Cổ phiếu Vingroup liên tục tăng giá trong tháng 10, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt mốc 200.000 tỷ đồng
Giá cổ phiếu Vingroup lên cao nhất kể từ tháng 3, khi Việt Nam bắt đầu ghi nhận những ca mắc Covid-19 đầu tiên. Trong tháng 10, cổ phiếu Vingroup tăng giá 14/18 phiên đã qua.
Phiên giao dịch chứng khoán ngày 26/10, VN-Index tăng điểm trong phần lớn thời gian giao dịch nhưng bất ngờ đã xảy trong ít phút cuối phiên, khi hàng loạt cổ phiếu từ lớn đến nhỏ đồng loạt bị bán mạnh. Đóng cửa phiên hôm nay, VN-Index giảm hơn 10 điểm, xuống 950,8 điểm.
Đáng chú ý, trong khi phần lớn cổ phiếu giảm giá thì VIC của Tập đoàn Vingroup lại đi ngược thị trường khi tăng 1,1%, lên 105.100 đồng/cổ phiếu. Xu hướng tăng giá của cổ phiếu Vingroup đã kéo dài suốt từ đầu tháng 10 đến nay. Thống kê trong 18 phiên giao dịch đã qua của tháng 10, VIC tăng giá 14/18 phiên và chỉ giảm giá trong 4 phiên, tương ứng mức tăng giá gần 15%.
Đây là mức giá cao nhất của Vingroup kể từ tháng 3 tới nay, thời điểm mà Việt Nam bắt đầu ghi nhận những ca mắc Covid-19 đầu tiên.
Diễn biến giá cổ phiếu VIC từ đầu năm đến nay
Video đang HOT
Cổ phiếu VIC tăng mạnh đã kéo tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt mốc 200.000 tỷ đồng. Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đang trực tiếp nắm giữ 876 triệu cổ phiếu và gián tiếp sở hữu 1,04 tỷ cổ phiếu thông qua CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam. Như vậy, với 1,916 tỷ cổ phiếu, ông Vượng đang có khối tài sản trị giá 201.372 tỷ đồng trên sàn chứng khoán, tương đương giá trị khoảng 8,69 tỷ USD.
Trong khi đó, theo số liệu của Forbes đến sáng 26/10 (chưa tính giá cổ phiếu hôm nay), ông Vượng sở hữu khối tài sản trị giá 6,7 tỷ USD và là người giàu thứ 333 thế giới, tăng 1,1 tỷ USD so với thống kê định kỳ của Forbes được công bố vào tháng 4/2020.
Ảnh: Forbes
Vingroup hiện chưa công bố báo cáo tài chính quý 3/2020. Trước đó, theo báo cáo tài chính 6 tháng, Vingroup đạt tổng doanh thu thuần hợp nhất 38.576 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do không còn ghi nhận doanh thu từ hoạt động bán lẻ, và ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19.
Lợi nhuận trước thuế trong sáu tháng đầu năm 2020 đạt 6.085 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế đạt 1.354 tỷ đồng.
Tuần biến động trái ngược của top 5 tỷ phú giàu nhất
Trong khi hầu hết các cổ phiếu chính đều tăng giá, góp phần đưa VN-Index trở lại ngưỡng 900 điểm, cổ phiếu MSN của Masan Group lại đi ngược lại xu hướng này.
Vị trí top 5 của ông Nguyễn Đăng Quang đang được đeo bám sát bởi ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc Novaland (NVL).
Tuần thắng lớn của các tỷ phú top 3 người giàu nhất sàn chứng khoán
Sau khi đánh mất 5,5 nghìn tỷ trong tuần trước, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã nhanh chóng lấy lại đúng với số tiền đã mất khi kết thúc tuần giao dịch vừa qua (14-18/09).
Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, cổ phiếu VIC của Vingroup đóng cửa tuần ở mức giá 94.000 đồng, tăng 3,18% sau 1 tuần giao dịch với 3 phiên tăng giá. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lấy lại 5.500 tỷ đồng, đưa khối tài sản sở hữu thông qua cổ phiếu lên mốc 180,178 nghìn tỷ đồng.
Kế sau ông Vượng là CEO của Vietjet Air, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ghi nhận mức tăng nhẹ về giá trị cổ phiếu VJC (40 tỷ đồng), nhưng việc giá cổ phiếu HDB giảm 2% khiến bà Thảo đánh mất 21 tỷ đồng từ cổ phiếu này.
Hiện tại, tổng giá trị tài sản của bà Thảo từ VJC và HDB là 22,504 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ 18,8 tỷ đồng so với tuần trước đó.
Ở vị trí thứ ba trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán, ông Trần Đình Long tiếp tục có những bước tiến vững chắc khi cổ phiếu HPG tăng 5,1% sau một tuần giao dịch. Mức tăng này giúp Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát có thêm 875 nghìn tỷ đồng vào khối tài sản trị giá xấp xỉ 18 nghìn tỷ đồng, tạo khoảng cách càng xa với hai tỷ phú bám đuổi phía sau trong top 5 là ông Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang.
Tuần qua, Chủ tịch Techcombank và Chủ tịch Masan Group đều ghi nhận sự sụt giảm về tài sản bất chấp việc giá cổ phiếu TCB tăng 2,34%. Nguyên nhân là do giá cổ phiếu MSN giảm 1,45% đã kéo tổng giá trị tài sản của ông Hồ Hùng Anh về mức 14,260 nghìn tỷ đồng, giảm 178 tỷ đồng sau một tuần giao dịch.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đăng Quang "rơi" mất 197 tỷ đồng khi giá trị tài sản tại MSN và TCB còn lại 13,873 nghìn tỷ đồng.
Vị trí top 5 của ông Nguyễn Đăng Quang đang được đeo bám sát bởi ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc Novaland (NVL).
Sau khi giá cổ phiếu NVL tăng 1,6% trong tuần vừa qua, ông Bùi Thành Nhơn có thêm 216 tỷ đồng, qua đó nâng giá trị tài sản của mình tại NVL lên con số 13,805 nghìn tỷ đồng, chỉ thấp hơn ông Nguyễn Đăng Quang 68 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán hồi phục trở lại trong tuần qua với việc VN-Index tăng 11,98 điểm ( 1,3%) lên 900,95 điểm. Với việc thị trường hồi phục trở lại, gần như toàn bộ các nhóm ngành cổ phiếu chính đều có sự tăng trưởng. Nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin tăng mạnh nhất với 3,1% giá trị vốn hóa, chủ yếu nhờ mức tăng của trụ cột là FPT ( 4,2%). Tiếp theo là nhóm nguyên vật liệu với mức tăng 2,7% giá trị vốn hóa, với các cổ phiếu tiêu biểu như HPG ( 5,1%), HSG ( 19,3%), NKG ( 4,7%)... Nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường là ngân hàng tăng 1,4% giá trị vốn hóa, với các mã tiêu biểu như VCB ( 0,7%), CTG ( 0,8%), BID ( 1,4%), VPB ( 1,8%), MBB ( 5%), TCB ( 2,3%), ACB ( 4,3%)... Ngành dầu khí và công nghiệp có cùng mức tăng 1,8%. Các ngành khác đều có mức tăng tốt như tiện ích cộng đồng ( 1,1%), tài chính ( 1,2%), hàng tiêu dùng ( 1%), dược phẩm và y tế ( 1,2%), dịch vụ tiêu dùng ( 1,2%)...
Thắng lớn 2 phiên, vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng có ngay chục nghìn tỷ Sau khi đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần vừa qua, cổ phiếu VIC của Vingroup tăng mạnh 6% so với tuần trước đó, đóng góp lớn cho sự hồi phục của thị trường đồng thời mang lại cho vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng gần 11.000 tỷ Mức tăng này giúp cho vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm...