu dân cư thôn Phước Hậu một con đường rộng 5 mét.
Trao đổi với ông Phát, chúng tôi đặt câu hỏi: “Cứ theo nội dung Công văn này, vậy ý kiến người dân phản ánh là chưa chính xác?”. Ông Phát không đưa ra ý kiến nào mà chỉ chuyển cho chúng tôi toàn bộ Công văn của Phòng TN-MT huyện và cho biết, sẽ tiến hành kiểm tra thực tế lại ngay tại thôn Phước Hậu và cơ sở kinh doanh than Đông Bắc. UBND xã đã đề xuất chuyển cơ sở kinh doanh than Đông Bắc vào Cụm Công nghiệp Hòa Nhơn trong thời gian tới khi Cụm Công nghiệp này được xây dựng tại thôn Phước Thuận.
Trước kiến nghị của người dân thôn Phước Hậu, chính quyền và ngành chức năng H. Hòa Vang, xã Hòa Nhơn cần tiến hành kiểm tra, có biện pháp yêu cầu cơ sở kinh doanh than Đông Bắc khắc phục tình trạng ÔNMT như người dân phản ánh. Các kết quả kiểm tra, xử lý cần trả lời công khai để người dân nắm rõ, vì nó đang liên quan thiết thực đến cuộc sống người dân, không để xảy ra tình trạng mất ANTT trong khu vực.
Hồng Thanh
Theo cadn.com.vn
Quảng Ngãi: Cá bớp nuôi chết không phải do ô nhiễm môi trường
Đó là khẳng định của các cơ quan chuyên môn huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) trong buổi gặp mặt để trả lời những vướng mắt với các hộ dân bị thiệt hại do cá bớp nuôi lồng của họ bị chết hàng loạt trong mấy ngày vừa qua.
Chiều 16/10, huyện Bình Sơn đã tổ chức buổi gặp mặt trực tiếp để giải đáp các vướng mắt cũng như tìm hướng giải quyết những khó khăn của người dân các xã Bình Thạnh, Bình Thuận và Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), cũng như công bố các kết quả xét nghiệm mẫu nước và mẫu cá bị chết trong mấy ngày vừa qua tại khu vực biển vịnh Dung Quất.
Tham dự buổi gặp mặt có bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư Huyện ủy Bình Sơn; ông Lý Thọ, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn; lãnh đạo Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các phòng chuyên môn của huyện; cùng đông đảo các hộ dân bị thiệt hại khi cá bớp nuôi lồng của họ bị chết với số lượng lớn.
Tại buổi gặp mặt, đại diện các phòng chuyên môn của huyện Bình Sơn như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố kết quả xét nghiệm mẫu nước nơi lồng nuôi cũng như khu vực xung quanh không bị ô nhiễm và mẫu cá bị chết cũng an toàn, tất cả các chỉ số đã xét nghiệm đều nằm trong quy chuẩn. Nguyên nhân cá chết là do số hộ dân này đã di chuyển lồng nuôi từ vị trí này sang vị trí khác để tránh bão, lũ nên làm thay đổi môi trường nước đột ngột.
Thương lái tập trung đến để mua cá bớp với giá rẻ
Sau khi nghe những kết luận từ phía cơ quan chức năng, nhiều hộ dân hoan nghênh sự quan tâm kịp thời của các cấp chính quyền đã giúp đỡ và giải quyết tiêu thụ số cá bị chết trong mấy ngày vừa qua. Bên cạnh đó, mong muốn các cơ quan chức năng phải tìm hiểu thật rõ nguyên nhân chính làm cá bớp chết hàng loạt để người nuôi được biết rõ hơn, cũng như kiến nghị đến các cơ quan chức năng tìm giải pháp để giúp đỡ số hộ nuôi bị thiệt hại này.
"Các cơ quan chức năng cố gắng xét nghiệm để biết nguyên nhân vì sao cá chết, do bị thiếu ôxy hay bị nhiễm khuẩn mới giải quyết được vấn đề. Đồng thời, thiệt hại của bà con quá lớn nên mong muốn các cơ chức năng hỗ trợ tiêu thụ số cá còn lại, cũng như số cá hiện giờ vẫn đang chết để chúng tôi có thể vớt vát lại vì thiệt hại quá lớn", anh Nguyễn Nhật Nam, 1 hộ nuôi cá cho biết.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư Huyện ủy Bình Sơn đã chia sẻ những khó khăn mà người nuôi cá gặp phải khi cá bị chết hàng loạt. Đồng thời, khẳng định sẽ tìm cách để giải quyết giúp các hộ nuôi này tiêu thụ số cá bị chết. Bên cạnh đó, bà Thư còn chỉ ra cái sai của các hộ dân khi nuôi cá ở khu vực này, bởi khu vực mà người dân đang nuôi dẫn đến cá chết hàng loạt là nơi mà UBND tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu không được nuôi trồng thủy sản.
"Hiện huyện đã báo cáo với tỉnh và làm việc với 1 số nhà thầu trên địa bàn huyện Bình Sơn để họ hỗ trợ mua số cá đã chết đang được cáp đông cũng như số cá đang sống khỏe mạnh nếu bà con muốn bán với giá hiện tại trên thị trường. Xong khu vực này đã được UBND tỉnh yêu cầu người dân không được nuôi cá bằng rất nhiều văn bản, nhưng bà con vẫn nuôi ở khu vực này là không đúng" bà Thư cho biết.
"Trước đây bà con đã ký vào biên bản thống nhất là tỉnh phải hỗ trợ tiền để người dân chuyển đổi ngành nghề là khoảng 7,1 tỷ đồng, UBND huyện có phương án để gửi tỉnh nhưng tỉnh vẫn chưa hỗ trợ mà đề nghị huyện bố trí ngân sách nhưng chính quyền huyện Bình Sơn lại chưa đề nghị lại với tỉnh về vấn đề này, cũng như không trả lời cho bà con biết, nên trong giai đoạn chờ đợi hỗ trợ người dân lại tiếp tục nuôi, dẫn đến việc cá chết, cái này chính quyền cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm".
"Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất gửi văn bản cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh đề nghị hỗ trợ kinh phí thiệt hại cho bà con do cá chết vừa qua, cũng như đề nghị UBND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho bà con được bao nhiêu thì hỗ trợ số còn lại huyện sẽ hỗ trợ tiếp", bà Thư khẳng định thêm.
Kết thúc buổi gặp mặt, ông Lý Thọ, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn chỉ đạo: "Chính quyền xã Bình Thạnh và 2 xã Bình Đông, Bình Thuận cần khẩn trương thống kê cụ thể tổng số hộ nuôi cá trên biển ở từng địa phương. Số cá đã chết và còn lại trong các lồng bè là bao nhiêu...Trên cơ sở này huyện sẽ có đề xuất, trả lời cụ thể cách giải quyết cho từng hộ nuôi".
Trước đó, trong thời gian từ ngày 5 đến 9/10, khoảng trên 35 hộ dân nuôi cá bớp lồng bè ở 3 xã Bình Thạnh, Bình Đông và Bình Thuận, huyện Bình Sơn bị thiệt hại hàng chục tỷ đồng do cá bất ngờ có hiện tượng bỏ ăn, đổi màu da, phù cơ thể, nổi chấm trắng, hai bên mang có bám bùn và chết.
Minh Quân
Theo congly
Bảo vệ môi trường huyện Phúc Thọ: Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động 3 sạch Môi trường là một trong những bài toán mà nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội, gặp khó trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Tại huyện Phúc Thọ, việc tìm lời giải cho vấn đề này đang rất được quan tâm, với giải pháp trọng tâm được xác định là bắt đầu từ thay đổi nhận thức của người dân....