Cô sinh viên 9X trường Y học giỏi, mê hiến máu
Xinh xắn, học giỏi, mê hiến máu tình nguyện là ấn tượng về cô bạn Trương Thị Minh Tâm – Phó Chủ nhiệm CLB Hiến máu tình nguyện ĐH Y khoa Vinh (Nghệ An). 3 năm học, Tâm đã tham gia hiến máu 10 lần, trong đó có 5 lần hiến máu cấp cứu.
Trương Thị Minh Tâm – Phó Chủ nhiệm CLB hiến máu tình nguyện Trường ĐH Y Khoa Vinh
Đúng giờ hẹn, Tâm ào tới, tay vẫn cầm lỉnh kỉnh sổ, bút. Là lớp trưởng lớp D1A, khối trưởng Khối ĐH điều dưỡng, Phó Chủ nhiệm CLB hiến máu tình nguyện của trường ĐH Y khoa Vinh, Ủy viên BTV đoàn trường, Tâm gần như phải “xoay như chong chóng” mới có thể giải quyết hết công việc của mình.
Sinh năm 1992 trong một gia đình có 3 chị em gái tại TP Vinh (Nghệ An), năm đầu tiên thi ĐH, Minh Tâm chỉ đậu vào hệ cao đẳng của Trường ĐH Y khoa Vinh. Không dừng bước, Tâm vừa học, vừa ôn thi lại và đậu vào hệ Đại học của trường.
Nói về chuyện hiến máu tình nguyện, Tâm chỉ cười: “Em đến với chương trình hiến máu tình nguyện cũng tình cờ thôi. Đó là vào năm 2010, khi đang học hệ cao đẳng, nhà trường vận động sinh viên đi hiến máu. Thấy mình đủ điều kiện thì em tham gia thôi”.
Lần đầu tiên cô con gái cưng đi hiến máu, bố mẹ Tâm lo lắm, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là khi Tâm đang vừa học, vừa ôn thi lại. “Hiến máu lần này thôi nhé”, bố mẹ “mặc cả”, Tâm chỉ cười.
Đầu năm 2011, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An mổ cấp cứu cho bệnh nhân bị xuất huyết não. Tình trạng bệnh nhân hết sức nguy kịch, trong khi đó máu dự trữ của bệnh viện đã hết. Nhận được thông báo từ phía bệnh viện, thấy nhóm máu mình phù hợp, đủ điều kiện hiến máu, Tâm xung phong đi.
“Nói thật lúc đó em chỉ nghĩ tới tính mạng của bệnh nhân thôi, quên mất lời hứa với bố mẹ. Hơn nữa, em thấy sau khi hiến máu, sức khỏe của mình vẫn tốt, còn tăng những 3kg. Kết thúc ca mổ, bác sỹ thông báo bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, chứng kiến niềm vui của người nhà bệnh nhân, em cũng thấy vui lây”, Tâm nhớ về lần đầu tiên đi hiến máu cấp cứu.
Video đang HOT
Với 10 lần hiến máu cứu người, Tâm tự hào mình vẫn “béo khỏe, béo đẹp” nhờ hiến máu đúng cách và khoa học
Rồi công việc hiến máu cấp cứu gắn bó với Tâm như định mệnh. Một bệnh nhân bị nhiễm độc thai nghén cần phải được tiếp máu gấp. Nhóm máu của bệnh nhân phù hợp với nhóm máu A-Rh của Tâm. Vậy là lại tức tốc lên đường.
Nhờ số máu tiếp nhận từ Tâm, thai phụ đã qua cơn nguy kịch, cháu bé sinh ra bụ bẫm, khỏe mạnh. “Vui nhất là sau một thời gian, tình cờ gặp lại chị ấy nhận ra, cứ cầm tay cảm ơn mãi”.
Có lần, cô bạn phải chạy xe cả đêm tới bệnh viện để tiếp máu cấp cứu. Xong việc cũng đã hơn 11h, vừa đi, vừa sợ nhưng vẫn thấy vui vì góp phần cứu thêm được một sinh mạng. Lần hiến máu cấp cứu để lại cho Tâm nhiều cảm xúc nhất là lần tham gia hiến máu cho một bà cụ bị tai nạn gãy xương đùi. Số máu cần tiếp là 2 đơn vị, Tâm vận động thêm một bạn đi cùng.
Tâm nhớ lại: “Bà cụ tuổi cao, sức khỏe yếu lại bị tai nạn rất nặng, em chỉ sợ cụ không qua khỏi. Xong nhiệm vụ của mình, em cứ đứng ở cửa phòng phẫu thuật nghe ngóng tình hình, chỉ khi bác sỹ thông báo “tình trạng bệnh nhân đã ổn” mới thở phào nhẹ nhõm.
Sau khi cụ khỏe, con cháu cụ gọi điện và xin gặp để cảm ơn nhưng em từ chối gặp, chỉ nhận lời cảm ơn. Hiến máu cứu người là việc nên làm, bất cứ sinh viên trường Y nào cũng sẵn sàng làm thôi”.
Với thành tích của mình, Trương Thị Minh Tâm (thứ 3 từ trái qua) vinh dự được nhận giấy khen của Ban thường vụ Tỉnh đoàn Nghệ An
3 năm học tại trường (kể cả một năm học hệ cao đẳng), Tâm đã tham gia hiến máu 10 lần. Vậy nhưng bố mẹ vẫn chưa hết lo lắng, bởi vậy “liệu pháp tâm lý” vẫn được sử dụng thường xuyên. Không những thế, cô bạn còn luôn tự hào lấy cơ thể “béo đẹp, béo khỏe” của mình để vận động bố mẹ và các bạn học trong trường, những người quen biết tham gia hiến máu cứu người.
“Nếu hiến máu một cách khoa học, hợp lý thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, mặt khác, cơ thể còn tái tạo nhiều tế bào máu mới, thay thế số máu cũ. Đến nay, CLB hiến máu tình nguyện Trường ĐH Y khoa Vinh đã thu hút được gần 500 thành viên, trung bình mỗi năm hiến được 600-700 đơn vị máu cung cấp cho các bệnh viện trong tỉnh”, Tâm tự hào cho biết.
Dù bận rộn với công tác đoàn, công tác xã hội nhưng cô bạn học khá đỉnh. Kết thúc năm thứ nhất hệ đại học với số điểm 8,4 Tâm giành được suất học bổng năm của trường. Với Tâm “tuổi trẻ là phải hành động để khi già không phải hối hận” và sẵn sàng chia sẻ giọt máu hồng của mình để cứu lấy những phận đời không may.
Theo Dantri
Đội cứu nạn giao thông thiện nguyện
Họ là người lái xe ôm, người chở nước đá, người thợ cắt tóc... nhưng mỗi khi có biến cố giao thông, họ lập tức xuất hiện đưa người bị nạn đi cấp cứu.
Vì sự sống còn của các nạn nhân, ai cũng cố gắng học sơ cứu, cấp cứu người bị nạn
Đó là Đội xung kích cấp cứu từ thiện tại xã Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Ở địa phương này, hỏi họ, không ai không biết. Đây là đội cứu hộ tai nạn giao thông gồm 19 thành viên. Tất cả họ đều là những người "ướt áo sờn vai" vì cơm gạo. Mỗi người mỗi nghề nhưng đều có một tinh thần chung là cứu nạn, đem lại mạng sống cho những người không may gặp nạn trên đường.
Đội trưởng Lưu Tiến Dũng (47 tuổi) có thâm niên 20 năm giúp đỡ người bị nạn cho biết: "Quốc lộ 51 quan trọng nên lưu lượng xe lớn và thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Những lần như vậy, chúng tôi thường chia nhau làm công tác đưa nạn nhân đi cấp cứu, bảo vệ hiện trường và tài sản cho người bị nạn".
Những ngày chưa thành lập đội, ông Dũng làm nghề chạy xe ôm và mỗi khi bắt gặp người đi đường bị tai nạn thì ông lại đứng ra đón xe đưa họ tới bệnh viện. Đối với ông, được góp chút ít sức lực của mình và mang lại mạng sống cho người bị nạn là điều nên làm và ông lấy đó làm hạnh phúc. Để công tác cứu hộ được nhân rộng, mang tính chuyên nghiệp, tháng 08/2012 ông đã đề xuất lên Hội Chữ thập đỏ xã Phước Tân và được xã này ký quyết định cho thành lập đội cứu hộ giao thông mang tên Đội xung kích cấp cứu từ thiện với 11 thành viên ban đầu. Đến nay, đội đã tham gia cứu hộ trên 20 vụ tai nạn, mang lại mạng sống cho hàng chục nạn nhân.
Các thành viên trong đội cứu hộ giao thông đều là những người lam lũ, "ướt áo, sờn vai" vì cơm áo
Để công tác cứu hộ không bị động, năm 2010, ông Dũng quyết định bỏ tiền túi hơn 85 triệu đồng để mua ô tô làm xe cấp cứu. "Bây giờ mình có xe hoạt động riêng, mỗi khi có tai nạn thì không phải đón xe dọc đường nữa. Chi phí xăng xe đưa nạn nhân đi cấp cứu đều do anh em trong đội đóng góp nên mọi hoạt động từ thiện diễn ra rất suôn sẻ" - Ông Dũng hồ hởi cho biết.
Người nghèo nhất nhưng có tinh thần thiện nguyện nhất phải kể đến là ông Trần Sáu (54 tuổi), làm nghề chở nước đá. Cùng với việc đi giao nước đá cho các hàng quán trên địa bàn xã, ông Sáu được giao luôn công tác "tuần tra" đường phố. Nếu gặp tai nạn trên đường, ông Sáu có trách nhiệm gọi điện báo cho đội trưởng cùng các thành viên khác đánh xe đến hiện trường để làm công tác cấp cứu.
Ông cho biết: "Cách đây 5 năm, trên đường đi làm về thì bắt gặp một đôi vợ chồng trẻ bị tai nạn. Vì không được cứu chữa kịp thời nên người chồng đã tử vong. Từ đó đến nay, tôi luôn tâm niệm rằng, nếu mình ra tay đưa họ đi cấp cứu sớm thì vẫn có thể đưa lại mạng sống cho họ".
Nguyễn Văn Vui (20 tuổi) kiếm sống bằng nghề cắt tóc và là thành viên ít tuổi nhất của đội. Mỗi khi nhận được tin báo có tai nạn là Vui lại tức tốc lên đường. Vốn là chàng thanh niên nhanh nhạy nên Vui được anh em trong đội giao phó công tác đến hiện trường điều tiết giao thông. Vui cho hay: "Tất cả mọi người đều được phân công cụ thể. Người có bằng lái thì được giao phó lái xe đưa nạn nhân đi bệnh viện. Người thì tìm số điện thoại hay địa chỉ để liên hệ gia đình nạn nhân, người gọi điện báo lực lượng chức năng. Đây là việc làm có ích, mang lại cơ hội sống cho người bị nạn nên em không ngần ngại".
Đội trưởng Lưu Tiến Dũng đã bỏ ra 85 triệu đồng mua xe để đưangười bị nạn đi cấp cứu
Làm trăm nghề để sinh nhai nhưng tinh thần tương trợ lẫn nhau, cứu người hoạn nạn luôn được họ đề cao. Đa phần họ đều không chuyên về y hay dược nhưng đó không phải là vấn đề trở ngại. Ông Dũng cho biết, để tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra, các thành viên trong đội luôn tìm đến các trung tâm y tế để tham gia các khóa học về sơ cứu nạn nhân. Do vậy nên, hiện tại các thành viên trong đội ai cũng có kiến thức cơ bản về sơ cứu vết thương và cấp cứu nạn nhân.
Việc làm của họ mang nhiều ý nghĩa nên đội cứu hộ giao thông từ thiện ngày càng có nhiều người tham gia. Các trung tâm y tế, những mạnh thường quân xa gần vẫn thường giúp đội bổ sung các thiết bị y tế như bông băng, thuốc, cáng, nẹp... để đội tiện công tác sơ cứu.
Góp phần mang lại mạng sống cho nhiều người nhưng họ chưa bao giờ nghĩ tới chuyện được ghi ơn hay báo đáp. Tất cả đều làm việc vì tâm và muốn góp chút công sức để mang lại mạng sống cho người kém may mắn.
Anh Nguyễn Thành Phương, thành viên của đội cho biết: "Sau tai nạn, rất nhiều người tìm đến để tạ ơn. Họ mang theo tiền bạc và vật chất đến để cảm ơn nhưng chúng tôi không nhận. Việc làm của chúng tôi là thiện nguyện giúp người chứ không vụ lợi. Được mang lại sự sống cho họ đã là niềm vui và hạnh phúc lớn lao rồi. Chỉ hy vọng rằng, việc làm của chúng tôi sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn, giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây nên".
Theo Dantri
Dụ dân đi học để... hưởng 'chế độ' Không chỉ mượn danh nhân đạo vay nợ hàng chục tỷ đồng, nhiều người dân Thạch Thất (Hà Nội) còn bị Trung tâm nhân đạo Minh Tâm dụ đi học nghề hưởng "chế độ", nhưng đến giờ vẫn không nhận được tiền. Người dân cầm giấy đi đòi nợ tại Trung tâm nhân đạo tư thục Minh Tâm. Ảnh: Minh Đức Học xong...