Cổ phiếu toàn cầu lại lao dốc khi lợi suất trái phiếu Mỹ đạt mức thấp
Cổ phiếu toàn cầu tiếp tục rung chuyển vào hôm nay sau khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2017, thấp hơn nhiều so với lãi suất ngắn hạn và làm tăng thêm nỗi lo về suy thoái kinh tế của Mỹ.
Cổ phiếu toàn cầu lại lao dốc khi lợi suất trái phiếu Mỹ đạt mức thấp. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, chỉ số cổ phiếu châu Á – Thái Bình Dương đã ổn định trong giao dịch sớm nay sau hai ngày thua lỗ. Chỉ số Nikkei của Nhật đã hồi phục 1,1% sau khi giảm 3,0% vào hôm qua.
Tại thị trường Phố Wall, chỉ số S&P 500 ít thay đổi so với thứ hai khi kết thúc phiên với một khoản lỗ nhỏ 0,08%.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu đều đi xuống với chỉ số chứng khoán Anh mất điểm mạnh nhất vì những bất ổn xung quanh tiến trình Brexit.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 tại London (Anh) đã giảm 0,4% xuống 7.177,58 điểm vào lúc đóng cửa phiên giao dịch. Chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) sụt mất 0,2% xuống 11.346,65 điểm và chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) lùi 0,2% xuống 5.260,64 điểm. Chỉ số tổng hợp Euro Stoxx 50 khép phiên cũng hạ 0,2% xuống 3.300,48 điểm.
Tâm lý của các nhà đầu tư dường như đang bị hoảng sợ bởi sự sụt giảm mạnh về lợi suất trái phiếu của Mỹ và sự đảo ngược của đường cong lãi suất kho bạc Mỹ – đây được coi là một chỉ báo về suy thoái kinh tế.
Theo đó, lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ 10 năm giảm xuống còn 2,405% sau khi giảm 5 điểm cơ bản vào phiên hôm qua.
Video đang HOT
Lợi suất đã giảm hơn 20 điểm cơ bản kể từ khi Fed bỏ các dự báo tăng lãi suất trong năm nay và tuyên bố chấm dứt việc giảm bảng cân đối kế toán với lý do có dấu hiệu suy thoái kinh tế vào tuần trước.
Các nhà nghiên cứu của Fed chi nhánh San Francisco cho biết, thị trường đã phản ứng thái quá với sự đảo ngược đường cong lợi suất bởi vì đó là chỉ số đáng tin cậy nhất.
Các nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi các nhà hoạch định chính sách của Fed dự kiến sẽ phát biểu sau vào thứ ba.
Trên thị trường tiền tệ, sản lượng của Mỹ giảm làm suy yếu sức hấp dẫn của đồng đô la.
Đồng bảng Anh đã đảo ngược mức tăng hồi đầu phiên so với đồng USD và giảm từ mức 1.3209 USD đổi 1 bảng xuống 1.3198 USD/bảng vào cuối phiên giao dịch, khi nhiều người lo ngại rằng nước Anh có thể sẽ rời Liên minh châu Âu (EU) trong hai tuần nữa mà không có thỏa thuận nào.
Đồng Euro đứng ở mức 1.1316, đã tăng nhẹ vào hôm thứ hai sau khi IFO cho biết chỉ số kinh doanh tăng lên 99,6, vượt qua dự báo là 98,5 và chấm dứt sáu tháng giảm liên tiếp.
Giá dầu lơ lửng dưới mức đỉnh bốn tháng gần đây vì triển vọng nguồn cung dầu thô của Mỹ chặt chẽ hơn đã được bù đắp bởi những lo ngại về sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại.
Hợp đồng tương lai dầu thô của Mỹ được giao dịch ở mức 59,26 USD/thùng, tăng 0,5% trong ngày, thấp hơn mức cao thứ năm là 60,39 USD, cao nhất kể từ giữa tháng 11.
Tại Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch ngày 25.3, chỉ số VN – Index giảm tới 18,64 điểm xuống 970,07 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 245,7 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị giao dịch hơn 5.042,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 78 mã tăng giá, 43 mã đứng giá và 236 mã giảm giá.
HNX – Index giảm 1,68 điểm xuống 106,41 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 47,8 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị hơn 584,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 57 mã tăng giá, 47 mã đứng giá và 121 mã đứng giá.
Đ.P
Theo laodong.vn
Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong nỗi lo về Chứng khoán Mỹ toàn cầu
Nhà đâu tư trong nôi lo lắng đã chuyên tiên sang thị trường trái phiêu.
Ảnh: GettyImages
Phiên giao dịch ngày thứ Hai, thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi số liệu công bố cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu đi, nhà đầu tư trong khi đó vẫn tiếp tục lo lắng về đường cong lợi suất.
Tuy nhiên, chỉ số Dow Jones tăng điểm khi mà cổ phiếu Boeing tăng điểm trở lại sau nhiều phiên giảm giá gần đây.
Tuy nhiên, thị trường không phản ứng nhiều với thông tin Robert Muller không thể có được bằng chứng cho thấy Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số S&P 500 giảm 2,35 điểm tương đương 0,08% xuống 2.798,36 điểm. Cổ phiếu nhóm ngành công nghệ và tài chính giảm điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 5,13 điểm xuống 7.637,54 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 14,51 điểm lên 25.516,83 điểm.
Thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tập trung vào những nỗi lo về suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu nhen nhóm từ ngày thứ Sáu khi mà hàng loạt chỉ số của ngành sản xuất nước lớn như châu Âu và Mỹ phát đi tín hiệu về sự chững lại. Số liệu từ Mỹ cho thấy ngành sản xuất Mỹ tháng 3/2019 rớt xuống mức thấp nhất trong 21 tháng.
Phiên ngày thứ Hai, thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm, thị trường chứng khoán châu Âu đồng thời suy yếu.
Nhà đầu tư trong nỗi lo lắng đã chuyển tiền sang thị trường trái phiếu. Biến động của đường cong lợi suất, khi mà lợi suất trái phiếu các loại dài hạn rơi xuống thấp hơn so với lợi suất tín phiếu ngắn hạn, điều đó bị coi như dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế đang đến gần.
Số liệu từ châu Âu cho thấy chỉ số niềm tin kinh doanh tại Đức tăng lên mức 99,6 trong tháng 3/2019 từ mức 98,3 của tháng trước đó, theo Dow Jones Newswires.
Chủ tịch Fed tại Chicago, ông Charles Evans, khẳng định vẫn cần phải thận trọng để xem số liệu sẽ phát đi tín hiệu như thế nào trước khi quyết định về các động thái lãi suất.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Loạt tin xấu từ Mỹ và châu Âu kéo chứng khoán châu Á giảm điểm mạnh Giới đâu tư mua mạnh các loại trái phiêu an toàn tại châu Á. Lợi suât trái phiêu chính phủ Nhât thời hạn 10 năm giảm xuông mức thâp nhât trong 31 tháng. Thị trường chứng khoán châu Á khởi đầu tuần mới giảm điểm mạnh khi nhà đầu tư lo sợ về triển vọng kinh tế toàn cầu sau khi hàng loạt...