Cơ quan chức năng làm việc với chủ quán “lòng gà chửi” ở Đà Lạt
Mấy ngày nay, địa điểm ăn uống nổi tiếng trên đường Tăng Bạt Hổ, phường 1, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) này bị cộng đồng mạng gọi là quán “lòng gà chửi”, sau khi xuất hiện một bài viết “bóc phốt” của thực khách.
Ngày 28/3, các cơ quan chức năng thuộc UBND TP Đà Lạt đã làm việc với chủ quán HEN (chuyên bán bánh ướt lòng gà), để làm rõ hành vi cãi vã với một nhóm thực khách tới ăn ở quán này.
Trước đó, trên trang Facebook N.Đ.L xuất hiện bài viết kèm hình ảnh và clip của một nhóm du khách đến từ TP Hồ Chí Minh với nội dung: “Trải nghiệm kinh hoàng tại quán HEN bánh ướt lòng gà… 50 Tăng Bạt Hổ, Phường 1, Đà Lạt”.
Facebook này đăng: “Đến bây giờ, khi cả đoàn của tôi đã về nhà an toàn được một ngày, tôi mới đủ bình tĩnh ngồi viết những dòng này. Thật sự tôi chưa bao giờ tưởng tượng ra, một quán ăn ngay trung tâm thành phố du lịch được ưa chuộng nhất nhì Việt Nam lại có thể có những “người” chủ quán có thể hành xử được như vậy”.
Cơ quan chức năng tới làm việc với chủ quán HEN sau khi xuất hiện thông tin tiêu cực trên mạng xã hội.
Người viết bài cho cho biết: “Đoàn của tôi già, trẻ lớn bé 30 người lên Đà Lạt vào sáng 24/3. Sáng đó, chúng tôi đã đến quán HEN ăn món bánh ướt lòng gà, lòng gà khá lạnh nhưng chúng tôi cũng, vui vẻ dùng bữa và đi về. Sáng hôm 25/2, đoàn chúng tôi quay lại quán và gọi món bánh căn cho cả đoàn gồm 30 phần bánh. Chúng tôi vào ngồi và biết là chuẩn bị gần 30 phần sẽ mất thời gian nên đã chủ động gọi sữa đậu nành để uống trong lúc chờ đợi. Mọi chuyện bắt đầu từ đây, chúng tôi chưa hề phàn nàn về việc sao chuẩn bị lâu thế, mà chị chủ quán, cứ cằn nhằn mãi một câu là, ăn cả 26 phần mà không chịu gọi đặt trước… Giọng của chị chủ tiếp tục to và chua ngoa hơn nữa, nên chúng tôi bảo thôi không nói gì nữa, tính tiền những thứ chúng tôi đã dùng để chúng tôi đi quán khác. Lúc này anh chồng chị chủ bắt đầu thái độ, lời qua tiếng lại và còn bảo với chúng tôi là BIẾN”.
Người chia sẻ nội dung này trên mạng còn cho hay, chủ quán không ngớt lời chửi rủa, văng tục đối với cả đoàn. Thậm chí, chị chủ quán còn hành hung trưởng đoàn. “Trong video mọi người có thể nhìn thấy chị chủ hùng hổ xông lên, khúc sau đó là hành hung trưởng đoàn chúng tôi. Do phải tắt vội không sợ bị đập điện thoại mất đi video nên không quay tiếp được khúc bị hành hung”.
Làm việc với cơ quan chức năng, bà Lê Xuân Diệp Tịnh, chủ quán HEN xác nhận có xảy ra việc cự cãi với một nhóm du khách trong ngày 25/3. Tuy nhiên, theo bà Tịnh, câu chuyện hoàn toàn không giống như những gì mà nhóm du khách đã đăng tải. Bà Tịnh cho hay, bà rất buồn vì để xảy ra câu chuyện không hay này, nhưng nội dung bài viết đăng trên mạng chỉ thể hiện một chiều. Chủ quán HEN cũng mong muốn cơ quan chức năng làm rõ nội dung bài viết, những điểm đúng và chưa đúng.
Cơ quan chức năng đã tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của bà Lê Xuân Diệp Tịnh để tiếp tục làm rõ bản chất sự việc.
Vụ bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt: "Mạng xã hội không phân biệt giàu nghèo và pháp luật cũng thế"
Vụ việc Nguyễn Phương Hằng là bài học cho những ai ngông cuồng, làm điều sai phạm nhưng bất chấp dư luận, bất chấp luật pháp.
Video đang HOT
Mạng xã hội không phân biệt giàu nghèo và pháp luật cũng thế!
Những màn livestream đấu tố, vạch mặt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác của Nguyễn Phương Hằng đã tạo ra hệ lụy rất lớn cho xã hội, đã khiến một bộ phận xã hội cho rằng việc chửi rủa, chà đạp người khác trên mạng xã hội là việc bình thường. Bà Phạm Thị Minh Hiền - đại biểu Quốc hội khóa XIV cho biết điều này khi trao đổi với phóng viên VOV về vụ việc Nguyễn Phương Hằng.
Bị can Nguyễn Phương Hằng tại cơ quan công an
Lối ứng xử tiêu cực trên mạng xã hội
PV: Ngày 24/3, VKSND TP.HCM đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam) về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Bà có bất ngờ trước thông tin trên, khi trước đó Nguyễn Phương Hằng nổi lên thành một hiện tượng trên mạng xã hội với những màn livestream đấu tố, "bóc phốt" một số nghệ sĩ nổi tiếng, thu hút hàng triệu người quan tâm?
Bà Phạm Thị Minh Hiền: Tôi không bất ngờ lắm. Vì thời gian qua, cá nhân tôi cũng như rất nhiều người mong muốn cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc xem xét xử lý vụ việc gây ồn ào trên mạng xã hội vừa qua. Ít nhất là dùng quy định pháp luật để điều chỉnh thái độ, hành vi người dùng mạng xã hội có dấu hiệu sai phạm.
Sự việc đấu tố vô căn cứ diễn ra trên mạng xã hội đã kéo dài nhiều tháng, sự tác động tiêu cực của nó đã ảnh hưởng rất lớn đến đời thật khiến dư luận bức xúc, nhiều luồng ý kiến tranh cãi thậm chí đối đầu nhau bằng hành vi bạo hành giữa các bên đã gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Nhiều người dùng mạng cho rằng mạng xã hội là thế giới ảo, ảo thì không ai có thể quản lý được mình, ai cũng có "quyền lực" ngang nhau, rõ ràng là đã gây ra một hệ lụy rất lớn.
Vụ án này cũng đã cho chúng ta thấy nhiều vấn đề phức tạp khi tham gia hoạt động trên thế giới phẳng. Không phải ai cũng tỉnh táo, trong sáng, văn minh, hành xử chuẩn mực, tích cực. Bên cạnh đó là sự lỏng lẻo của các điều khoản pháp luật, không có sức mạnh răn đe, điều chỉnh, điều đó cũng là một phần lý do để các đối tượng không hề sợ hãi, mức độ sai phạm ngày càng gia tăng, những người bị ảnh hưởng trực tiếp từ các livestream của bà Nguyễn Phương Hằng phải chịu nhiều thương tổn về tinh thần.
Khởi tố hình sự là điều nên làm ở mức độ sai phạm hiện nay của nhóm livestream liên quan đến bà Hằng. Nhưng giá như có sự can thiệp mạnh mẽ hơn, sớm hơn của cơ quan chức năng thì hệ lụy sẽ không có quá nhiều tiêu cực như bây giờ.
PV: Nguyễn Phương Hằng đã sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Song, những livestream lệch chuẩn này lại được rất nhiều người bày tỏ ủng hộ, thậm chí a dua theo. Bà có thể lý giải về hiện tượng này?
Bà Phạm Thị Minh Hiền: Có rất nhiều thành phần tham gia vào câu chuyện livestream ồn ào này ở nhiều khía cạnh và cách tiếp cận khác nhau. Điều này tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Có người chỉ ở vòng ngoài quan sát nhưng cũng không ít người tham gia trực tiếp bình luận phản bác, hùa nhau chửi rủa.
Tuy nhiên, theo quan sát, tôi thấy phần lớn những người dùng mạng tham gia vào cuộc đấu tố với những lời lẽ vô văn hóa phần lớn đều dùng nick ảo, nó như được lập ra để thoải mái chửi rủa người khác mà không sợ ai phát hiện ra con người thật của mình. Đồng thời cũng không ít người dùng nick chính danh, tạo kênh riêng trên nhiều nền tảng như: Facebook, Youtube,Tiktok để tham gia cuộc đấu tố của bà Hằng với mục đích trục lợi, vừa phục vụ mục đích "đấu tố", "vạch mặt" người khác, vừa tranh thủ gây sự chú ý để bán hàng online.
Ngoài ra, có những thành phần lợi dụng việc này để đẩy mạnh hơn hiện tượng tiêu cực lên mạng xã hội, sau đó kích động, lôi kéo thêm nhiều người đối đầu với chính quyền.
Trong tâm lý chung của người dân hiện nay, đặc biệt là nhóm người yếu thế có vấn đề uẩn ức về mặt xã hội, đã từng mâu thuẫn hay xung đột lợi ích với chính quyền thì khi thấy có người lên tiếng như vậy liền coi đó là sự đấu tranh mạnh mẽ, là người đại diện cho tiếng lòng của mình, đại diện số đông người dân yếu thế.
Những thông tin liên tiếp được đưa ra trên sóng livestream không phải là sai hoàn toàn, nó ít nhiều chứa đựng một phần sự thật của hiện trạng xã hội. Chính vì thế nếu tiếp nhận thiếu tỉnh táo, sáng suốt sẽ khó mà nhận diện đâu là đúng, là sai. Ngay cả chính bản thân tôi, ban đầu cũng đã quan tâm theo dõi sự lên tiếng của bà Hằng về những hiện tượng tiêu cực của xã hội, ở góc độ của người làm công tác xã hội, tôi từng xem đó là một trường hợp thú vị và chỉ dừng lại ở đó.
Tôi thấy nguy hại một điều rất rõ của nhóm livestream này là mức độ lộng ngôn, cuồng ngôn ngày càng gia tăng, ngôn từ kém văn hoá, thông tin vô căn cứ nhưng rất hiểm hóc và vô nhân đạo, nhưng lại có rất rất nhiều người tin tưởng và cổ vũ, thậm chí tôn thờ. Điều này, cơ quan chức năng cần phải dùng pháp luật để điều chỉnh hành vi xã hội có sự chuẩn mực, dù là không gian mạng.
Tôi nhận thấy hành vi của Nguyễn Phương Hằng đã tạo ra một trạng thái gọi là quyền lực ảo, người nào cảm thấy yếu thế, tiếng nói nhỏ bé thì sẽ tìm thấy ở những màn đấu tố của bà Hằng là nơi dựa dẫm về tinh thần, quyền lực. Họ vô tình bị lôi kéo, kích động cuống theo nguồn năng lượng tiêu cực trên mạng xã hội, gần như không có điểm dừng cho đến khi cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố.
Luật pháp ban hành nhiều điều khoản về hành vi nghiêm cấm như xúc phạm danh dự, xâm hại đời tư hay vu khống người khác... Nhưng trong vụ việc của bà Hằng, hành vi này lại được cổ vũ, cổ súy và vô hình trung trở thành lối ứng xử tiêu cực trên mạng xã hội hết sức nguy hại.
Tôi mong rằng, qua vụ việc này, pháp luật cần bổ sung điều chỉnh, phân định rõ các tội danh đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng để có hình thức xử lý thích đáng, không chỉ đối với bà Hằng mà còn cả ekip tham gia livestream. Chính vì vậy, thông tin chiều 24/3 không bất ngờ mà như trút được gánh nặng, cảm thấy nguồn năng lượng tiêu cực đã được rút đi.
Cần có biện pháp mạnh mẽ quản lý trên không gian mạng
PV: Vụ việc của Nguyễn Phương Hằng cũng là cảnh báo cho người dùng mạng xã hội hiện nay khi không ít hiện tượng lợi dụng để câu like kiếm tiền, xúc phạm danh dự người khác, làm lộ bí mật Nhà nước, thưa bà?
Bà Phạm Thị Minh Hiền: Đó là bài học cho những ai ngông cuồng, làm điều sai phạm nhưng bất chấp dư luận, bất chấp luật pháp. Mạng xã hội không phân biệt giàu nghèo và pháp luật cũng thế!
Tôi cho rằng, cần có sự vào cuộc, chung tay lên tiếng đấu tranh của rất nhiều cá nhân, tổ chức được trao quyền bảo vệ pháp luật cũng như quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân. Cơ quan báo chí, cơ quan hành pháp cần phải phối hợp lên tiếng, đấu tranh công khai, trực diện chứ không nên kéo dài sự im lặng. Rõ ràng hiện tượng này vì kéo dài trong nhiều tháng đã tạo ra hệ lụy rất lớn, một bộ phận xã hội cho rằng việc chửi rủa, chà đạp người khác trên mạng xã hội là việc bình thường.
Để lập lại trật tự, các cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh mẽ, dùng pháp luật để quản lý xã hội và quản lý trên không gian mạng. Cùng với đó tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật, định hướng dư luận, tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống cho người dân, xây dựng lối văn hóa ứng xử trên mạng xã hội...
PV: Có ý kiến cho rằng, những người a dua tham gia những màn đấu tố, vạch mặt người khác của Nguyễn Phương Hằng cũng không để bỏ lọt. Ý kiến của bà như thế nào?
Bà Phạm Thị Minh Hiền: Ngoài việc khởi tố bà Hằng, cơ quan chức năng cần làm rõ trách nhiệm cũng như xem xét xử lý về mặt pháp luật đối với những thành phần cùng tham gia livestream của bà Hằng.
Tôi tin, một mình bà Nguyễn Phương Hằng không thể tạo dựng được "kênh truyền thông tiêu cực" của cá nhân bà mà sau đó còn cả một lực lượng hỗ trợ. Do vậy, những thành phần này cũng phải được xử lý nghiêm minh. Người nào có liên quan về hành vi vi phạm pháp luật với bà Hằng thì cũng phải xử lý.
PV: Xin cảm ơn bà./.
Chuyên gia tội phạm học: Bà Nguyễn Phương Hằng tự cho mình vị trí của "người phán xử" Liên quan đến vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) bị bắt, TS. Đào Trung Hiếu - Chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an) đã chia sẻ quan điểm của mình với PV Dân Việt về vụ việc. Ảo tưởng bởi sự tung hô của công chúng Ông Hiếu cho biết, việc...