Cổ phiếu vốn hóa lớn đã giảm hơn 20% từ đỉnh lịch sử 1.200 điểm
Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đã giảm từ hơn 10 – 20% chỉ sau khoảng hơn 3 tuần giao dịch.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng rất mạnh trong 3 tháng đầu năm 2018 và thiết lập đỉnh lịch sử 1.200 điểm trước sự hưng phân cao độ của nhà đầu tư. Tuy nhiên, ngay khi lập đỉnh mọi thời đại 1.200 điểm, thị trường điều chỉnh mạnh do ảnh hưởng tâm lý từ TTCK Mỹ.
Tinh đến hết phiên giao dịch ngày 4/5, VN-Index đã giảm 177,53 điểm tương ứng 14,7% xuống chỉ còn 1.026,8 điểm. HNX-Index cũng giảm 15,22 điểm (-11%) xuống 122,57 điểm. UPCoM-Index có lẽ là chịu ảnh hưởng ít nhất từ đợt bán tháo này khi chỉ giảm 4,33 điểm (-7%) xuống 56,12 điểm.
Chịu ảnh hưởng lớn nhất từ đợt chao đảo của thị trường lần này là nhóm vốn hóa lớn. Trong khoảng 3 tuần giao dịch vừa qua, các cổ phiếu bluechip đua nhau giảm sàn cho dù kết quả kinh doanh quý 1 tăng trưởng khá tốt.
Trong số 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán, duy nhất 1 cổ phiếu tăng giá là MCH của Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, trong khi đó, toàn bộ 19 cổ phiếu còn lại đều tăng trưởng âm.
Đáng chú ý, trong số này có đến 7 cổ phiếu giảm giá trên 20%. Dẫn đầu danh sách giảm giá mạnh nhất trong top 20 vốn hóa lớn nhất thị trường là BID của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Cổ phiếu này trong vòng hơn 3 tuần giao dịch (từ 9/4 đến 4/5) đã giảm 27% từ 44.400 đồng/CP xuống 32.500 đồng/CP.
Diễn biến giao dịch cổ phiếu BID từ 9/4 đến 4/5
Bên cạnh BID, 4 cổ phiếu ngân hàng khác giảm giá trên 20% là CTG của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, VPB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, VCB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và MBB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội. Trong đó, CTG và VPB giảm 24,4%, VCB giảm 20%, còn MBB giảm 16,6%.
Điểm đáng chú ý ở các cổ phiếu ngân hàng thời gian này là nhiều thông tin tích cực liên tục được đưa ra, đáng kể nhất là kết quả kinh doanh của nhóm ngân hàng quý I đã có sự tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ. Nhiều ngân hàng báo lãi trên nghìn tỷ đồng như VCB, CTG, VPB, MBB, HDB… Không chỉ các ngân hàng lớn mà các ngân hàng quy mô nhỏ hơn cũng có lãi cao vượt bậc so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Nguyên nhân chính được nhiều nhà đầu tư hay chuyên gia đưa ra lý giải sự lao dốc chóng mặt của nhóm ‘cổ phiếu vua’ là việc các cổ phiếu ngân hàng trước đó đã có một đợt tăng tương đối nóng nên điều chỉnh mạnh là điều không quá ngạc nhiên.
Bên cạnh đó, ba cổ phiếu thuộc nhóm dầu khí là GAS của Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP, PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và BSR của CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn cũng là những cái tên khiến nhà đầu tư thất vọng. GAS sau khoảng thời gian dài tăng trưởng bất ngờ lao dốc thẳng đứng bằng hàng loạt phiên giảm sàn. Tính từ đỉnh lịch sửa của VN-Index thì GAS đã giảm 24,5% từ 129.800 đồng/CP xuống 98.000 đồng/CP.
Diễn biến giao dịch cổ phiếu GAS từ 9/4 đến 4/5
Trong khi đó, PLX và BSR cũng giảm lần lượt 22% và 21% trong khoảng thời gian kể trên.
Như vậy, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã có mức giảm khoảng 20% so với đỉnh năm 2018.
Báo cáo của CTCP Chứng khoán Rồng Việt cho rằng tháng Năm sẽ bắt đầu là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư tích lũy cổ phiếu ở mức giá hợp lý. Tuy nhiên, đơn vị này nhận định chưa có nhiều thông tin hỗ trợ đủ mạnh để đảo chiều thị trường. Kịch bản tốt hiện tại là không có thêm thông tin xấu nào diễn ra trong tháng Năm bên cạnh tình hình thị trường thế giới, cụ thể chỉ số chứng khoán Mỹ ổn định hơn trước việc lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tạm thời hạ nhiệt khi chạm mức 3%. Do đó, dự báo cho xu hướng tháng Năm, thị trường có thể sẽ trải qua giai đoạn giảm điểm nhẹ với mức hỗ trợ kỳ vọng là 1.000 điểm. Đan xen với việc giảm điểm nhẹ, thị trường có thể chứng kiến các nhịp hồi phục. Trạng thái luân phiên này tạo ra kịch bản chỉ số VN-Index đi vào xu hướng giảm nhẹ và sau đó chuyển sang tích lũy tạo đáy.
Theo Bình An
Người đồng hành
CTCK nhận định thị trường 08/12: Giảm nhưng nhẹ nhõm
Mặc dù chỉ số giảm điểm nhưng chủ yếu vẫn do nhóm vốn hóa lớn. Trong khi các cổ phiếu vốn hóa vừa, nhỏ lại có mức độ hồi phục khá tốt.
CTCK Rồng Việt: Không cần vội vã quay trở lại thị trường
VNIndex chỉ duy trì được sắc xanh trong quãng thời gian ngắn ngủi đầu phiên sáng và sau đó lại giao dịch trong sắc đỏ trong cả thời gian còn lại của ngày giao dịch do ảnh hưởng của các cổ phiếu vốn hóa lớn. Trong rổ VN30, số mã giảm/mã tăng là 19/10, khá tiêu cực. Chỉ riêng bộ ba VNM, SAB và VIC đã khiến VNIndex giảm hơn 5 điểm. Như vậy, đây đã là phiên giảm điểm thứ ba liên tiếp của VNIndex. Chỉ số đóng cửa ở mức 938,65 điểm, tương đương mức giảm gần 9 điểm. HNXIndex thì ngược lại khi tăng 1,16 điểm và tiếp tục duy trì sắc xanh hai ngày liên tục. Thanh khoản sụt giảm một cách rõ rệt trên HSX khi tổng GTGD chỉ đạt hơn 4.700 tỷ đồng, thua xa các mốc trên 6.000 và 5.000 tỷ đồng trong 2 phiên giảm liên tiếp trước đó.
Thị trường giảm nhưng nhà đầu tư có thể tỏ ra nhẹ nhõm hơn hai phiên giảm hơn trước đó. Mặc dù chỉ số giảm điểm nhưng chủ yếu vẫn do nhóm vốn hóa lớn. Trong khi các cổ phiếu vốn hóa vừa, nhỏ lại có mức độ hồi phục khá tốt. Một điểm khác bên cạnh sự hồi phục mà chúng tôi cũng đã đề cập trong bản tin ngày hôm qua đó là thanh khoản sụt giảm. Dòng vốn vay margin có thể đã thoát ra khá nhiều trong 2 phiên giảm nên phần vốn còn lại rõ ràng không thể dồi dào như trước.
Theo góc nhìn này, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư cũng không cần phải vội vã quay trở lại thị trường nếu lợi nhuận năm nay đã khá ổn. Trụ giảm nhưng cổ phiếu trong danh mục ổn thì là một điều tốt và nên cân nhắc bảo toàn lợi nhuận khi có cơ hội trong những phiên như vậy.
CTCK VPBS: Tích lũy cổ phiếu
VN-Index: Giằng co suy giảm, MACD và RSI đồng thời cho tín hiệu bán.
HNX-Index: Mẫu hình nhấn chìm giảm giá (bearish engulfing) vẫn chi phối trạng thái giảm điểm ngắn hạn của chỉ số.
VN30: Khoảng trống giảm giá đang thể hiện vai trò kháng cự ngắn hạn tại vùng 940 điểm.
Chiến lược giao dịch: Giữ danh mục cân bằng và tận dụng những nhịp điều chỉnh để tích lũy cổ phiếu tốt cho quý 1/2018.
CTCK BSC: Có thể đến lượt VN30 phục hồi
VN-Index tiếp tục giảm điểm mạnh phiên thứ 3 liên tiếp với sự tác động chính là từ nhóm các cổ phiếu có vốn hóa lớn như VNM, VIC, SAB. Điểm tích cực trong phiên hôm qua là thay vì biến động theo thị trường, các mã cổ phiếu vừa và nhỏ lại đang hoạt động khá tích cực và thu hút dòng tiền của nhà đầu tư. Bằng chứng là trong phiên giao dịch hôm qua, số các mã tăng điểm và giảm điểm đã có sự cân bằng.
Tuy nhiên, thanh khoản khớp lệnh lại có chiều hướng suy yếu mạnh đã cho thấy sự e dè của nhà đầu tư về chiều hướng xấu của thị trường. BSC nhận định, các cổ phiếu vừa và nhỏ đã có sự phục hồi sẽ phần nào giúp cho tâm lý nhà đầu tư vững vàng hơn. Trong các phiên sắp tới, có thể sẽ đến lượt VN30 phục hồi sau chuỗi ngày giảm điểm.
CTCK VCSC: Tín hiệu ngắn hạn chuyển xuống mức Trung tính
Tín hiệu ngắn hạn tạm thời chuyển xuống mức Trung tính đối với những VN-Index và VN30 với các kháng cự lần lượt tại 947 điểm và 939 điểm. Tuy nhiên, cấu trúc thay đổi xu hướng chưa thực sự tin cậy và các chỉ số này hoàn toàn còn cơ hội đảo ngược tình thế trong những phiên tới. Trong khi đó, tín hiệu của HNX-Index, VNMidcap và VNSmallcap vẫn duy trì ở mức Tích cực, mặc dù các ngưỡng kháng cự phía trên tạm thời chưa được chinh phục.
CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS: Chưa nên mua thêm
Thanh khoản trong phiên hôm qua sụt giảm mạnh cho thấy nhiều nhà đầu tư đang khá thận trọng và ở ngoài quan sát thị trường trong giai đoạn này.
Điểm tích cực có thể quan sát được là việc dòng tiền có sự dịch chuyển từ nhóm vốn hóa lớn sang các cổ phiếu vừa và nhỏ giúp cho độ rộng thị trường khá tốt trong bối cảnh hai sàn kết phiên trái chiều.
Trong phiên giao dịch cuối tuần, tương quan cung cầu cân bằng trở lại có thể khiến VN-Index giằng co và đi ngang với vùng hỗ trợ 925-933 điểm.
Nhà đầu tư ngắn hạn chưa nên mua thêm và có thể tận dụng những nhịp hồi phục trong phiên để giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức an toàn.
Nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục nắm giữ những mã cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục và có triển vọng tích cực.
Theo Trí thức trẻ
'Trúng đậm' nhờ cổ phiếu vốn hóa lớn Nếu lựa chọn cổ phiếu vốn hóa lớn trong danh mục thì trong vòng 1 tháng qua, tài khoản của nhà đầu tư đã có thể ghi nhận khoản lợi nhuận 20-40%, chưa kể sử dụng margin. Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc trong tháng 11/2017. Trước khi bước sang tháng cuối năm VN-Index đã tăng...