Cổ phiếu Vietnam Airlines (HVN) và Petrolimex (PLX) bị cắt margin do lợi nhuận âm
Trên sàn HoSE, tính đến ngày 1/9, danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ đã lên tới 85 doanh nghiệp.
Ảnh minh họa.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa công bố danh sách bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ ( margin) gồm cổ phiếu HVN và PLX. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm là số âm.
Vietnam Airlines (mã HVN) là một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 do các quốc gia áp dụng biện pháp cách ly và hạn chế đi lại. Ghi nhận trên BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm, doanh thu của Vietnam Airlines sụt giảm hơn 1 nửa, chỉ còn 24.944 tỷ đồng. Các chi phí dù được tiết giảm nhưng vẫn ở mức cao khiến Vietnam Airlines lỗ ròng hơn 6.559 tỷ đồng trong khi cùng kỳ vẫn lãi 1.412 tỷ đồng.
“Dịch bệnh Covid-19 đã và đang tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Khả năng hoạt động liên tục của Tổng công ty sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp cũng như diễn biến của dịch Covid-19″, báo cáo kiểm toán nêu. Theo đó, kiểm toán đã lưu ý khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines trong thời gian tới.
Chịu tác động kép bởi dịch Covid-19 và biến động giá dầu, kết quả kinh doanh của Petrolimex (mã PLX) cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Doanh thu hợp nhất nửa đầu năm đạt hơn 65.223 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ, đồng thời lỗ gần 693 tỷ đồng. Con số này giảm đáng kể so với khoản lỗ hơn 1.000 tỷ đồng trên báo cáo tự lập trước đó nhờ điều chỉnh mạnh khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
Theo giải trình của Petrolimex, quý đầu năm trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá dầu thế giới (WTI) giảm mạnh và liên tục từ 61,18 USD/thùng đầu quý xuống còn 20,48 USD/thùng. Bước sang quý II/2020, giá xăng dầu thế giới đã tăng trở lại sau chu kỳ giảm mạnh (giá dầu thô thế giới tăng từ 20,31 USD/thùng đầu quý lên 39,27 USD/thùng).
Tuy nhiên trước sự bùng phát mạnh của dịch bệnh trong tháng 4 khi cả nước phải cách ly xã hội khiến hoạt động kinh doanh phải chịu tác động về giá dầu cũng như cung – cầu thị trường và sự sụt cầu trong giai đoạn giảm giá cùng sức ép nguồn cung trong giai đoạn tăng giá với thương nhân đầu mối đóng vai trò chủ đạo trên thị trường như Petrolimex.
Trên sàn HoSE, tính đến ngày 1/9, danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ đã lên tới 85 doanh nghiệp. Trong đó, nhiều mã xuất hiện khi kết quả kinh doanh thua lỗ trong nửa đầu năm 2020. Bên cạnh PLX và HVN, những cổ phiếu được quan tâm và giao dịch nhiều trên HoSE nhưng bị cắt margin có thể kể đến như MSH, YEG…
Với việc nằm trong danh sách không được giao dịch ký quỹ, các công ty chứng khoán sẽ không được phép cấp margin và nhà đầu tư không được dùng đòn bẩy đối với giao dịch cổ phiếu này.
Video đang HOT
Cổ đông ngoại đến từ Nhật Bản dự chi 650 tỷ đồng mua cổ phiếu Petrolimex (PLX)
Động thái đăng ký mua vào của cổ đông ngoại diễn ra trong bối cảnh Petrolimex vừa thông báo sẽ bán ra 13 triệu cổ phiếu quỹ từ ngày 27/08 - 25/09/2020.
Ảnh minh họa.
Công ty con của cổ đông lớn đến từ Nhật Bản sẽ mua lại 13 triệu cổ phiếu quỹ của Petrolimex?
ENEOS Corporation đến từ Nhật Bản mới đây đã đăng ký mua vào 13 triệu cổ phiếu Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - mã PLX). Trước giao dịch, tổ chức ENEOS Corporation không sở hữu cổ phiếu PLX. Giao dịch được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 21/08 - 25/09/2020.
Được biết, ENEOS Corporation là công ty con của Công ty TNHH Tư vấn và Holding JX NIPPON Oil & Energy Việt Nam, cổ đông lớn thứ 2 đang sở hữu 103,5 triệu cổ phiếu, tương ứng 8% vốn điều lệ của Petrolimex. Nếu giao dịch thành công, nhóm cổ đông này sẽ tăng sở hữu từ 8% lên 9% vốn điều lệ Petrolimex. Ngoài ra, Petrolimex còn một cổ đông lớn là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với tỷ lệ sở hữu lên đến 75,87%.
Đáng chú ý, động thái đăng ký mua vào của cổ đông ngoại diễn ra trong bối cảnh Petrolimex vừa thông báo sẽ bán ra 13 triệu cổ phiếu quỹ từ ngày 27/08 - 25/09/2020. Nhiều khả năng, ENEOS Corporation sẽ là đối tác mua số cổ phiếu quỹ nói trên. Nếu giao dịch thành công, Petrolimex sẽ giảm lượng cổ phiếu quỹ 88,1 triệu cổ phiếu xuống còn 75,1 triệu cổ phiếu.
Trên thị trường, cổ phiếu PLX diễn biến tương đối khả quan từ đầu tháng 8. Hiện cổ phiếu này đang dừng ở mức 50.300 đồng/cổ phiếu, tăng 19% trong chưa đến một tháng. Tạm tính tại mức thị giá này, số tiền ENEOS Corporation phải chi lên đến hơn 650 tỷ đồng nếu muốn mua đủ số cổ phiếu đăng ký.
Ngày 4/9 tới đây, Petrolimex sẽ chốt danh sách đăng ký cuối cùng để nhận cổ tức còn lại năm 2019 với tỷ lệ 10% bằng tiền (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán vào ngày 22/9/2020. Với gần 1,2 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Petrolimex dự chi 1.200 tỷ đồng cho đợt cổ tức lần này.
Cổ phiếu tăng mạnh từ đáy, CEO Y tế Việt Nhật muốn mua 11,2 triệu cổ phiếu
Bà Vũ Thị Thúy Hằng, Tổng Giám đốc CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (mã JVC) đã đăng ký mua vào 11,2 triệu cổ phiếu JVC nhằm mục đích đầu tư. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 3/9 - 2/10/2020. Hiện tại bà Thúy Hằng không sở hữu cổ phiếu JVC nào.
Trước đó, trong phiên ngày 27/8, 3 quỹ ngoại là Orix Corporation, Dream Incubator và DI Asiean Industrial Fund L.P đã chuyển quyền sở hữu hơn 31,55 triệu cổ phiếu JVC sang cho 3 cá nhân trong nước là bà Phan Thị Thu Thảo, ông Phùng Quang Việt và ông Nguyễn Văn Hiếu. Đây đều là 3 cá nhân không có liên quan tới các lãnh đạo JVC.
Trong số 3 quỹ ngoại vừa chuyển quyền sở hữu cổ phiếu, có 2 quỹ là DI Asian Industrial và Dream Incubator có mối liên quan tới ông Kyohe Hosono, Chủ tịch HĐQT Y tế Việt Nhật. Ông Kyohe Hosono đồng thời là Giám đốc của DIAF và cũng là Giám đốc đồng thời là Giám đốc vận hành DI Inc.
Trên thị trường, cổ phiếu JVC vừa trải qua nhịp tăng khá mạnh qua đó leo lên mức 4.690 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 120% so với vùng đáy hồi cuối tháng 3. Tạm tính tại mức thị giá này, số tiền bà Thúy Hằng phải chi nếu muốn mua đủ số cổ phiếu đăng ký vào khoảng 52,5 tỷ đồng.
Phó chủ tịch HĐQT FPT Bùi Quang Ngọc muốn bán ra 2,3 triệu cổ phiếu
Ông Bùi Quang Ngọc, Phó Chủ tịch HĐQT FPT đã đăng ký bán bớt 2,3 triệu cổ phiếu FPT do nhu cầu cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận từ 3/9 - 2/10/2020.
Hiện ông Bùi Quang Ngọc đang sở hữu hơn 21,55 triệu cổ phiếu FPT tương ứng 2,75% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty.
Trên thị trường, cổ phiếu FPT đang tăng mạnh, hiện giao dịch quanh mức 49.900 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo giá này, số cổ phiếu ông Bùi Quang Ngọc muốn bán ra có giá trị khoảng 114 tỷ đồng.
Ông Bùi Quang Ngọc không thường xuyên giao dịch cổ phiếu FPT. Lần gần đây nhất, tháng 11/2019 ông Bùi Quang Ngọc đã bán ra 4,5 triệu cổ phiếu FPT qua đó thu về 244 tỷ đồng.
Con trai Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Mai Thanh hoàn tất mua vào gần 3 triệu cổ phiếu REE
Ông Nguyễn Ngọc Thái Bình, thành viên HĐQT kiêm Giám đốc Tài chính CTCP Cơ điện lạnh (mã REE) đã mua vào 2,97 triệu cổ phần REE trong tổng số 3 triệu đơn vị đăng ký trước đó. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận trong khoảng thời gian từ ngày 27/7-21/8/2020.
Sau giao dịch, ông Bình nắm giữ hơn 6 triệu cổ phần REE, tương ứng 1,95% vốn. Được biết, ông Bình là con trai của bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT cũng đồng thời là cổ đông lớn thứ 2 tại REE với 12,16% cổ phần (gần 38 triệu cổ phiếu). Mới đây, bà Nguyễn Thị Mai Thanh đã rời ghế Tổng Giám đốc và trao lại cho ông Huỳnh Thanh Hải.
Thời gian gần đây, cổ đông lớn nhất Platinum Victory Pte.Ltd cũng liên tục muốn tăng sở hữu tại REE. Tuy nhiên, quỹ ngoại đến từ Singapore vẫn chưa thể thực hiện thành công giao dịch mua vào 3 triệu cổ phiếu sau nhiều sau nhiều lần "đánh tiếng" chào mua.
Thay vào đó, Platinum Victory mới đây đã nhận chuyển nhượng 2,4 triệu cổ phiếu REE từ Truck Capital Master Fund trong ngày 11/8/2020 qua đó nâng mức sở hữu gần 90 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 29,01% cổ phần.
Trên thị trường, cổ phiếu REE diễn biến khá tích cực từ cuối tháng 3 qua đó leo lên mức 35.600 đồng/cổ phiếu, tăng 40% sau gần 5 tháng. Tạm tính tại mức thị giá này, số tiền ông Bình chi ra cho giao dịch trên vào khoảng hơn trăm tỷ đồng.
Mạnh tay "gom hàng" vùng đỉnh, một cá nhân trở thành cổ đông lớn tại Long Hậu (LHG)
Theo tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE), cổ đông cá nhân Võ Tấn Thịnh mới đây đã hoàn tất mua thêm tổng cộng 3,484 triệu cổ phiếu CTCP Long Hậu (mã LHG) qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên 11,9%.
Cụ thể, ông Thịnh đã mua vào 1,7 triệu cổ phiếu LHG ngày 20/8 để nâng tỷ lệ sở hữu từ 4,9% lên 8,3% vốn điều lệ, trở thành cổ đông lớn tại Long Hậu. Sau đó, ngày 24/08/2020, cá nhân này tiếp tục mua vào 1,784 triệu cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu lên 11,9% như hiện nay. Các giao dịch đều được thực hiện theo phương thức thỏa thuận với tổng giá trị hơn 82 tỷ đồng.
Theo báo cáo sở hữu, ông Thịnh là cổ đông cá nhân không có liên quan tới cổ đông nội bộ và lãnh đạo của doanh nghiệp. Trong cơ cấu cổ đông hiện tại, ngoài ông Thịnh, Long Hậu chỉ có một cổ đông lớn khác là Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp Tân Thuận với tỷ lệ sở hữu lên đến 48,61%.
Thị giá PET tăng mạnh, Chủ tịch HĐQT Petrosetco đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu
Ông Phùng Tuấn Hà, Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Dịch vụ tổng hợp dầu khí (Petrosetco - mã PET) đã đăng ký mua thêm 3 triệu cổ phiếu PET. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ 31/8 - 29/9/2020.
Hiện tại ông Hà đang sở hữu hơn 2,5 triệu cổ phiếu PET tương ứng 2,93% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty. Nếu giao dịch thành công ông Hà sẽ nâng tổng lượng sở hữu lên hơn 5,5 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 6,39% và trở thành cổ đông lớn của Petrosetco.
Trên thị trường, do ảnh hưởng chung của dịch bệnh Covid-19, cổ phiếu PET đã giảm mạnh từ đầu năm xuống đáy của nhiều năm, tuy nhiên ngay sau đó PET đã phục hồi mạnh bất chấp diễn biến khó lường của giá dầu thế giới. Hiện PET đang giao dịch quanh mức 8.340 đồng/cổ phiếu, tăng 29% kể từ vùng đáy vừa qua, và tăng 9% so với thời điểm đầu năm 2020.
Petrolimex 'xả' tiếp 13 triệu cổ phiếu quỹ Cách đây 1 tháng, Petrolimex đã bán thành công 15 triệu cổ phiếu quỹ, với giá trung bình là 45.318 đồng/cổ phiếu. Petrolimex xả tiếp 13 triệu cổ phiếu quỹ Hội đồng quản trị của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, HoSE: PLX) vừa thông qua nghị quyết bán cổ phiếu quỹ của công ty. Theo kế hoạch, Petrolimex dự kiến bán...