“Cò” phòng trọ lộng hành
Tìm được một chỗ trọ giá vừa phải, an toàn không phải là chuyện dễ đối với những tân sinh viên (SV) “chân ướt, chân ráo” lên thành phố. Nếu không cẩn thận, các tân SV sẽ dính ngay “cò” phòng trọ và buộc trả những khoản phí giới thiệu đắt đỏ
Thuê hay không cũng phải trả phí!
Biết tôi đang cần tìm chỗ trọ cho người thân ở quê vào nhập học, các bác xe ôm trước cổng ga Sài Gòn hỏi thăm nhiệt tình. Người đàn ông chừng 40 tuổi, xưng Hai Trí tư vấn: “Giá phòng trọ gần trường đắt lắm, từ 2 đến 3 triệu/phòng mà chưa tính điện nước.
Tôi giới thiệu cô tới mấy chỗ quen trên đường Lê Văn Sĩ, Trần Văn Đang giá phòng 1 triệu/tháng”. Khi tôi hỏi tiền công thì được trả lời: “Tôi có phải “cò” đâu mà công. Cô trả tôi tiền xe, ưng phòng thì cho tôi tiền uống “ly cà phê”. Hỏi ra mới… choáng cái “ly càphê” của ông Hai Trí có giá từ 100.000 đến 150.000 đồng.
Quanh khu vực ga Sài Gòn, bến xe… đội quân “cò” phòng trọ SV hoạt động khá sôi nổi. P.Linh – tân SV ĐH KHXH&NV TPHCM – bức xúc: “Dù đã đề phòng nhưng em và mẹ vẫn phải trả 200 ngàn cho “cò”. Linh kể: “Em và mẹ vừa xuống xe buýt đã bị một bác xe ôm chèo kéo.
Khi đến những trung tâm giới thiệu nhà trọ, SV phải mất từ 150.000 đến 200.000 đồng/lần
Em và mẹ kiên quyết không đi, ghé vào quán nước thì được bà chủ quán mách rằng em với mẹ em may mắn vì đã không đi với ông xe ôm khi nãy chứ nếu không thì sẽ bị “chém” đẹp. Bà chủ quán giới thiệu cho một bác xe ôm tốt bụng, chở đến tận phòng trọ mà không lấy tiền cò. Sau khi chạy qua 2-3 nơi mà mẹ con em vẫn không ưng, bác xe ôm bỏ cuộc. Đúng là bác ấy không lấy tiền “cò” nhưng tiền xe ôm thì hét tới 300.000 đồng. Mẹ em năn nỉ thì bác ấy mới chịu lấy 200.000 đồng tiền xe”.
Video đang HOT
Nói đến “cò” phòng trọ phải kể đến những trung tâm tư vấn, giới thiệu phòng trọ trên đường Trần Văn Đang, Q.3, Làng ĐH Thủ Đức, Q.Thủ Đức, Phan Văn Trị, Q.Gò Vấp…
Đến đây, thủ tục đầu tiên là phải đóng từ 150.000 đến 200.000 đồng/lần, SV sẽ được giới thiệu cho một số địa điểm, giá cả, số điện thoại chủ nhà rồi SV tự tìm đường đến đó. Đảm bảo có phòng nhưng ở được hay không thì trung tâm không chịu trách nhiệm.
Kim Thúy – SV ĐH Công Nghiệp – cho biết: “Mình được giới thiệu 3 chỗ gần trường nhưng chỗ nào phòng cũng ọp ẹp, ván ép, không an toàn nên mình không thuê. Phản ảnh về nơi giới thiệu thì họ bảo giá nào thì phòng đó, giờ muốn phòng tốt thì đóng thêm tiền rồi họ giới thiệu cho”.
Mánh khóe của “cò”
Qua tìm hiểu của PV, để có được lực lượng “cò” hùng hậu thì các chủ nhà trọ sẽ làm việc với đội ngũ xe ôm, các chủ quán nước giới thiệu cho SV. Các chủ nhà không quên dặn “cò” phải quảng cáo cho phòng trọ của mình, nếu giới thiệu được người đến thuê trọ thì được các chủ nhà trọ trả từ 100.000 đến 200.000 đồng/lần.
Một chủ nhà ở làng ĐH Thủ Đức cho biết: “Tiền trả cho “cò” cũng là tiền của SV ra chứ đâu, tôi biết họ cũng lấy chi phí của SV nữa nhưng mà kệ. Bây giờ nhà trọ mọc lên như nấm, cạnh tranh giữ lắm, phòng trọ của tôi lại ở hơi xa, không có “cò” thì ai biết đến mà thuê”.
Không chỉ dắt mối, nhiều “cò” còn thuê luôn cả dãy phòng trọ hoặc thuê luôn căn nhà rồi “chẻ” ra nhiều phòng cho thuê lại. Trước tiên, “cò” đến gặp các chủ trọ làm hợp đồng thuê trọn dãy phòng.
Hoặc nơi nào mới xây phòng trọ, “cò” đều tìm đến thuê hoặc thỏa thuận với chủ nhà sẽ đưa người đến thuê để nhận “hoa hồng”. Sau đó “cò” dán tờ rơi, quảng cáo, mở trung tâm giới thiệu và mặc sức làm giá.
Bạn Nguyễn Trường Lâm – ĐH Kinh tế TPHCM – chia sẻ: “Nhiều “cò” còn giả danh chủ phòng trọ, đăng tin trên báo, các trang web để tìm kiếm SV thuê trọ. Khi mình liên lạc thì họ sẽ hẹn để dẫn mình tới chỗ thuê, đến nơi mới biết họ chỉ là trung gian, lúc đó có thuê được hay không mình cũng phải mất phí cho họ.
Nhà trọ ngày một tăng giá, “cò” thì lộng hành, SV phải thật cẩn thận mới không bị “dính”.
Từ ngày 25/8 đến 30/9, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TPHCM có chương trình “Tiếp sức tân sinh viên – Tự tin đến trường”. Tình nguyện viên sẽ trực tại ga, bến xe…để giới thiệu chỗ trọ giá rẻ và an toàn cho tân sinh viên.
Theo lao động
Tân sinh viên gian nan tìm nhà trọ
Hà Nội lại bước vào thời kỳ cao điểm mùa nhập học. Các tân sinh viên khấp khởi mang theo giấy báo trúng tuyển vào trường nhưng kèm theo đó là nỗi lo kiếm tìm chỗ trọ khi ký túc xá trong trường chỉ đủ cho diện chính sách.
Mối lo về phòng trọ năm nào cũng ám ảnh các tân sinh viên
Ngày đầu nhập học đã mất ví
"Nhiều phụ huynh, học sinh ở quê lên thành phố lần đầu cho con nhập học nên nhà trường đã cẩn thận hướng dẫn đầy đủ ngày giờ, nơi làm thủ tục, giấy tờ. Chúng tôi cũng đặc biệt nhắc nhở về vấn đề an ninh trật tự, tránh trường hợp bị thất lạc giấy tờ, rơi tiền hay bị chèo kéo bởi các dịch vụ tư nhân ngoài nhà trường. Vậy mà ngay ngày đầu đã có học sinh làm mất toàn bộ giấy tờ, ví tiền. May mà rơi trong trường nên tìm lại được..."- ông Dương Mạnh Hùng - Phó Hiệu trưởng ĐH Nội vụ Hà Nội cho biết.
Tại hội trường nơi làm thủ tục đăng ký nhập học của trường ĐH Nội vụ Hà Nội, nhiều tân sinh viên cùng gia đình mang theo đồ đạc chăn màn, nồi cơm, quạt điện để chuẩn bị cho cuộc sống tự túc sắp tới. Chị Nguyễn Thị Hồng, đưa con đến nhập học khoa Quản trị Văn phòng cho biết, dù đã hoàn thành mọi thủ tục đăng ký nhưng chưa dám rời khỏi trường vì được họ hàng dặn dò kỹ là phải chờ trong trường, đợi người nhà đến dẫn đi tìm chỗ trọ. "Bên ngoài rất nhiều người chào mời tìm chỗ trọ, hỏi han xem đã có nơi ở chưa vì biết chúng tôi ở quê lên mà trường thì rất ít sinh viên được ở ký túc xá. Mang theo đồ đạc lỉnh kỉnh, lại chỉ có 2 mẹ con lần đầu lên thành phố, chưa biết đường đi lối lại đã rất lúng túng, lại được phổ biến là không nên tiếp xúc thông tin bên ngoài nhà trường nên tôi dặn con cứ ở trong trường cho yên tâm." - chị Hồng cho biết.
"Nhập học xong rồi nhưng lo nhất lúc này là kiếm được chỗ trọ cho con. Với mức giá 1,5 đến 1,8 triệu đồng/phòng trọ là khoản lớn với gia đình nông thôn như chúng tôi, vậy mà kiếm được chỗ như vậy quanh khu vực trường ĐH Sư phạm Hà Nội rất khó" - anh Đỗ Văn Phúc, Hà Nam đưa con nhập học khoa Sư phạm Toán ngao ngán.
Khan hiếm chỗ ở nội trú
Đang là thời điểm ăn nên làm ra của các "cò" tại các khu vực tập trung đông trường ĐH như khu vực Cầu Giấy, Từ Liêm, Hà Đông. Rất nhiều tân sinh viên đã phải lang thang ở Hà Nội nhiều tuần nay để tìm chỗ trọ bên ngoài nhà trường. Tình trạng này ngày càng phổ biến bởi hệ thống ký túc xá trong các trường đang trong tình trạng quá tải trầm trọng. ĐHQG Hà Nội có tới 25.000 sinh viên, tuy nhiên nhu cầu nội trú chỉ được đáp ứng cho khoảng 12% sinh viên có nhu cầu may mắn trong diện ưu tiên. "4.000 chỗ ở tại các khu ký túc xá lúc nào cũng quá tải. Chúng tôi chỉ có thể dành suất ở nội trú cho sinh viên thuộc diện hộ nghèo hay con thương binh, liệt sĩ. Hiện ban quản lý ký túc xá còn gặp không ít khó khăn khi phát sinh quá nhiều trường hợp được địa phương cấp chứng nhận hộ nghèo..." - ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Trưởng phòng Hành chính tổng hợp Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên, ĐHQG Hà Nội cho biết.
ĐH Nội vụ Hà Nội có tổng cộng 2.400 chỉ tiêu riêng năm nay cho tân sinh viên hệ ĐH và CĐ. Tuy nhiên, chỗ ở ký túc xá chỉ 200-300 suất. "Chỉ có đối tượng chính sách đặc biệt mới được giải quyết ở nội trú. Kể cả là con em dân tộc, miền núi nhà trường cũng không thể giải quyết được" - ông Dương Mạnh Hùng cho biết. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có khoảng 30.000 sinh viên với 2/3 số đó có nhu cầu ở kí túc nhưng mới chỉ đáp ứng được 4.000 chỗ. Trường ĐH Nông nghiệp có 12.000/14.000 sinh viên có nhu cầu ở kí túc xá nhưng cũng chỉ đáp ứng được hơn 3.000 chỗ. Cá biệt, như ĐH Ngoại thương được chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu nội trú, ĐH Dược chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu.
Có được một phòng trọ như thế này là mơ ước của đa số tân sinh viên
"Bộ sẽ phối hợp để hạn chế tăng giá trọ"
Trước tình trạng khan hiếm chỗ ở nội trú tại các thành phố lớn, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD-ĐT chia sẻ, thực tế số lượng trung bình các trường ĐH tạo điều kiện ở nội trú chỉ từ 10-20%. Hiện Hà Nội có hơn 120 cơ sở đào tạo, số học sinh-sinh viên đang theo học tại các trường là hơn 800.000 sinh viên. "Rất nhiều khó khăn với sinh viên trong việc tìm chỗ trọ trong thời gian học. Với 80% sinh viên phải ở ngoại trú, hiện Bộ đang tăng cường phối hợp với các địa phương trong việc quản lý các điểm cho thuê trọ tập trung của người dân để hạn chế tình trạng tăng giá đột ngột vào những lúc cao điểm như hiện nay" - ông Ngũ Duy Anh cho biết.
"Về lâu dài, Hà Nội đang có dự án cung cấp 300.000 chỗ ở trong các khu ký túc xá tập trung cho các trường" - ông Phạm Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục cơ sở vật chất và thiết bị trường học, Bộ GD-ĐT cho biết. ĐH Quốc gia Hà Nội hiện đang cùng Sở Xây dựng Hà Nội hoàn thiện 2 tòa nhà trong dự án Ký túc xá Mỹ Đình để có thêm 3.000 chỗ ở cho sinh viên. Ngoài ra, khu nhà ở SV tại khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp cũng đang được thành phố xúc tiến xây dựng với tổng diện tích sàn 210.000 m2, đáp ứng được chỗ ở cho gần 22.000 sinh viên.
Theo ANTD
Hà Tĩnh: Chủ quán nước ôm hận trước "ả" đồng nát đểu Một nam thanh niên, là chủ quán nước chè ở phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh vừa ôm hận vì dính quả lừa tinh ranh của ả đồng nát dỏm. Theo lời kể của anh Khang, trú tại khối 5, Phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh, trưa 8/8, khi anh và mẹ đang ở trong nhà thì có một phụ nữ nói giọng...