Cơ quan quản lý dược châu Âu: Vắc xin Pfizer không liên quan các ca tử vong sau tiêm
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu ngày 29-1 cho biết không có mối liên hệ nào giữa các trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc xin COVID-19 và các tác dụng phụ của vắc xin.
Theo dự kiến, EU sẽ chính thức cấp phép cho các nước thành viên sử dụng vắc xin AstraZeneca ngừa Covid-19 vào ngày 29-1-2021 – Ảnh (minh họa): AFP
Theo hãng tin AFP, Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) công bố kết luận này sau khi đánh giá các dữ liệu đầu tiên thu thập từ chương trình triển khai tiêm vắc xin COVID-19.
Theo đó, cơ quan này cho biết họ đã tìm hiểu các trường hợp tử vong, trong đó có một số người lớn tuổi, và “kết luận rằng các dữ liệu không cho thấy có mối liên hệ nào giữa việc tiêm vắc xin Comirnaty (tên chính thức của vắc xin COVID-19 của Pfizer- BioNTech – PV) và các trường hợp tử vong này, và không dấy lên lo ngại nào về độ an toàn của vắc xin”.
Cũng trong nội dung cập nhật đầu tiên kể từ khi Liên minh châu Âu bắt đầu chiến dịch tiêm chủng trong tháng 12, EMA cho biết, dữ liệu thu nhận được “nhất quán với mức độ an toàn đã biết của vắc xin, và không phát hiện những tác dụng phụ mới nào”.
Video đang HOT
Cũng theo EMA, những báo cáo ghi nhận về các trường hợp thi thoảng bị dị ứng nặng với vắc xin cũng đều không vượt quá so với “những phản ứng phụ đã biết”.
“Tác dụng phòng ngừa COVID-19 của vắc xin Comirnaty vượt trội hơn nhiều so với mọi nguy cơ, và không có những thay đổi khuyến nghị nào khác liên quan tới việc sử dụng vắc xin này”, thông cáo của EMA nêu.
Cho tới nay EMA đã phê chuẩn hai vắc xin ngừa COVID-19, đó là hai sản phẩm của Pfizer/BioNTech và Moderna. Theo kế hoạch EMA cũng sẽ phê chuẩn vắc xin thứ ba, đó là vắc xin do ĐH Oxford và hãng AstraZeneca phát triển trong ngày 29-1 giờ địa phương.
Thời gian qua một số nước như Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland và Thụy Điển đã ghi nhận một số trường hợp tử vong sau khi được tiêm vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech.
Na Uy ghi nhận 33 ca tử vong trong số những người cao niên được tiêm liều vắc xin đầu tiên nhưng cũng chưa thể chứng minh có mối liên hệ nào giữa việc tiêm vắc xin và tình trạng tử vong sau đó.
Lãnh đạo BioNTech thông báo sẽ có vắc xin 'thế hệ hai' dễ bảo quản
Ban lãnh đạo Công ty BioNTech của Đức cảnh báo nguy cơ tạm thiếu vắc xin phòng bệnh COVID-19 cho đến khi có thêm các loại vắc xin khác được lưu hành trên thị trường.
Đội tiêm chủng chuẩn bị triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech hợp tác sản xuất ở một nhà dưỡng lão tại Berlin, Đức ngày 27-12-2020 - Ảnh: REUTERS
Vắc xin (vaccine) do Pfizer/BioNTech hợp tác sản xuất được cung cấp đến Liên minh châu Âu (EU) chậm hơn một số nước do Cơ quan quản lý dược phẩm của EU (EMA) cấp phép lưu hành cho vắc xin này tương đối chậm và đơn hàng của EU không lớn.
Do sự chậm trễ này, một số vùng ở Đức đã phải tạm ngừng hoạt động tiêm chủng vài ngày sau khi triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 hàng loạt từ ngày 26-12. Hiện BioNTech đang nỗ lực cùng đối tác Pfizer thúc đẩy sản xuất.
Theo hãng tin Reuters, trả lời phỏng vấn của báo Spiegel , giám đốc điều hành BioNTech, ông Ugur Sahin, khẳng định tình hình cung ứng vắc xin hiện nay không được tốt lắm vì thiếu các loại vắc xin khác và BioNTech đang phải nỗ lực để lấp đầy khoảng trống.
Dự kiến, cơ quan dược phẩm châu Âu sẽ phê chuẩn vắc xin của hãng dược phẩm Moderna (Mỹ) vào ngày 6-1 tới. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cũng hối EMA nhanh chóng phê duyệt vắc xin do hãng dược AstraZeneca phối hợp Đại học Oxford (Anh) phát triển. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ khi nào EU sẽ thực hiện điều này.
Ban lãnh đạo BioNTech cho rằng EU chậm trễ trong việc phê duyệt vắc xin phòng COVID-19 cũng như mạnh tay đặt hàng. Tháng 7-2020, Mỹ đã đặt mua 600 triệu liều vắc xin của Pfizer/BioNTech trong khi đến tận tháng 11 EU mới đặt mua, với số lượng chỉ bằng một nửa của Mỹ.
BioNTech hi vọng có thể ra mắt dây chuyền sản xuất mới tại Marburg, Đức vào tháng 2 tới với khả năng sản xuất 250 triệu liều trong 6 tháng đầu năm.
Cũng theo ông Sahin, vắc xin của Pfizer/BioNTech có thể ngăn chặn biến thể mới của virus corona chủng mới là VUI-202012/01 được phát hiện tại Anh.
Bên cạnh đó, BioNTech đang nghiên cứu và bào chế vắc xin dễ bảo quản hơn, thay vì phải bảo quản ở nhiệt độ -70 độ C như hiện nay.
Dự kiến, vắc xin thế hệ tiếp theo của Pfizer-BioNTech, không cần bảo quản ở -70 độ C, có thể ra mắt vào cuối mùa hè năm nay.
Gần 68 triệu ca Covid-19 toàn cầu, Anh bắt đầu tiêm vaccine Ca nhiễm tiếp tục tăng nhanh ở châu Âu và Mỹ, lên gần 68 triệu, trong khi Anh bắt đầu tiêm vaccine từ hôm nay, sau một tuần phê duyệt. Thế giới ghi nhận 67.885.426 ca nhiễm và 1.549.368 người đã tử vong do nCoV, tăng lần lượt 539.288 và 8.225 ca trong một ngày, trong khi 46.963.383 người đã bình phục, theo...