Có phương án điều hành, kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm
Bộ Tài chính vừa có công văn số 1076/BTC-QLG gửi các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội và tập đoàn, tổng công ty về tiếp tục đẩy mạnh triển khai việc quản lý giá.
Người dân đến mua hàng hóa tại siêu thị Big C Thăng Long. Ảnh minh họa: Hiền Anh.
Theo đó, cần theo sát diễn biến cung cầu để có phương án điều hành, kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm.
Công văn nêu rõ, trên cơ sở tình hình diễn biến giá cả thị trường trước và trong tết, giá xăng dầu thế giới có xu hướng tăng cao tác động đến giá bán lẻ trong nước…, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh triển khai quản lý, điều hành giá sau dịp Tết Nguyên đán.
Theo đó, các bộ ngành, doanh nghiệp, địa phương cần chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu trong thời điểm sau tết, nhất là đối với các mặt hàng có nhu cầu tăng cao như dịch vụ vận tải, du lịch tại điểm vui chơi, tham quan, lễ hội và mặt hàng hiện đang có xu hướng tăng giá như xăng dầu, vật liệu xây dựng phục vụ các công trình trọng điểm… Trên cơ sở đó chủ động tăng cường phối hợp trong triển khai các giải pháp quản lý, điều hành giá ngay từ đầu năm để góp phần giữ ổn định giá cả thị trường, hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát trong quý I và cả năm 2022.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kiểm tra, thanh tra giá và kịp thời xử lý các sai phạm, lợi dụng dịp lễ, tết, cao điểm để tăng giá bất hợp lý, các trường hợp đưa tin thất thiệt gây bất ổn thị trường, giá cả. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chủ trương, biện pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội để hạn chế tối đa các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý, kỳ vọng lạm phát.
Video đang HOT
Căn cứ quy định tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, Bộ Tài chính cho rằng cần kịp thời có các giải pháp quản lý, điều hành giá phù hợp.
Cụ thể, đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục nhà nước định giá, kê khai giá, các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai rà soát để chủ động điều chỉnh giá hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh giá theo đúng quy định tại Luật Giá và các quy định khác.
Đối với các hàng hóa, dịch vụ khác, tổ chức nắm bắt tình hình thực hiện của các đơn vị sản xuất, kinh doanh để có các biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp; không để xảy tình trạng mất cân đối cung cầu hàng hóa, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chính sách, lợi dụng các thời điểm lễ, tết để tăng giá bất hợp lý.
Trước đó, nhận định về giá các mặt hàng xăng dầu và LPG, Cục Quản lý giá cho biết đang ở mức cao do chịu tác động từ thị trường thế giới. Trong kỳ điều hành ngày 11/2/2022, giá xăng dầu dự báo sẽ chịu áp lực điều chỉnh tăng rất lớn từ giá thế giới. Từ đó, gây sức ép lớn đến mặt bằng giá nói chung và giá các mặt hàng sử dụng xăng dầu là đầu vào cho sản xuất.
Để có các các biện pháp bình ổn giá, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành và địa phương phải cùng vào cuộc. Cụ thể, trước xu hướng tăng giá các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu, năng lượng sau tết, các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần tập trung kiểm soát giá cả ngay từ những tháng đầu năm.
Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Công thương chủ động nắm bắt diễn biến giá xăng dầu thế giới sau tết để có phương án điều hành phù hợp, hạn chế tác động mạnh đến thị trường trong nước và bảo đảm dư địa kiểm soát lạm phát cả năm. Đồng thời, cần tổ chức triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá.
Theo sát diễn biến cung cầu xăng dầu, kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm
Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), giá gas, xăng dầu đang chịu tác động rất lớn từ thị trường thế giới.
Hiện, giá các mặt hàng xăng dầu và khí hóa lỏng (LPG) đang ở mức cao do chịu tác động từ thị trường thế giới.
Giá xăng dầu thế giới tăng cao gây áp lực tăng giá xăng dầu trong nước khiến nguy cơ giá cả hàng "leo thang".
Trước tình hình này, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã có công văn số 1076/BTC-QLG gửi các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội và tập đoàn, tổng công ty tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý giá.
Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội đẩy mạnh triển khai công tác quản lý, điều hành giá sau dịp Tết Nguyên đán. Theo đó, cần chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu trong thời điểm sau Tết, nhất là đối với các mặt hàng có nhu cầu tăng cao như: Dịch vụ vận tải, du lịch tại điểm vui chơi, tham quan, lễ hội và mặt hàng hiện đang có xu hướng tăng giá như xăng dầu, vật liệu xây dựng phục vụ các công trình trọng điểm...
Trên cơ sở đó chủ động tăng cường công tác phối hợp trong triển khai các giải pháp quản lý, điều hành giá ngay từ đầu năm để góp phần giữ ổn định giá cả thị trường, hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát trong quý I/2022 và cả năm 2022.
Bên cạnh đó, phía Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra giá và kịp thời xử lý các sai phạm, lợi dụng dịp lễ, Tết, cao điểm để tăng giá bất hợp lý; các trường hợp đưa tin thất thiệt gây bất ổn thị trường, giá cả; tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, biện pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội để hạn chế tối đa các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý, kỳ vọng lạm phát.
Đối với giá các mặt hàng xăng dầu và LPG, đại diện Cục Quản lý giá nhận định đang ở mức cao do chịu tác động từ thị trường thế giới. Trong kỳ điều hành ngày 11/2/2022, giá xăng dầu dự báo sẽ chịu áp lực điều chỉnh tăng rất lớn từ giá thế giới. Từ đó, gây sức ép lớn đến mặt bằng giá nói chung và giá các mặt hàng sử dụng xăng dầu là đầu vào cho sản xuất. "Trong kỳ điều hành giá xăng dầu tới đây, giá xăng dầu dự báo sẽ chịu áp lực điều chỉnh tăng rất lớn từ giá thế giới. Từ đó, gây sức ép lớn đến mặt bằng giá nói chung và giá các mặt hàng sử dụng xăng dầu là đầu vào cho sản xuất", chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết.
Theo Cục quản lý giá (Bộ Tài chính), năm 2022, bên cạnh tác động từ thị trường thế giới, áp lực tăng giá trong nước còn đến từ việc tiếp tục điều chỉnh giá một số dịch vụ công theo lộ trình thị trường, một số mặt hàng có yếu tố chi phí đầu vào tăng. Biến động của giá nhiên liệu như xăng dầu, LPG trên thị trường thế giới ở mức cao. Trong khi đó dịch COVID-19 vẫn có những diễn biến phức tạp trên toàn cầu ảnh hưởng đến chi phí lưu thông, vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu tác động tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu...
"Kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%. Cùng với đó là chi phí xăng dầu khi giá xăng dầu thế giới đang trên đà tăng. Ngoài ra, các gói hỗ trợ cũng tạo ra sức ép rất lớn lên lạm phát trong năm 2022" TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết.
Để bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra, đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đề xuất: Cần tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô chung; theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược để kịp thời ứng phó trong điều hành sản xuất trong nước, cân đối cung cầu và chính sách xuất nhập khẩu phù hợp, tạo điều kiện cho công tác quản lý, điều hành giá nhằm kiểm soát lạm phát trong nước ngay từ những tháng đầu năm 2022.
"Chính phủ cần nỗ lực thực hiện các biện pháp ngoại giao để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô thông qua tăng cường hợp tác với Chính phủ các nước giàu tài nguyên, hỗ trợ các doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, ổn định giá thành sản xuất để kiểm soát lạm phát", đại diện Tổng cục Thống kê chia sẻ.
Việt Nam nằm trong top 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới Với những điểm sáng nổi bật là sản xuất công nghiệp tăng 4,81%, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 668,5 tỉ USD, đưa Việt Nam thành 1 trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, ngành đã tận dụng rất hiệu quả các FTA thế hệ mới, giúp...