Cổ phiếu trượt dài, vốn hoá ‘Vua tôm’ bị thổi bay 2.700 tỷ đồng
Lợi nhuận 9 tháng của Minh Phú giảm gần 43% so với cùng kỳ năm ngoái khiến cổ phiếu MPC kém hấp dẫn và tụt dốc từ đầu năm.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý III của Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú (Minh Phú, mã chứng khoán MPC) vừa công bố cho thấy doanh nghiệp được mệnh danh “ Vua tôm” tiếp tục khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Theo đó, kết thúc 9 tháng, lợi nhuận sau thuế Minh Phú giảm gần 43% so với cùng kỳ năm ngoái (ghi nhận hơn 390,6 tỷ đồng) và mới đạt 20% chỉ tiêu lợi nhuận của cả năm.
Thuỷ sản Minh Phú giảm lãi ròng 43% trong 9 tháng đầu năm. (Ảnh: MPC)
Trong thời gian trên, doanh thu thuần của Minh Phú đạt hơn 12.729 tỷ đồng, tăng 1,7%. Tuy nhiên do giá vốn tăng gần 5% khiến lợi nhuận gộp giảm 18,5%, chỉ đạt 1.402 tỷ đồng.
Chi phí tài chính trong thời gian từ 1/1-30/9 của Minh Phú là hơn 208,1 tỷ đồng, chi phí bán hàng hơn 693,8 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 148,7 tỷ đồng.
Tính riêng quý III, doanh thu thuần của Minh Phú đạt 5.213 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ. Do giá vốn tăng mạnh 14% nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn 605 tỷ đồng, giảm 27,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Doanh thu tài chính trong quý ghi nhận 33 tỷ đồng, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái do chủ yếu là giảm khoản lãi gửi ngân hàng.
Kết quả sau giảm trừ khoản chi phí, lợi nhuận trước thuế quý III của Minh Phú chỉ còn 266 tỷ đồng, giảm 29,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm nay mục tiêu lơi nhuận hợp nhất mà MPC đặt ra là 2.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết thúc 9 tháng, công ty chưa đạt 20% mục tiêu lợi nhuận của cả năm.
Nguyên nhân khiến thủy sản Minh Phú sút giảm mạnh lợi nhuận là thị trường xuất khẩu không lạc quan như dự kiến. Theo báo cáo của Minh Phú, doanh thu xuất khẩu 9 tháng của Minh Phú chỉ đạt 484,6 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ đạt hơn một nửa chỉ tiêu của cả năm.
Trong đó, hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn của công ty đều gặp khó, như thị trường Mỹ giảm 58,8%, thị trường Hàn Quốc giảm 20,64%, Nhật Bản giảm 7,56%…
Cùng với đó, nguồn cung cấp nguyên liệu của Minh Phú cũng tiếp tục khan hiếm. Doanh nghiệp thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu với giá cao, khiến lợi nhuận gộp giảm.
Vẫn theo báo cáo, Minh Phú hiện gánh khoản nợ phải trả hơn 3.654 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn hơn 3.543 tỷ đồng. Vay và nợ thuê tại chính của Minh Phú tại thời điểm 30/9 là gần 2.990 tỷ đồng. Nợ vay lớn khiến doanh nghiệp phải trả hơn 130 tỷ đồng lãi suất vốn vay từ đầu năm.
Kinh doanh khó khăn khiến giá cổ phiếu Minh Phú kém hấp dẫn và liên tục sụt giảm. Khép lại ngày giao dịch cuối tuần, cổ phiếu MPC đứng mức 21.700 đồng, đi ngang so phiên liền trước.
Tuy nhiên, tính từ đầu năm (1/1-15/11), mã MPC của Minh Phú lao dốc 38,7%, tương đứng mỗi cổ phiếu mất 13.726 đồng. Vơi hơn 196 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hoá thị trường “Vua tôm” bị thổi bay gần 2.700 tỷ đồng.
Thủy sản Minh Phú vốn là “ông lớn” trên thị trường thủy sản Việt Nam. Thời hoàng kim năm 2014, MPC ghi nhận doanh thu kỷ lục 15.000 tỷ đồng và hơn 900 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của MPC những năm gần đây suy giảm do hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn.
HOÀNG HƯNG
Theo vtc.vn
Giới đầu tư "đặt cược" vào vợ chồng "vua tôm"
Có vẻ như cổ đông Minh Phú đang đặt cược vào giai đoạn nửa cuối năm sẽ mang lại nguồn thu lớn cho "vua tôm". Bởi kết thúc 6 tháng đầu năm, doanh số xuất khẩu của Minh Phú mới chỉ đạt 33% kế hoạch năm.
Lực cầu suy yếu trong phiên giao dịch sáng nay (18/7) đã khiến các chỉ số hầu như diễn biến dưới đường tham chiếu. VN-Index mất 4,27 điểm tương ứng 0,43% còn 978,3 điểm còn HNX-Index mất 0,4 điểm, tương ứng 0,38% còn 106,17 điểm.
Số mã giảm trên toàn thị trường lấn át so với số mã tăng giá. Có tổng cộng 323 mã giảm, 31 mã giảm sàn so với 220 mã tăng và 28 mã tăng trần.
Thanh khoản thị trường thu hẹp. Trên HSX có 72,73 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.508,28 tỷ đồng. Con số này trên HNX là 13,43 triệu cổ phiếu tương ứng 204,76 tỷ đồng.
Sáng nay, VCB hồi phục và trở thành mã có đóng góp đáng kể nhất đối với VN-Index. Mã này mang lại cho chỉ số 0,55 điểm. Bên cạnh đó, MWG, BHN, BID cũng có ảnh hưởng tích cực. Ngược lại, VHM, MSN, GAS, SAB lại sụt giảm và tác động tiêu cực đến diễn biến chỉ số, góp phần khiến VN-Index mất điểm.
Vợ chồng "vua tôm" Lê Văn Quang
Trên sàn UPCoM, cổ phiếu MPC của tập đoàn thuỷ sản Minh Phú tăng trở lại 0,86% sau khi bị chốt lời vào hôm qua, đạt 35.100 đồng/cổ phiếu.
Có vẻ như cổ đông Minh Phú đang đặt cược vào giai đoạn nửa cuối năm sẽ mang lại nguồn thu lớn cho Minh Phú. Bởi kết thúc 6 tháng đầu năm, doanh số xuất khẩu của Minh Phú mới chỉ đạt 33% kế hoạch năm.
"Vua tôm" cho biết, các tháng tiếp theo đơn hàng sẽ tiếp tục tăng cao vì vào thời điểm mua hàng. Trong năm 2019, mục tiêu của doanh nghiệp này là xuất khẩu 77.400 tấn, đạt doanh số 850 triệu USD. Lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt 1.430 tỷ đồng.
Theo đánh giá của VCBS, trong bối cảnh thị trường đã ghi nhận những phiên giao dịch tích cực liền trước, những phiên điều chỉnh giảm gây ra bởi áp lực chốt lời ngắn hạn cũng là diễn biến bình thường trên thị trường.
Thanh khoản vẫn đang duy trì ổn định và chưa có sự gia tăng đột biến nào cũng tạo cơ sở để kỳ vọng xu hướng hiện tại sẽ chưa có sự đảo chiều một nhịp tăng mới sẽ sớm xuất hiện.
Theo đó, VCBS khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tốt trong nửa cuối năm 2019 trong danh mục và chỉ thực hiện chốt lời đối với những cổ phiếu đã đạt được mục tiêu lợi nhuận.
Theo Dân trí
Thủy sản Minh Phú: Loạt thành viên HĐQT đăng ký bán hơn 10 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược Một loạt thành viên Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) vừa đăng ký bán tổng cộng 10,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược thông qua phương thức thỏa thuận. Một loạt thành viên Tập đoàn Thủy sản Minh Phú vừa đăng ký bán tổng cộng 10,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược thông qua phương thức thỏa...