Cổ phiếu Vinamilk “đỏ sàn” khi SCIC dự định thoái 3,33% vốn
Cổ phiếu Công ty CP Sữa Việt Nam ( Vinamilk, HOSE: VNM) tại phiên giao dịch hôm nay giảm 1.600 đồng/CP (-1%), về mức giá 151.000 đồng/CP sau khi có thông tin SCIC dự kiến bán tiếp 3,33% cổ phần với mức giá 154.000 đồng/CP.
Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp ngày 30.8, việc thoái thêm 3,33% vốn (khoảng 48,33 triệu cổ phần) khỏi Vinamilk được kỳ vọng sẽ mang lại 7.443 tỷ đồng về cho ngân sách.
Vinamilk là một trong những doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam
Với mức kỳ vọng này, dự kiến mỗi cổ phần sẽ được chào bán với mức giá khoảng 154.000 đồng/CP; cao hơn rất nhiều so với mức giá mà SCIC công bố từ hồi đầu tháng 8 với mức giá bình quân khoảng 134.484 – 144.829 đồng/cổ phần.
Ngay khi thông tin được công bố, phiên giao dịch hôm nay cổ phiếu VNM đã có phiên giảm mạnh, về mức 151.000 đồng/CP, giảm 1.600 đồng/CP (-1%) so với phiên hôm trước với khối lượng giao dịch khớp lệnh khoảng hơn 300 nghìn cổ phiếu.
Như vậy, nếu SCIC thành công với đợt chào bán này thì ngân sách nhà nước sẽ có thêm 7.443 tỷ đồng. Đồng thời, SCIC sẽ còn nắm giữ 36% cổ phần tại Vinamilk – vẫn là cổ đông lớn nhất và nắm quyền phủ quyết tại Đại hội cổ đông của Vinamilk.
Video đang HOT
Trong đợt thoái vốn cuối năm 2016, nhóm cổ đông F&N có trụ sở tại Singapore đã chi ra 11.300 tỷ đồng để mua 5,4% cổ phần Vinamilk từ SCIC với mức giá 144.000 đồng/cổ phần. Sau đợt mua thành công này, nhóm cổ đông F&N nắm giữ tổng cộng 237,37 triệu cổ phiếu VNM, tương ứng tỷ lệ 16,35% cổ phần Vinamilk (Trong đó, F&N Dairy Investments nắm giữ 198,18 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 13,65% và F&NBEV Manufacturing nắm giữ 39,19 triệu cổ phiếu, tương đương 2,7%).
Sau đợt chào mua này, F&N liên tục đăng ký mua vào cổ phiếu VNM song thường xuyên mua không thành công. Chính vì vậy, nhiều khả năng tại đợt thoái 3,33% vốn lần này của SCIC, F&N sẽ tiếp tục mua vào.
Trong khi đó, đánh giá về tiềm năng của cổ phiếu VNM, Công ty CP Chứng khoán TP.HCM (HSC), cho rằng Vinamilk là một “cỗ máy tạo tiền” đồ sộ mỗi năm tương đương khoảng 8.000 tỷ đồng, ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) đạt khoảng 40%, là DN có tình hình tài chính đặc biệt vững mạnh với chỉ số thanh toán hiện hành khoảng 3 lần, lượng tiền mặt ròng (tiền mặt tiền gửi – nợ vay) khoảng 9.500 tỷ đồng… Đây là nguồn lực quan trọng không chỉ tạo ra thu nhập lãi tiền gửi trong ngắn hạn mà còn là động lực tăng trưởng dài hạn khi M&A các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn trong cùng ngành.
Cũng theo HSC, dự báo lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 2017 – 2018 đạt 10.500 tỷ và 11.550 tỷ đồng, tương đương EPS (là lợi nhuận tính trên 1 cổ phiếu) lần lượt là 6.150 đồng và 6.750 đồng, sau khi trừ quỹ khen thưởng phúc lợi khoảng 15% lợi nhuận sau thuế. Vì thế, HSC định giá cổ phiếu VNM lên tới 198.900 đồng/CP.
Trong khi đó, hàng loạt các công ty chứng khoán tại TP.HCM như Rồng Việt, BSC… lại định giá VNM trung bình vào khoảng 158.000 – 160.000 đồng/CP, cao hơn rất nhiều so với mức giá đang giao dịch hiện tại của VNM và cả mức giá dự định chào bán của SCIC.
Theo Danviet
SCIC có thể thu về ít nhất 18.300 tỷ đồng từ bán vốn Vinamilk năm nay?
Với thị giá đóng cửa của cổ phiếu VNM là 140.000 đồng/cp thì nếu VNM thoái 9% vốn tại doanh nghiệp này, tức lượng bán ra khoảng 130,6 triệu cổ phần, tại mức thị giá này thì giá trị thu về gần 18.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đại diện SCIC thì giá khởi điểm đưa ra đấu giá sẽ phải cao hơn thị giá giao dịch.
SCIC dự kiến sẽ bán 9% vốn sở hữu tại Vinamilk ngay trong 2016 này
Trong danh sách bán vốn được thông qua hồi tháng 4/2016 của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thì năm nay, đơn vị này sẽ thực hiện thoái vốn tại 120 doanh nghiệp. Trong đó, chỉ có 2/10 doanh nghiệp lớn mà Chính phủ yêu cầu thoái vốn có tên trong danh sách, bao gồm: CTCP FPT (FPT) và CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC). Tính tới thời điểm cuối năm 2015, SCIC sở hữu gần 24 triệu cổ phần của FPT (tương đương tỷ lệ 6%) và gần 4 triệu cổ phần SGC (tương đương tỷ lệ 50%).
Tuy nhiên, mới đây, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, với tinh thần "Nhà nước không bán sữa, bán bia", SCIC tiếp tục công bố sẽ bán 9% cổ phần nắm giữ tại CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM) ngay trong 2016 này còn 9 doanh nghiệp còn lại sẽ được SCIC lên kế hoạch thoái vốn trong năm 2017.
Như vậy, ngoài FPT, SGC và VNM thì SCIC còn nắm giữ 51% cổ phần tại Bảo Minh, 50% cổ phần FPT Telecom; 47% cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (HGM); 40% cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia (VNR); 37% cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong (NTP) và 30% cổ phần Nhựa Bình Minh (30%) -thời điểm cuối 2015.
Cổ phần Nhà nước mà SCIC đại diện nắm giữ tại Vinamilk là 541 triệu cổ phiếu tương ứng 45% thời điểm cuối năm 2015, sau khi Vinamilk tăng vốn thì tỉ lệ giảm còn 37,28%. Với kế hoạch trên, đến cuối năm nay, SCIC sẽ chỉ còn 28,28% cổ phần tại Vinamilk.
Với thị giá đóng cửa của cổ phiếu VNM là 140.000 đồng/cp thì nếu VNM thoái 9% vốn tại doanh nghiệp này, tức lượng bán ra khoảng 130,6 triệu cổ phần, tại mức thị giá này thì giá trị thu về gần 18.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đại diện SCIC thì giá khởi điểm đưa ra đấu giá sẽ phải cao hơn thị giá giao dịch.
Theo một đại diện của Bộ Tài chính, giá VNM trên thị trường biến động từng ngày. Đây là một trong những mã lớn có tính chất dẫn dắt thị trường nên việc bán vốn Nhà nước khỏi VNM phải thận trọng. Tuy nhiên, theo thông lệ thì cứ mỗi lần công bố bán vốn Nhà nước khỏi những doanh nghiệp làm ăn tốt như VNM thì giá cổ phiếu lập tức sẽ tăng. Bằng chứng là với thông tin sẽ bán 9% vốn Nhà nước đưa ra ngày 23/9, đóng cửa phiên đó thị giá VNM đã tăng 2.800 đồng, tương ứng 2%. Vì thế, việc bán vốn khỏi VNM được cho là không nên quá vội vàng.
SCIC mới đây cũng vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2016. Theo đó, số liệu kế toán cho thấy, tại ngày 30/6, SCIC có tổng cộng 71.876,9 tỷ đồng tổng tài sản, con số này đã sụt giảm tới gần 1.400 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân sụt giảm tổng tài sản đến từ sự giảm sút của tài sản ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn của SCIC đến cuối tháng 6 là 38.732 tỷ đồng, giảm gần 1.800 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm tới hơn 2.500 tỷ đồng, còn 34.914,8 tỷ đồng.
Đồng thời thì nợ phải trả của SCIC cũng giảm đáng kể gần 2.900 tỷ đồng còn 35.300 tỷ đồng vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là nợ ngắn hạn của "siêu tổng công ty" này lại tăng rất mạnh xấp xỉ 1.500 tỷ đồng lên 1.767,1 tỷ đồng, tương ứng tăng gấp gần 6 lần so với thời điểm cuối năm 2015.
Thể hiện trên số liệu thì sự gia tăng này chủ yếu do thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của SCIC tăng, từ 156 tỷ đồng hồi cuối 2015 lên 1.678,5 tỷ đồng sau 6 tháng (tăng hơn 1.500 tỷ đồng).
Trong 6 tháng đầu năm, SCIC thu về từ hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn tổng cộng 5.751,7 tỷ đồng, tăng gần 18% so với cùng kỳ. Lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn là 4.480,4 tỷ đồng, tăng 21,2%.
Cộng thêm khoản lợi nhuận khác 3,3 tỷ đồng và phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết hơn 99,3 tỷ đồng, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của SCIC đạt 4.583 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ. Sau khi thực hiện nghĩa vụ ngân sách, công ty giữ lại 4.067,5 tỷ đồng lãi ròng, tăng 16,7% cùng kỳ 6 tháng 2015.
Bích Diệp
Theo Dantri
Chứng khoán trực tuyến hôm nay: "Cổ phiếu vua" trước áp lực chốt lời Dù thanh khoản được cải thiện trong các phiên gần đây nhưng dòng tiền thông minh vẫn tiếp tục rút khỏi thị trường. Liệu chỉ còn vài phiên nữa là bước vào dịp tết cổ truyền, xu thế này có tiếp tục duy trì trong phiên giao dịch chứng khoán hôm nay 18.1? Kết thúc phiên giao dịch chứng khoán ngày 17.1, sắc...