Cổ phiếu VEA đối mặt với đà giảm mạnh
Từ ngày 5/8 đến nay, giá cổ phiếu VEA của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP thường xuyên giảm mạnh. Quyền Tổng giám đốc VEA chưa biết ứng phó cách nào.
“Bốc hơi” gần 10.000 đồng/cổ phiếu
Ngày 3/8/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại VEA và một số đơn vị thành viên, đồng thời khởi tố bị can đối với một số lãnh đạo và nguyên lãnh đạo cấp cao của VEA.
Ngay sau đó, ngày 5/8 (thứ Hai), VEA công bố thông tin, trấn an nhà đầu tư rằng, hoạt động của Tổng công ty không bị ảnh hưởng tiêu cực từ thông tin về khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, từ đó đến nay (ngày 20/8), cổ phiếu VEA có 8/12 phiên giảm giá, trong đó có nhiều phiên giảm sâu.
áng chú ý, chốt phiên giao dịch ngày 19/8, trong bối cảnh giá cổ phiếu VEA giảm 2.700 đồng/cổ phiếu, tương đương giảm 5,19%, xuất hiện khối lượng giao dịch thỏa thuận 500.000 đơn vị, giá trị 24,7 tỷ đồng. iều này làm dấy lên quan ngại về cổ đông lớn cũng đang tìm cách “thoát hàng”.
Ngày 20/8, giá cổ phiếu VEA giảm thêm 1.400 đồng/cổ phiếu (-2,79%), xuống còn 48.700 đồng/cổ phiếu. Như vậy, kể từ sau thời điểm VEA bị khởi tố hình sự, giá cổ phiếu này giảm gần 10.000 đồng/cổ phiếu.
Lùi kế hoạch chuyển sàn
Video đang HOT
Trong bối cảnh giá cổ phiếu liên tục giảm, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, VEA sẽ có động thái “đỡ” giá, chẳng hạn mua cổ phiếu quỹ, để minh chứng cho hoạt động của Tổng công ty vẫn diễn ra bình thường.
Phóng viên Báo ầu tư Chứng khoán đã trao đổi với ông Ngô Văn Tuyển, quyền Tổng giám đốc, người công bố thông tin của VEA về vấn đề này, nhưng ông Tuyển không đưa ra câu trả lời.
“Diễn biến giá cổ phiếu VEA tăng hay giảm do thị trường chứng khoán quyết định, chứ chúng tôi không thể can thiệp. Các hoạt động sản xuất – kinh doanh của VEA vẫn diễn ra bình thường. Số lượng 3.000 xe ô tô tồn kho, tương đương với giá trị 1.000 tỷ đồng đang dần được tiêu thụ”, ông Tuyển nói.
Ngày 20/8/2019, ông Hồ Mạnh Tuấn, Phó tổng giám đốc VEA gửi công văn tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đăng ký bán 20.000/23.100 cổ phiếu đang nắm giữ, từ ngày 21/8 – 21/9.
ăng ký bán gần như toàn bộ lượng cổ phiếu của ông Tuấn trong bối cảnh giá cổ phiếu liên tục giảm sâu có khiến cho cổ đông thêm mất niềm tin vào VEA, hay đây là động thái dọn đường cho xử lý sai phạm mới liên quan đến lãnh đạo VEA? Trước quan ngại này của nhiều cổ đông, ông Tuyển cho biết, việc bán cổ phiếu của ông Tuấn mang tính cá nhân để thu xếp tài chính cho chi tiêu gia đình.
Một vấn đề khác mà cổ đông VEA đang quan tâm là với các sai phạm của VEA đang chờ cơ quan công an làm rõ, liệu mục tiêu chuyển cổ phiếu từ UPCoM sang Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) trong năm nay có còn khả thi? Ông Tuyển thừa nhận, hồ sơ niêm yết trên HOSE của VEA đang phải xử lý một số thông tin, nên kế hoạch chuyển sàn trong năm nay đến thời điểm hiện tại là không thể thực hiện được. Dự kiến, kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên HOSE sẽ được dời sang quý I/2020.
Báo ầu tư Chứng khoán sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc khi có thông tin mới liên quan đến quá trình xử lý sai phạm xảy ra tại VEA, cũng như những diễn biến về hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp này.
Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, VEA là một trong những doanh nghiệp chậm thực hiện quyết toán sau cổ phần hóa. Trước tình trạng này, Bộ Tài chính đã kiểm tra và phát hiện một số sai phạm, nên đôn đốc VEA xử lý để quyết toán, nhưng Tổng công ty không triển khai thực hiện, mà còn giấu giếm một số vấn đề, nên càng làm trầm trọng hơn những sai phạm.
Nguyễn Hữu
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
VEA tiếp tục phục hồi sau khi một loạt cựu lãnh đạo bị khởi tố?
Sau khi sụt giảm mạnh khi một loạt cựu lãnh đạo Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - VEAM (UPCoM: VEA) bị khởi tố, giá cổ phiếu VEA đã phục hồi trở lại.
Cổ phiếu VEA đã phục hồi trở lại sau tin 4 cựu lãnh đạo bị khởi tố
Sau khi sụt giảm liên tục từ mức 65.000đ/cp xuống mức 57.000đ/cp sau tin 4 cựu lãnh đạo VEAM bị bắt, giá cổ phiếu VEA đã bắt đầu phục hồi dần trở lại, có thời điểm lên mức 60.000đ/cp. Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/8, giá cổ phiếu VEA tăng 0,51% đóng cửa ở mức 58.800đ/cp.
Theo ông Nguyễn Vinh- Nhà đầu tư sàn MBS, sở dĩ giá cổ phiếu VEA phục hồi trở lại là do thông tin các nguyên lãnh đạo VEAM bị khởi tố, tạm giam không tác động nhiều đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này. Hơn nữa, trong khi các loại xe ô tô do Thaco phân phối có thị phần giảm sút thì các dòng xe ô tô của Toyota, Honda, Ford lại tăng thị phần đáng kể. Hiện nay, VEAM nắm giữ 30% cổ phần Honda, 20% cổ phần Toyota và 25% cổ phần Ford. Việc các hãng xe như Honda, Toyota, Ford tăng mạnh về sản lượng tiêu thụ cũng như thị phần quả thực là tin vui với VEAM.
Theo Hiệp hội Ô tô Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm nay, thị phần Toyota chiếm 24,7%, xếp thứ 2 sau Thaco với thị phần 32,1%. Đáng chú ý, Toyota tiêu thụ xe tăng mạnh chủ yếu nhờ sự tăng trưởng doanh số bán các dòng xe Innova và Fortuner. Ngoài ra, các dòng xe mới ra mắt tại thị trường Việt Nam là Wigo và Rush cũng có mức tiêu thụ khá tốt với 571 chiếc. Trong đó, dòng xe Wigo đang nổi lên là đối thủ cạnh tranh "nặng ký" với các dòng xe giá rẻ như Hyundai Grand i10 và KIA Morning của Thaco.
Cùng với Toyota, Honda cũng ghi nhận tăng trưởng hết sức tích cực trong tháng 5 với mức tiêu thụ 2.975 xe, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, thị phần Honda cũng được cải thiện từ mức 11,3% lên 11,4%.
Đều đặn mỗi năm, các công ty liên doanh liên kết Toyota, Honda, Ford mang về cho VEAM khoảng hơn 5.000 tỷ đồng lợi nhuận. Riêng năm 2018, lợi nhuận từ các công ty liên doanh liên kết (chủ yếu từ Honda, Toyota, Ford) lên tới gần 7.000 tỷ đồng, chiếm tới 96% lợi nhuận của VEAM.
Mặc dù vậy, trong ngắn hạn, giá cổ phiếu VEA chưa thể tăng mạnh, mà vẫn điều chỉnh, củng cố vì các nhà đầu tư vẫn còn thận trọng sau thông tin 4 cựu lãnh đạo VEAM bị khởi tố.
Được biết, mới đây, HĐQT VEAM đã trình ĐHCĐ thông qua việc đưa toàn bộ 1.328.800.000 cổ phiếu VEA lên niêm yết trên sàn HOSE trong năm 2019.
Trước đó, VEAM đưa cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM từ tháng 7/2018 với giá chào sàn 27.600 đồng/cổ phiếu. Dù hứng chịu "sóng gió" ở thời điểm mới lên sàn, khiến giá cổ phiếu có lúc giảm xuống dưới 20.000 đồng/cp, nhưng sau đó giá cổ phiếu VEA đã có chuỗi ngày tăng điểm ấn tượng, có lúc lên đến 65.000 đồng/cp.
Theo Thanh tra Bộ Công thương, tại thời điểm 21/12/2017, VEAM đã cho các đơn vị thành viên vay vốn có giá trị gốc lẫn lãi trên 658 tỷ đồng. Nếu tính cả khoản lãi phải thu trong các năm 2016 và 2017, số tiền này lên tới xấp xỉ 701 tỷ đồng. Nhưng đến tháng 6/2018, tổng số tiền cho vay chưa thu còn hơn 595 tỷ đồng. Trong số này, nợ phải thu quá hạn 6 - 12 tháng là 19,4 tỷ đồng; nợ quá hạn 1 - 2 năm là 6,3 tỷ đồng; nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên hơn 258 tỷ đồng. Điển hình như tại TAMAC, công ty còn nợ VEAM số tiền vay 27,8 tỷ đồng. Đáng chú ý, tại thời điểm 31/12/2017, khoản tiền hỗ trợ TAMAC là 49,7 tỷ đồng, trái với chỉ đạo của Bộ Công thương tại văn bản cuối năm 2016.
Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ Công thương cho biết, VEAM đã cung cấp nhiều khoản cho vay lãi suất thấp, thậm chí có đơn vị vay không tính lãi như tại TAMAC, Công ty Cơ khí Mê Linh... Đặc biệt, các khoản vay đều đã quá thời hạn, phần lớn các đơn vị được vay đều kinh doanh thua lỗ, khả năng trả nợ gốc và lãi rất khó khăn, nhưng liên tục được gia hạn nợ gốc và giảm lãi, thậm chí miễn lãi suất như khoản 49,7 tỷ đồng cho TAMAC vay năm 2017; hay với Công ty động cơ máy nông nghiệp miền Nam, Viện Công nghệ...
Dương Thuỳ
Theo enternews.vn
Cổ phiếu MWG, VEA tăng "phi mã", Pyn Elite Fund chiến thắng thị trường trong tháng 6 Mặc dù tăng trưởng tốt trong tháng 6, nhưng tính chung nửa đầu năm 2019, performance Pyn Elite Fund chỉ ở mức 0,5%. Theo báo cáo tháng 6 của Pyn Elite Fund, performance quỹ trong tháng 6 có mức tăng trưởng 1,32%, tích cực hơn so với mức giảm 1,04% của VN-Index nhờ diễn biến khả quan của các cổ phiếu như MWG,...