Cơ sở đào tạo Y Dược hơn 3 triệu USD của trường Kinh doanh – Công nghệ
37 phòng học và nghiên cứu thực hành trị giá 65 tỷ đồng được coi là tiền đề để Đại học Kinh doanh – Công nghệ Hà Nội bắt tay đào tạo Y Dược vào năm tới tại cơ sở 2 Từ Sơn, Bắc Ninh.
Đại học Kinh doanh – Công nghệ Hà Nội có hai cơ sở, một đặt tại Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng (Hà Nội) và cơ sở 2 đặt tại Từ Sơn (Bắc Ninh).
Khối nhà E với kinh phí 150 tỷ đồng, được xây dựng tại cơ sở 2 trong khuôn viên có diện tích hơn 100.000 m2. Trường dự kiến dành 1/3 khối nhà này cho 2 khoa Y và Dược. Tại đây, trường có khu ký túc xá sinh viên, khu vui chơi và giáo dục thể chất rộng hàng chục nghìn m2.
Từ tầng 3 đến tầng 6 của khu nhà E, được bố trí 37 phòng học và 10 phòng làm việc phục vụ cho sinh viên và giảng viên, chủ nhiệm khoa.
Nhà trường cho biết đã cải tạo các phòng phù hợp với yêu cầu giảng dạy cho 2 khoa, mua sắm bàn ghế, tủ kèm theo hết 10 tỷ đồng. Trước mắt trường đã mua các thiết bị phục vụ cho giảng dạy năm thứ nhất và tiếp tục mua sắm cho những năm tiếp theo với tổng chi phí cho xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị giai đoạn 1 là 65 tỷ đồng.
Tại khu nhà này có tới 28 phòng chức năng được trang bị đầy đủ y cụ, phục vụ việc nghiên cứu thực hành giải phẫu và nghiên cứu dược.
Theo lãnh đạo nhà trường, nhiều mô hình và trang thiết bị hiện đại từ các nước tiên tiến như Đức, Séc… được nhập về để phục vụ công tác giảng dạy cho sinh viên.
Video đang HOT
Mô hình lát cắt cơ thể người với hình ảnh trực quan giúp sinh viên nắm rõ những chi tiết, cấu tạo lên những bộ phân bên trong cơ thể.
Theo giáo sư, tiến sĩ Trần Phương, Hiệu trưởng nhà trường, thiết bị được các nhà cung cấp đưa về, nhưng chưa đầy đủ vì mới chỉ là giai đoạn 1, phục vụ chủ yếu trong 2,3 năm đầu. “Quan điểm của chúng tôi là học đến đâu đưa dụng cụ về đến đó vì đã ký với các đơn vị cung ứng, chỉ cần đặt một tuần là có, điều này không đáng lo ngại”, ông Trần Phương khẳng định.
Kính hiển vi nhập từ nước ngoài về. Lãnh đạo trường cho biết, ngoài việc sinh viên nghiên cứu và thực hành, các giảng viên khi có thời gian rảnh cũng có thể lên các phòng chức năng sử dụng thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Bộ dụng cụ giải phẫu, phẫu thuật trong đào tạo Y đa khoa . Những thiết bị này đều nhập từ các nước châu Âu.
Ông Nguyễn Quang Lâm – Trưởng phòng Quản trị, Đại học Kinh doanh – Công nghệ cơ sở Từ Sơn (Bắc Ninh) cho biết hệ thống máy móc thiết bị và các phòng thí nghiệm, thực hành có thể phục vụ sinh viên ngay năm đầu tiên. Sau đó, sinh viên sẽ được tham gia thực tế ở 4 bệnh viện tại Hà Nội do trường ký kết.
Một trong những nơi hiện đại nhất, đào tạo Y Dược được lãnh đạo trường này giới thiệu là phòng giảng máy chiếu và thực hành, thực tế. Tại đây sinh viên được nghe giảng bằng những bài đã có sẵn và được Việt hoá. Việc giảng dạy được ghi lại trên máy quay và có thể phát trực tiếp.
Trước đó, ngày 19/11, Bộ Giáo dục ra quyết định cho phép Đại học Kinh doanh – Công nghệ Hà Nội đào tạo trình độ đại học, hệ chính quy ngành Y đa khoa, Dược học . Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của các ngành trên nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy của trường. Việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học tập, cấp bằng tốt nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành.
Bá Đô
Theo VNE
Kỷ niệm buồn của vị Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM về ngành dược
"Là Chủ tịch hội Dược học TP.HCM nên tôi mang đến Quốc hội rất nhiều ý kiến của cử tri ngành dược học", ĐB Phạm Khánh Phong Lan (Phó Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Hội dược học TP.HCM) nói.
Một viên thuốc "cõng" nhiều chi phí
Đánh giá về dự thảo Luật Dược (sửa đổi), ĐB Phạm Khánh Phong Lan cho biết: "Chúng tôi ghi nhận ban soạn thảo đã có nhiều cố gắng với bản sửa đổi lần này vì có nhiều vấn đề được chỉnh sửa, nhiều vấn đề mới được thêm vào".
Tuy nhiên, ngay tại phiên thảo luận tổ chiều 19/11, ĐB Phạm Khánh Phong Lan đã dành hơn 1 tiếng đồng hồ để chỉ ra một số bất cập ngành dược được cử tri quan tâm.
"Do thiếu sự quản lý của Nhà nước nên thừa nhà máy sản xuất, không phát huy hết công suất, sản phẩm trùng lắp, chưa tạo dấu ấn, khó tạo đầu ra cho sản phẩm.
Khoản 1 Điều 3 của luật cũ quy định phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn và ưu tiên phát triển công nghiệp dược. Nhưng trong sửa đổi Luật Dược lần này, không hiểu vì lẽ gì, điều này mất luôn. Tôi nghĩ phải giữ lại hoặc thay bằng một mệnh đề khác quyết liệt hơn, cụ thể hơn", ĐB Phạm Khánh Phong Lan đưa ý kiến.
"Về chính sách mạng lưới phân phối: Rất nhiều tầng lớp trung gian, nếu là người trong ngành thì ai cũng biết.
Nếu viên thuốc sản xuất trong nước thì từ nhà máy đi qua một vài công ty phân phối đến tay người tiêu dùng.
Nhưng đối với thuốc nhập khẩu, chúng ta có công ty phân phối độc quyền nước ngoài, công ty nhập khẩu ủy thác trong nước rồi đến các công ty trong nước. Nhưng chưa có quy định nào là phải qua bao nhiêu tầng lớp trung gian. Do đó, viên thuốc, một sản phẩm dược khi đến được tay người dân đã phải đội rất nhiều chi phí. Đây chính là việc làm cho giá thuốc tăng cao", ĐB Phong Lan nói.
Phó Giám đốc sở Y yế TP.HCM nói: "Tôi xin chia sẻ một kỷ niệm buồn. Ngày tôi nhận nhiệm vụ Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, lúc đó có khoảng 400 công ty phân phối trên địa bàn thành phố. Mục tiêu tôi đề ra làm làm sao xếp bớt lại. Nhưng rất tiếc, đối với luật, nếu người ta đến xin cấp phép mà đủ điều kiện là mình phải cấp. Con số hiện nay đã lên đến 1.000, còn cả nước thì gần 2.000".
Liệu, chúng ta có cần đến chừng đó tầng lớp trung gian hay không?"
ĐB Phạm Khánh Phong Lan (phải) nói về những trăn trở với ngành dược.
Không phải thuốc nhập khẩu nào cũng được kiểm tra
"Trên thực tế, các công ty nước ngoài đã tiến hành phân phối trực tiếp dưới hình thức núp bóng của các công ty dược Việt Nam. Có nghĩa là các công ty dược Việt Nam không làm gì hết, chỉ ngồi đó để hưởng chi phí ủy thác thôi. Còn lại, tất cả các mặt đều là công ty nước ngoài quyết định.
Cần quyết định làm sao để quyền lợi người dân là trên hết, chứ không vì lợi ích nhóm hay vì vấn đề gì khác mà chúng ta bảo lưu quyền này mà không có lợi ích cho người dân", vị đại biểu ngành dược nhấn mạnh.
Trong hai năm trở lại đây, có công văn tăng cường kiểm tra chất lượng 100% mẫu khi nhập khẩu đối với 37 công ty thường hay có vi phạm về chất lượng thuốc. Trong 37 công ty đó thì hết 25 công ty là của Ấn Độ. Đây là động thái hết sức đáng hoan nghênh vì chúng ta đã để ý vấn đề này. Nhưng cũng từ đây có hệ lụy là, như vậy thuốc đến tay người dân không phải cứ nhập khẩu vào là cái nào cũng được kiểm tra đâu. Cho nên, có yếu tố may rủi trong đó.
Trong năm 2014, chúng ta kiểm tra hơn 40.000 mẫu thuốc thì có hơn 80% là thuốc nội, còn gần 20% thuốc ngoại. Như vậy là thuốc nội được chăm sóc kỹ hơn. Tôi đề nghị, không phải giảm kiểm nghiệm thuốc nội xuống mà cần tăng kiểm nghiệm thuốc ngoại lên.
Chúng ta là quốc gia duy nhất trên thế giới, 63 tỉnh thành là 63 trung tâm kiểm nghiệm. Nếu 2 viện kiểm nghiệm thuốc ở Hà Nội và TP.HCM là cấp độ Trung ương thì chúng ta dồn sức đầu tư cũng được. Nhưng 63 tỉnh thành đều có, cơ sở vật chất, năng lực kiểm nghiệm nhìn mà buồn nên không thể đưa ra kết quả chính xác được. Tôi hết sức quan ngại với chất lượng thuốc.
Nhiều trường hợp, thuốc không phải thương hiệu công ty nhưng có những công ty vừa mới thành lập đã giảm giá bằng mọi cách để trúng thầu, trúng trước tính sau. Sau khi trúng rồi bắt đầu thuê mướn một doanh nghiệp khác, một nhà máy khác để gia công mặt hàng đó. Tôi còn không tin nói gì đến bác sỹ làm sao tin được.
Tôi đề nghị, với cơ chế tự chủ cho các bệnh viện, có thể chúng ta xem xét trong một chừng mực nào đó bàn với bảo hiểm y tế để có những điều khoản mở ra hướng như các nước làm, đó là phân định suất cho bệnh viện. Bệnh viện sẽ phải phụ trách bao nhiêu người bệnh với yêu cầu là phải khám chữa bệnh tốt. Với định suất đó, bệnh viện có thể tự thương lượng mua thuốc và được bảo hiểm y tế chi trả. Tại sao lại không làm được?
Phải nghiên cứu định suất. Vì như các bệnh viện tư nhân, họ có ràng buộc gì đâu nhưng sao họ vẫn mua được thuốc đảm bảo cho bệnh nhân của họ, không có vấn đề gì về giá.
Ở nước ngoài, công ty bắt tay với bác sỹ kê đơn thuốc có thể bị phạt hàng tỷ đô la
Tôi đề nghị xây dựng mô hình như trước năm 1975, mô hình dược sỹ đoàn để tăng cường vai trò hội nghề nghiệp để những người cùng nghề nghiệp giám sát lẫn nhau. Bây giờ thì mua kháng sinh quá dễ, tiềm ẩn nhiều tai hại. Người ở đâu bắt cho hết. Tội phạm mua thuốc tê, thuốc mê làm tùm lum mọi chuyện, đây là việc không thể chấp nhận được.
Ở nước ngoài, công ty bắt tay với bác sỹ kê đơn thuốc có thể bị phạt hàng tỷ đô la. Nếu bắt quả tang phải thẳng tay và phải đưa vào điều luật để sau này có trường hợp xảy ra có thể làm đúng luật.
Vấn đề đạo tạo ngành dược: Hiện nay, vẫn là dược sỹ đa khoa nhưng sau khi tốt nghiệp đa số đi kinh doanh, tay trái mở nhà thuốc. Muốn vào làm bất cứ một lĩnh vực nào đều phải đào tạo lại từ sản xuất, kiểm nghiệm, sinh hóa, dược lâm sàng... Cho nên chúng ta cần phải xem lại vì quá lãng phí. Năm năm học mà ra không làm được gì về phần chuyên môn.
Dương Thu (ghi)
Theo_Người Đưa Tin
Kho nguyên liệu thuốc lá cháy trong 10 giờ Gần 20 xe cứu hoả cùng hàng trăm cảnh sát mất nhiều giờ mới có thể khống chế đám cháy kho nguyên liệu của Công ty thuốc lá Ngân Sơn tại khu công nghiệp Tiên Sơn (Từ Sơn, Bắc Ninh). Đến 10h sáng nay, lực lượng cứu hoả vẫn phải phun nước vào khống chế đám cháy. Ảnh: Sơn Dương Rạng sáng 20/8...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện bộ xương người trong bãi đất trống ở Bình Dương

Tài xế ô tô trốn đo nồng độ cồn, tông thẳng vào CSGT

Vụ người đàn ông tấn công nữ chủ tiệm cắt tóc: Nạn nhân nhập viện

TP.HCM phát hiện biến chủng Covid-19 mới khiến số ca bệnh gia tăng

"Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người"

Nam thanh niên tử vong sau tiếng nổ lớn

Khám chữa bệnh dưới 351.000 sẽ được miễn phí

Sở GD&ĐT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chọn sách giáo khoa

Ba chiến lược tiến tới miễn viện phí toàn dân

Vụ mái nhà ga metro Cát Linh thủng 8 tháng không sửa: Hanoi Metro nhận lỗi

Clip ghi lại phút nước lũ dâng nhanh chóng mặt khiến nhiều người thót tim

Đột kích xưởng phân bón hoạt động 'chui', nhập nguyên liệu từ Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Vì sao chiến trường ở Ukraine như một "mạng nhện" khổng lồ và chết chóc?
Thế giới
23:44:18 24/05/2025
Rơi từ tầng 12, nữ lao công sống sót kỳ diệu, giục chồng gọi cấp cứu
Netizen
23:41:06 24/05/2025
Tôi đuổi em họ của chồng ra khỏi nhà, anh không dám phản đối vì lý do này
Góc tâm tình
23:03:12 24/05/2025
Nhan sắc biến dạng của mỹ nam Vườn Sao Băng, còn đâu một thời đẹp ăn đứt cả Lee Min Ho
Hậu trường phim
22:59:14 24/05/2025
Cách rã đông gà nguyên con chuẩn để giữ hương vị
Ẩm thực
22:55:31 24/05/2025
Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?
Tv show
22:37:20 24/05/2025
Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng
Sức khỏe
21:56:52 24/05/2025
Tài tử tuổi 60 Quách Tấn An phủ nhận yêu hoa hậu 23 tuổi
Sao châu á
21:53:56 24/05/2025
'Tàng Hải truyện': Diễn xuất của Tiêu Chiến gây tranh cãi
Phim châu á
21:49:34 24/05/2025
Tại sao sân bay bổ nhiệm hai chú chó làm giám đốc?
Lạ vui
21:49:11 24/05/2025