Cổ phiếu Vietnam Airlines không được cấp margin trong quý II
Có 51 mã chứng khoán không được giao dịch ký quỹ tại HoSE trong quý II. HVN không được ký quỹ do BCTC hợp nhất soát xét bán niên có ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán.
Danh sách cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ ( margin) quý II của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) bất ngờ có tên HVN của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Lý do đưa ra là báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng năm 2019 được soát xét có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán.
Cổ phiếu HVN mới được giao dịch ký quỹ vào quý I do đủ thời gian niêm yết 6 tháng. Trong BCTC hợp nhất soát xét bán niên của Vietnam Airlines được ký vào ngày 14/8/2019, kiểm toán ngoại trừ việc trích lập chi phí phải trả lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái số tiền khoảng 170 tỷ đồng dựa trên ước tính của Ban giám đốc về sự suy giảm giá trị của VND so với các ngoại tệ đến cuối năm 2019. Việc ghi nhận chi phí phải trả lỗ chênh lệch tỷ giá dự kiến phát sinh trong tương lai là chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, Vietnam Airlines là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Trong 3 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất ước đạt 19.212 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2019 và lỗ 2.383 tỷ đồng. Dự kiến cả năm 2020, nếu dịch kéo dài và kết thúc trong quý IV, tổng doanh thu ước đạt 38.140 tỷ đồng, giảm 34% so với kết hoạch, ước lỗ 19.651 tỷ đồng. Với ước tính này, tổng công ty có thể bị âm vốn chủ sở hữu tới hơn 1.000 tỷ đồng.
Cũng với lý do tương tự Vietnam Airlines nhưng cổ phiếu BHN của Tổng công ty Bia – Rư-ợu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) đã vào danh sách không được ký quỹ từ quý IV/2019. Theo BCTC soát xét bán niên 2019 công ty mẹ, Habeco đã điều chỉnh tăng thu nhập hoạt động tài chính khoản cổ tức được chia từ Công ty Cồn Rư-ợu Hà Nội với giá trị 90,7 tỷ đồng vào báo cáo tài chính riêng năm 2016 theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước tại Báo cáo Kiểm toán Nhà nước ngày 6/2/2018. Tuy nhiên, đơn vị kiểm toán chưa nhận được quyết định của Cồn R-ượu Hà Nội về việc thực hiện kiến nghị trên cho đến khi phát hành BCTC công ty mẹ bán niên 2019.
Quý II, toàn sàn HoSE có 51 mã chứng khoán không được giao dịch ký quỹ, đa phần là các doanh nghiệp thuộc diện cảnh báo. Một số trường hợp là chứng khoán mới được niêm yết dưới 6 tháng như ABS của Công ty Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận, AGG của Công ty Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia, CKG của Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang…
Video đang HOT
Ngoài ra, một số cổ phiếu ra khỏi diện không được ký quỹ như TRA, TMT, QCG.
Danh sách cổ phiếu không được ký quỹ quý II. Nguồn: HoSE
Theo Tường Như
Cổ phiếu hàng không đồng loạt hồi phục mạnh mẽ
Diễn biến tích cực của nhóm cổ phiếu hàng không phần nào đến từ những tín hiệu khả quan trong công tác kiểm soát dịch Covid-19.
Ảnh minh họa.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến nỗ lực hồi phục đáng kể trong một vài phiên trở lại đây. Thời điểm kết thúc phiên sáng ngày 3/4, VN-Index tăng 11,77 điểm ( 1,73%) lên 692 điểm với thanh khoản 1.714 tỷ đồng. Như vậy, kể từ phiên thị trường giảm sâu ngày 30/3, VN-Index đã bật tăng hơn 4,5%.
Diễn biến tích cực này phần nào đến từ sự khởi sắc của hầu hết của nhiều nhóm cổ phiếu quan trọng như ngân hàng, dầu khí, và hàng không... Trong đó, nhóm cổ phiếu hàng không gây chú ý khi một loạt các cổ phiếu như HVN, VJC, ACV, CIA... đều diễn biến tích cực.
Đặc biệt, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đang có phiên thứ 2 liên tiếp tăng mạnh với mức tăng 3,5% trong phiên ngày 3/4 lên 19.150 đồng/cổ phiếu. So với đáy 18.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu này đã phục hơn 6,3%.
Cổ phiếu VJC của Vietjet cũng liên tiếp có những phiên hồi phục mạnh, thậm chí có thời điểm vượt ngưỡng 100.000 đồng/cổ phiếu. So với mức giá thấp nhất ghi nhận trong phiên 30/3, cổ phiếu này đã tăng hơn 6,2%.
Có thể thấy, việc giá dầu, nhiên liệu chính của ngành hàng không, đang ở mức rất thấp trong nhiều năm là một trong những động lực giúp nhóm cổ phiếu này phục hồi trong những phiên gần đây. Trước đó, HVN và VJC đều trải qua giai đoạn điều chỉnh sâu do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến nhiều đường bay cắt giảm, lượng khách du lịch trong nước và quốc tế cũng sụt giảm.
Về công tác phòng, chống dịch Covid-19, Việt Nam đang thực hiện quyết liệt các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh như "cách ly toàn xã hội". Theo thông tin cập nhật từ Bộ Y tế sáng 3/4, cả nước hiện có 233 người nhiễm bệnh, trong đó có 85 ca bình phục.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang nỗ lực triển khai các biện pháp hỗ trợ như gói hỗ trợ tín dụng, hoãn, giãn nợ hơn 250.000 tỷ đồng, gói kích thích tài khóa thông qua giảm, giãn thuế, phí, tăng chi tiêu công lên đến 150.000 tỷ đồng, đồng thời tính toán giảm giá một số dịch vụ thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Thông tin đáng chú ý khác, tại Trung Quốc, nơi khởi phát dịch Covid-19, tình hình dịch bệnh đang dần được kiểm soát với số ca nhiễm mới mỗi ngày đang giảm đáng kể. Tại Hàn Quốc, dịch Covid-19 hiện cũng đang được kiểm soát tốt khi số lượng người nhiễm mới mỗi ngày đã giảm xuống chỉ trên dưới 100 ca.
Hàn Quốc và Trung Quốc là 2 thị trường khách du lịch quốc tế lớn nhất Việt Nam. Nếu tính cả năm 2019 thì Việt Nam đã đón hơn 4,3 triệu lượt khách Hàn Quốc, tăng 23,1% so với năm trước còn số lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam lên tới 5,8 triệu lượt, chiếm 32,24% tổng lượng khách quốc tế.
THANH HÀ
Cổ phiếu ngành y tế - "phao cứu sinh" của nhà đầu tư? Mức chi tiêu cho y tế ở Việt Nam chỉ bằng 1/4 tại Thái Lan, chưa tới 1/10 so Mỹ, cho thấy tiềm năng phát triển to lớn và hấp dẫn nhiều nhà đầu tư quan tâm của ngành này. Cổ phiếu y tế - Có thật sự là "phao" cứu nguy cho nhà đầu tư? Đại dịch Covid-19 đang diễn biến ngày...