Cổ phiếu thủy sản nổi sóng
Hàng loạt cổ phiếu ngành thủy sản như VHC, MPC, FMC, CMX, ACL, ANV, IDI… tăng điểm mạnh trong tuần qua nhờ kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ hậu dịch Covid-19 hồi phục khi các thị trường xuất khẩu chính, đặc biệt là Trung Quốc đang mở cửa trở lại.
Kỳ vọng phục hồi xuất khẩu nâng giá cổ phiếu thủy sản
Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, tính chung 7 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, giá trị xuất khẩu đã giảm 25% so với cùng kỳ, thấp hơn hẳn so với con số giảm 9,7% của toàn ngành, do thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Mỹ, EU đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19.
ây cũng là những doanh nghiệp nằm trong Top 10 doanh nghiệp thuỷ sản có tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) tốt nhất năm 2019. Trong đó, dẫn đầu là CMX với 55%, ANV 33%, FMC và VHC đều 27%, ACL 24%, ASM 16%…
Nếu tạm phân loại các doanh nghiệp theo nhóm thị trường, có thể thấy MPC, FMC, VHC, HVG và CMX tập trung ở các thị trường khá khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản; các doanh nghiệp còn lại là ANV, ACL, IDI… đang có thị phần tốt ở các thị trường “dễ tính” hơn như Trung Quốc, ông Nam Á, hoặc phân bổ đa dạng thị trường.
Với diễn biến thị trường xuất khẩu bị tác động bởi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung và giờ là dịch Covid-19, một số doanh nghiệp đang định hướng lại thị trường, tránh rủi ro tập trung. Trong đó, xu hướng dịch chuyển sang thị trường lớn như Trung Quốc hay ông Nam Á có thể thấy rõ.
Chẳng hạn, VHC đang mở rộng thị trường Trung Quốc. iều tương tự cũng diễn ra tại HVG, ACL… Trong khi đó, ANV được đánh giá là đơn vị có thị trường rất đa dạng và thị phần lớn ở thị trường Trung Quốc lại đặt ra mục tiêu đưa sản phẩm cá tra vào thị trường Mỹ.
Trong bối cảnh hầu hết các thị trường xuất khẩu đang gặp khó vì lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid-19 thì việc Trung Quốc kiểm soát được dịch bệnh và mở cửa thị trường nhập khẩu trở lại đang là “cứu tinh” cho các doanh nghiệp trong ngành.
ó là lý do mà cổ phiếu ANV thời gian gần đây có những phiên tăng giá khá tích cực và giới đầu tư đang tiếp tục kỳ vọng, ANV sẽ có kết quả kinh doanh quý II cải thiện hơn.
Nhưng theo các chuyên viên phân tích, đây chỉ là hiệu ứng ngắn hạn, bởi nếu chỉ trông chờ ở thị trường Trung Quốc, khả năng biên lợi nhuận của Công ty sẽ không cao và tính cạnh tranh cũng rất lớn.
Quan trọng hơn, khi nào xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mới đạt được như cùng kỳ là điểm mà các nhà đầu tư cần theo dõi.
Trên thực tế, mục tiêu của ANV cũng đang mở rộng và khai thác nhiều hơn ở các thị trường khác.
Video đang HOT
Một cổ phiếu thủy sản khác cũng tăng tích cực trong những ngày qua là ACL, trong bối cảnh doanh nghiệp này báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2020 sụt giảm nghiêm trọng, chỉ lãi hơn 1 tỷ đồng.
ACL là doanh nghiệp xuất khẩu lớn trong ngành, với sản phẩm chủ lực cá tra phi lê hiện diện ở thị trường đông dân trên thế giới và chiếm thị phần đáng kể ở những thị trường truyền thống của cá tra như Nam Mỹ, Trung ông và châu Á.
ặc biệt, ACL đã trở thành nhà cung cấp chính cho hệ thống siêu thị Walmart (Mỹ). Tuy nhiên, với thị trường Mỹ, từ năm 2014 đã không còn là thị trường lớn của ACL khi bị áp mức thuế chống bán phá giá không có lợi cho sản phẩm của Công ty.
Kế hoạch năm 2020, ACL tập trung mở rộng những thị trường mới, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Nam Mỹ, EU…; tiếp tục đặt trọng tâm vào việc đảm bảo sản lượng cung cấp cho khách hàng tiềm năng này, nâng cao uy tín và khả năng cung cấp cho chuỗi siêu thị Walmart tại những thị trường khác bên cạnh Mexico và Trung Quốc như hiện nay.
Theo đánh giá của ACL, việc lựa chọn xuất khẩu sang Trung Quốc trong những năm qua là một sự chuyển hướng. Dù xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng mạnh, nhưng dư địa thị trường vẫn còn rất lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tiếp tục tăng trưởng trong năm 2020.
iều này cho thấy ACL đang đặt niềm tin rất lớn vào thị trường Trung Quốc, cũng đồng nghĩa với việc nếu sự tăng trưởng của thị trường này không như kỳ vọng, tính khả thi của mục tiêu đã đề ra của ACL sẽ bị thay đổi.
ược biết, diện tích nuôi trồng của ACL là trên 100 ha, sản lượng vào khoảng 35.000 tấn nguyên liệu/năm, góp phần bảo đảm chất lượng nguyên liệu cho nhà máy chế biến từ vùng nuôi và hoàn thiện dần chuỗi khép kín.
ối với “ông lớn” trong ngành là VHC, trong buổi trao đổi cùng chuyên viên phân tích cuối tháng 4 vừa qua, lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, doanh thu quý I từ thị trường Trung Quốc giảm đến 68%, trong khi sản lượng xuất khẩu sang Mỹ và EU ghi nhận mức tăng trưởng hai con số.
Tuy nhiên, giá bán trung bình của cá phi lê thấp đã ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ghi nhận của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tại buổi gặp gỡ này, nhu cầu cá tra tại Trung Quốc đã phục hồi 60 – 70% so với mức thông thường trong tháng 4/2020 khi các cửa hàng dịch vụ ăn uống dần mở cửa trở lại.
Mặt khác, theo giả định của VHC rằng dịch Covid-19 tại EU và Mỹ sẽ có diễn biến tương tự như Trung Quốc, nhu cầu cá tra từ ngành dịch vụ ăn uống tại hai thị trường này sẽ hạ nhiệt trong quý II/2020, sau đó phục hồi trong 6 tháng cuối năm.
Tuy nhiên, nhờ nhu cầu gia tăng từ kênh bán lẻ và tỷ trọng mảng này cao hơn tại EU, VHC kỳ vọng doanh thu từ thị trường EU sẽ vẫn ghi nhận tăng trưởng trong quý II/2020.
Ở mảng xuất khẩu tôm, CMX là cổ phiếu đang gây chú ý lớn với nhà đầu tư nhờ thông tin kinh doanh tích cực trong tháng 4 và người thân của Chủ tịch Hội đồng quản trị đăng ký mua gần 3 triệu cổ phiếu.
Cụ thể, theo báo cáo của CMX, trong tháng 4, khối lượng xuất khẩu của Công ty là 285.216 kg và doanh số xuất khẩu là 3,5 triệu USD, tăng trưởng lần lượt 39% và 86% so với cùng kỳ, Thị trường xuất khẩu lớn nhất của CMX là châu Âu (chiếm 70%), tiếp theo là Hàn Quốc, Canada, Nhật Bản. ây là mức doanh số theo tháng cao nhất trong 7 năm qua của Công ty.
Theo các hợp đồng đã ký và lượng hàng đã có trong kho, tháng 5 và tháng 6/2020, doanh số xuất khẩu của CMX cũng sẽ ở mức 7 – 8 triệu USD/tháng, nếu tình hình không có gì thay đổi.
Nên ưu tiên doanh nghiệp đầu ngành
a phần các cổ phiếu thủy sản đều ghi nhận mức tăng giá nhất định trong thời gian qua. Theo ước tính của Yuanta Việt Nam, P/E của ngành thủy sản đang khá cao, khoảng 20 lần, trong khi P/E VN-Index vào khoảng 12 lần.
Yuanta Việt Nam kỳ vọng, việc EU đã hoàn thành thủ tục nội bộ để Hiệp định EVFTA có hiệu lực trong tháng 7, thì xuất khẩu thủy sản sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tốt hơn sang thị trường châu Âu và Mỹ kể từ qúy III/2020 với điều kiện dịch bệnh không bùng phát mạnh hơn.
Dưới góc nhìn của ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc môi giới Hội sở Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, nông nghiệp và thuỷ sản là ngành có rủi ro lớn, ở các nước như Isarel đã áp dụng công nghệ để kiểm soát những rủi ro này.
Còn với Việt Nam, lợi thế nằm ở sự chăm chỉ, khéo léo của người lao động, thổ nhưỡng phù hợp cho cá tôm ngon hơn và những doanh nghiệp có sự đầu tư bài bản như VHC, MPC hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp quốc tế.
Ông Tuấn cũng lưu ý, mặt bằng các cổ phiếu thủy sản đang tăng nhờ kỳ vọng của giới đầu tư, nhưng cơ hội thực sự chỉ đến với doanh nghiệp thẩm thấu được sau dịch bệnh. Nhu cầu với các sản phẩm nông nghiệp, nhu yếu phẩm có thể duy trì ở mức trong 9 – 12 tháng tới.
Những quốc gia cạnh tranh với Việt Nam bị tổn thương nhiều hơn trong đại dịch, nên sẽ hồi phục chậm hơn. Trong một cuộc đua mà doanh nghiệp Việt Nam đi trước, đó chính là lợi thế.
Nhiều khuyến nghị từ giới chuyên gia phân tích cho rằng, nhà đầu tư muốn bỏ vốn vào cổ phiếu thủy sản thì nên ưu tiên cho các cổ phiếu doanh nghiệp đầu ngành, nắm được thị phần lớn trong xuất khẩu; hoặc những công ty đang đầu tư công nghệ và vùng nuôi để làm chủ nguyên liệu, từ đó kiểm soát, giảm thiểu được chi phí đầu vào; hoặc các công ty vừa đẩy mạnh đầu tư, vừa đa dạng thị trường xuất khẩu.
Cơ hội nào cho cổ phiếu ngành thủy sản?
ABS kỳ vọng việc xuất khẩu thủy sản sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tốt hơn sang thị trường châu Âu và Mỹ kể từ Q3/2020 với điều kiện dịch bệnh không bùng phát mạnh hơn.
CTCK An Bình (ABS) vừa đưa ra báo cáo cập nhật cơ hội, thách thức với ngành thủy sản Việt Nam. Theo báo cáo, trong quý 1/2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước giảm gần 10% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,62 tỷ USD bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Những thị trường bị tác động giảm nhiều nhất gồm Trung Quốc, giảm 27%, EU giảm 16%, Hàn Quốc giảm 11% và ASEAN giảm gần 7%. Xu hướng của thị trường tiêu dùng thế giới thay đổi do tác động của dịch Covid-19, lệnh cấm, lệnh phong tỏa của nhiều quốc gia và nỗi lo sợ của người tiêu dùng khiến nhu cầu tiêu thụ trong phân khúc dịch vụ thực phẩm giảm mạnh.
Thu nhập của người tiêu dùng giảm nên tiêu thụ các sản phẩm cao cấp có xu hướng giảm, tác động giảm giá trung bình xuất khẩu các sản phẩm thủy sản. Trong các sản phẩm xuất khẩu cá tra giảm mạnh nhất trên 29%, mực bạch tuộc giảm 24%, cá ngừ giảm 10% trong khi xuất khẩu tôm còn duy trì mức tăng nhẹ 1,8%.
Triển vọng hồi phục từ quý 3/2020
ABS cho rằng 2020 là năm có những thuận lợi cho ngành thủy sản khi Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và EU (EVFTA) dự định hiệu lực sẽ giúp giảm thuế quan đối với các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang châu Âu.
Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay tình hình xuất khẩu thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, do thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, EU đều là các khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh khiến tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm 9,7% so với cùng kỳ 2019.
Các quốc gia cạnh tranh thủy sản chính với Việt Nam như Ấn Độ, Ecuardo phải phong tỏa cách ly chống dịch, giảm đáng kể đến 50% sản lượng sản xuất và xuất khẩu; Indonesia hay Philipines, Thái Lan cũng giảm khoảng 30%. Các nước này sẽ có độ trễ đáng kể hơn Việt Nam về phục hồi sản xuất để duy trì nguồn cung cho thế giới. VASEP cho rằng đây là cơ hội lớn cho thủy sản Việt Nam. Việc EU đã hoàn thành thủ tục nội bộ để Hiệp định EVFTA có hiệu lực trong tháng 7, ABS kỳ vọng việc xuất khẩu thủy sản sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tốt hơn sang thị trường châu Âu và Mỹ kể từ Q3/2020 với điều kiện dịch bệnh không bùng phát mạnh hơn.
Theo ABS sẽ có sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam sau khi xảy ra "chiến tranh" thương mại Mỹ - Trung và dịch Covid -19 Các sản phẩm thủy sản tiện dụng (RTC và RTE) có giá trị gia tăng có xu hướng được ưa chuộng hơn trên thị trường thế giới. Các ngành hàng phụ trợ cho sản xuất thủy sản (sản xuất thuốc, hóa chất, bao bì vật tư, trang thiết bị, dụng cụ cho NTTS, chế biến,...) có cơ hội phát triển tại Việt Nam, từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp thủy sản chủ động hơn trong sản xuất...
Cơ hội nào cho doanh nghiệp thủy sản?
ABS cho rằng ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp thủy sản đã hạ triển vọng kinh doanh trong năm 2020. Xuất khẩu Thủy sản Khánh Hòa (UPCoM: KSE) lên kế hoạch lãi sau thuế 2020 giảm mạnh 83% so với kết quả năm trước, xuống chỉ còn 1.2 tỷ đồng và đưa ra kế hoạch tổng doanh thu đạt 60 tỷ đồng và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2 triệu USD. Cũng gặp khó khăn trong đầu ra, kế hoạch lãi sau thuế 2020 của Nam Việt (HOSE: ANV) giảm mạnh 72%, được kỳ vọng ở mức 200 tỷ đồng.
Mặt khác, do rào cản kinh tế - kỹ thuật ngày càng khắt khe với sản phẩm cá tra Việt Nam và gia tăng cạnh tranh trong khu vực, cùng với giá bán ngày càng có xu hướng giảm, Thủy sản MeKong (HOSE: AAM) lên kế hoạch lãi trước thuế 2020 giảm 40% (6 tỷ đồng) so với thực hiện năm 2019 và kế hoạch tổng doanh thu đi ngang (220 tỷ đồng).
Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) cũng lần đầu tiên đưa ra kế hoạch đi lùi, cho cả 2 kịch bản "cao" và "thấp". Với kế hoạch "thấp", doanh thu và lãi sau thuế 2020 của VHC giảm lần lượt 18% (6.450 tỷ đồng) và giảm 68% (800 tỷ đồng) so với kết quả 2019. Kế hoạch "cao" cũng không khá hơn bao nhiêu khi lãi sau thuế giảm 9% (1.063 tỷ đồng) và doanh thu chỉ tăng 9% (8.600 tỷ đồng).
Bên cạnh đó MPC tiếp tục lên kế hoạch lợi nhuận 2020 gấp 3 lần kết quả năm trước với 1.368 tỷ đồng lãi trước thuế. Phía MPC cho rằng Công ty có cơ sở để lên kế hoạch cao như thế, khi đã vạch ra những hoạch định cho năm 2020 như tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng Dự án Khu phức hợp công nghiệp công nghệ cao nhằm để phát triển chuỗi giá trị tôm công suất trên 250.000 tấn thương phẩm/năm ở Kiên Giang. Đồng thời, MPC sẽ xây dựng sàn giao dịch tôm đầu tiên tại Việt Nam, nhằm xúc tiến thương mại và xây dựng nhà máy chế biến Minh Phú Thuận Yên với mô hình tự động hóa vào khâu sản xuất.
ABS cho rằng trong ngắn hạn, tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc đã được kiểm soát, doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc như VHC, ANV có thể sẽ khả quan hơn so với quý 1. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc giá bán thường thấp và dễ bị các nhà nhập khẩu ép giá khi nguồn cung dư thừa, nên có thể sản lượng tăng nhưng doanh thu tăng trưởng không tương xứng.
Ngược lại, EU và Mỹ là hai thị trường khó tính nhưng đơn giá xuất khẩu lại cao hơn Trung Quốc. EVFTA có hiệu lực trong tháng 7 sẽ giúp các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu lớn qua EU như FMC hưởng lợi. Xuất khẩu sang EU yêu cầu nhiều chuẩn mực về chất lượng khắt khe hơn nhiều so với thị trường Trung Quốc, việc đạt được yêu cầu các chuẩn mực này cũng tạo được bước đệm để xuất khẩu nhiều hơn sang các thị trường khó tính như Mỹ.
Theo ABS, về dài hạn, khi dịch bệnh được kiểm soát thì sản lượng xuất khẩu thủy sản qua thị trường Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh hơn. Các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu lớn sang Mỹ như MPC, FMC, VHC sẽ ghi nhận doanh thu xuất khẩu tích cực hơn kể từ quý 3 và quý 4 trở đi.
Một lãnh đạo bị bán giải chấp cổ phiếu HBC Ông Lê Quốc Duy đã bị bán giải chấp 830.000 cổ phiếu vào ngày 30/3. Gần đây con trai và em gái Chủ tịch HBC Lê Viết Hải đăng ký mua thêm cổ phiếu. Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HoSE: HBC) vừa thông báo ông Lê Quốc Duy, thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc đã bị bán giải chấp 830.000...