Cổ phiếu than lại đồng loạt kịch trần
Trong khi Nga là nước xuất khẩu than lớn thứ ba thế giới năm 2020 (theo IEA), thì Nga cũng là thị trường xuất khẩu than lớn thứ ba sang Việt Nam (khoảng 527 triệu USD vào năm 2021), chủ yếu là than nhiệt.
Với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung ngắn hạn, đây được đánh giá là động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp nội địa trong bối cảnh thế giới đang thiếu than cho nhu cầu điện, không chỉ do tác động của các vấn đề Nga – EU mà cả quan hệ Trung Quốc – Australia.
Kết phiên giao dịch đầu tháng 1/6/2022, thị trường vẫn giữ được đà tăng nhẹ sau những giằng co. Đáng chú ý, nhóm than một lần nữa đồng loạt kịch trần. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Nga – Ukraine đang đẩy lên cao, kéo theo giá nguyên vật liệu, hàng hoá tiếp đà tăng mạnh.
Cụ thể, Liên minh châu Âu đang tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt đối với năng lượng của Nga trước khi có sẵn các giải pháp thay thế dầu, khí đốt hoặc năng lượng tái tạo. Ở diễn biến khác, trong tháng 5, châu Âu đã thừa nhận họ sẽ phải tiếp tục sản xuất than nếu muốn đáp ứng nhu cầu năng lượng trong khu vực, vì các lệnh trừng phạt đối với năng lượng của Nga đang gây thiệt hại nặng nề cho họ.
Trong khi Nga là nước xuất khẩu than lớn thứ ba thế giới năm 2020 (theo IEA), thì Nga cũng là thị trường xuất khẩu than lớn thứ ba sang Việt Nam (khoảng 527 triệu USD vào năm 2021), chủ yếu là than nhiệt.
Video đang HOT
Với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung ngắn hạn, đây được đánh giá là động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp nội địa trong bối cảnh thế giới đang thiếu than cho nhu cầu điện, không chỉ do tác động của các vấn đề Nga – EU mà cả quan hệ Trung Quốc – Australia.
Năm 2022, Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu khoảng 18-25 triệu tấn than phục vụ cho hoạt động sản xuất điện và phân bón. Tuy nhiên, do giá than thế giới đã tăng gần 140% tính từ đầu năm 2022, nhiều công ty cũng sớm lên kế hoạch tăng hoạt động đến công suất tối đa để cung cấp than cho các hoạt động sản xuất trong nước.
Thực tế, nhóm than đã nhiều lần bật tăng mạnh, bất chấp thị trường biến động. Đây là phản ánh của kỳ vọng kết quả kinh doanh doanh nghiệp sẽ tốt hơn trong bối cảnh giá bán ra tăng mạnh. Điểm qua một số doanh nghiệp lớn, Than Núi Béo – Vinacomin (NBC) khép lại quý 1/2022 với doanh thu và đặc biệt là lợi nhuận tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ.
Cụ thể, doanh thu trong quý đạt hơn 840 tỷ đồng, gấp 3,8 lần so với doanh thu 227 tỷ đồng đạt được quý 1/2021. Than Núi Béo cho biết, tình hình tiêu thụ than quý 1 thuận lợi làm cho doanh thu tăng mạnh. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế Công ty đạt 8 tỷ đồng, hơn gấp 4 lần so với số lãi gần 2 tỷ đồng đạt được quý 1/2021.
Trên thị trường, cổ phiếu NBC cũng đang trong xu hướng tăng. Kết phiên 1/6, NBC kịch trần với 18.400 đồng/cp, gấp 3 lần thị giá sau 1 năm giao dịch.
Cấm dầu, hạn chế khí đốt – châu Âu đang gián tiếp đưa than quay trở lại ‘ngôi vương’ của mình
Nghệ An muốn quy hoạch thêm 2 thành phố
Ngoài TP Vinh, Nghệ An muốn quy hoạch thêm TP Hoàng Mai (phát triển gắn với Quỳnh Lưu), TP Thái Hòa (phát triển gắn với Nghĩa Đàn).
Một góc TP Vinh, Nghệ An. Ảnh: Chí Kiên
Ban Thường vụ tỉnh ủy Nghệ An vừa có cuộc họp, cho ý kiến về Dự thảo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự thảo quy hoạch đưa ra các định hướng phát triển trọng tâm gồm 2 khu vực động lực tăng trưởng, 3 đột phá chiến lược, 4 hành lang kinh tế, 5 lĩnh vực trụ cột phát triển, 6 trung tâm đô thị.
Sáu trung tâm đô thị gồm TP Vinh mở rộng là trọng tâm, TP Hoàng Mai (phát triển gắn với Quỳnh Lưu), TP Thái Hòa (phát triển gắn với Nghĩa Đàn), Thị xã Diễn Châu, Thị xã Đô Lương, Đô thị Con Cuông. Hiện tại, Nghệ An chỉ có một thành phố là TP Vinh.
Báo Nghệ An đưa tin, lãnh đạo tỉnh cho rằng việc định hướng phát triển 6 trung tâm đô thị trong dự thảo quy hoạch là vấn đề hoàn toàn đúng, nhưng cũng cần lựa chọn ưu tiên phát triển các đô thị động lực cho sự phát triển. Tỉnh thực hiện quy hoạch trong điều kiện hạn chế về nguồn lực và hạn chế về thời gian, vì vậy, cần phải tập trung lựa chọn ưu tiên cho TP Vinh với mục tiêu là trở thành trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ.
Cũng theo quy hoạch, hai khu vực động lực tăng trưởng kinh tế là TP Vinh mở rộng và Khu Kinh tế Nghệ An (mở rộng).
Bốn hành lang kinh tế, trong đó hành lang kinh tế ven biển phía Đông (gắn với trục Quốc lộ 1, cao tốc Bắc Nam, đường ven biển, đường sắt quốc gia và đường biển) phát triển đô thị, công nghiệp công nghệ cao, Dịch vụ tổng hợp và các ngành kinh tế biển. Hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và công nghiệp chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng và du lịch sinh thái. Hành lang kinh tế Quốc lộ 7 phát triển lâm nghiệp và du lịch sinh thái, mạo hiểm gắn với cộng đồng. Hành lang kinh tế Quốc lộ 48A phát triển lĩnh vực lâm nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khai thác và chế biến khoáng sản.
Năm lĩnh vực trụ cột phát triển: Phát triển công nghiệp, trọng điểm là công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; phát triển thương mại, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, y tế chất lượng cao; phát triển du lịch dựa trên 3 trọng tâm: du lịch văn hóa - lịch sử, tâm linh; du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và thể thao biển; du lịch sinh thái, mạo hiểm gắn với cộng đồng; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh.
Lãnh đạo tỉnh cho rằng, cần ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng 3 lĩnh vực: giao thông, hạ tầng số, hạ tầng năng lượng. Ngoài ra, đề án phải hình thành được hệ thống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; mở rộng khu kinh tế Đông Nam và hướng đến phát triển khu kinh tế Cửa khẩu Thanh Thủy.
Điểm sáng đầu tư bất động sản sau đại dịch tại Thanh Hóa Vượt lên trên những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, thị trường BĐS Thanh Hóa đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư, tập trung vào những sản phẩm, dự án chất lượng, đẳng cấp do Sun Property (Thành viên Sun Group) phát triển. Tại Tọa đàm "Xu hướng đầu tư BĐS bền vững sau dịch" diễn ra tại Thanh...