Cổ phiếu Tesla bị bán tháo vì triển vọng kinh doanh bết bát
Cổ phiếu hãng xe điện Mỹ Tesla giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, sau khi bị ngân hàng Citibank đưa ra dự báo bi quan.
Tổng giám đốc (CEO) Elon Musk của Tesla – Ảnh: Reuters.
Lúc đóng cửa, giá cổ phiếu Tesla sụt hơn 6%, còn chưa đầy 193 USD/cổ phiếu, đánh dấu lần đầu tiên kể từ cuối năm 2016 chốt phiên ở mức dưới 200 USD/cổ phiếu. Đây cũng là phiên giảm thứ 6 liên tiếp của cổ phiếu này.
Giá trị vốn hóa của Tesla đã “bốc hơi” khoảng 20% kể từ hôm 2/5 – khi công ty phát hành 1,84 tỷ USD trái phiếu chuyển đổi và khoảng 900 triệu USD cổ phiếu để huy động vốn mới nhằm có thêm thời gian “cầm cự” trước khi có thể xoay chuyển tình hình kinh doanh từ thua lỗ triền miên sang có lãi. Nhà đầu tư mua cổ phiếu Tesla trong đợt phát hành đó, bao gồm Tổng giám đốc (CEO) Elon Musk, đến nay đã lỗ khoảng 180 triệu USD.
Trong một báo cáo, nhà phân tích Itay Michaeli của Citibank khuyến nghị bán cổ phiếu Tesla, đồng thời giảm mức giá mục tiêu của cổ phiếu này về 191 USD/cổ phiếu từ 238 USD/cổ phiếu trước đó.
Ông Michaeli dẫn một bức email mà ông Musk gửi nhân viên Tesla vào tuần trước trong đó nói rằng ông sẽ đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí. Trong thư, ông Musk cũng nói số tiền 2,7 tỷ USD mới huy động được sẽ giúp Tesla có thêm thời gian 10 tháng để cắt lỗ cho dù công ty tiếp tục tốc độ “đốt tiền” như trong quý 1.
Theo ông Michaeli, nội dung của lá thư này cho thấy bảng cân đối kế toán của Tesla luôn đứng trước rủi ro về niềm tin.
Tệ hơn, trong một báo cáo hôm thứ Tư, tạp chí Consumer Report nói rằng bản cập nhật gần đây của phần mềm hỗ trợ người lái Autopilot của Tesla không hoạt động tốt và không an toàn.
Ông Musk hiện vẫn đang ra sức thuyết phục giới đầu tư rằng nhu cầu của thị trường với mẫu xe Model 3 vẫn cao và sản phẩm này sẽ đưa Tesla đạt lợi nhuận bền vững. Ông khẳng định Tesla có đủ khả năng giao xe nhanh cho khách hàng trên toàn cầu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, mức độ hoài nghi của nhà đầu tư đối với Tesla vẫn còn rất lớn, sau khi công ty lỗ 702 triệu USD trong quý 1 và cảnh báo có thể phải đến cuối năm nay mới có lãi.
Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu của Tesla đã giảm 41%. Giá trị cổ phần mà ông Musk nắm giữ trong công ty hiện có trị giá khoảng 6,6 tỷ USD.
Theo vneconomy.vn
Cuộc "đổi ngôi" tại TTC Edu sau khi bà Đặng Huỳnh Ức My mua vào 300 tỷ trái phiếu
Thương vụ của bà Đặng Huỳnh Ức My được thực hiện ngay trước cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của CTCP Giáo dục Thành Thành Công diễn ra vào ngày 10/5/2019. Tại cuộc họp này, các cổ đông đã thông qua việc thay đổi người đại diện theo pháp luật từ bà Đặng Huỳnh Ức My (Chủ tịch HĐQT) sang bà Dương Thục Linh (Tổng Giám đốc).
Bà Đặng Huỳnh Ức My trên cương vị Chủ tịch HĐQT của TTC Edu (Nguồn: TTC Edu)
CTCP Giáo dục Thành Thành Công (TTC Edu) vừa thực hiện phát hành thành công 300 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo.
Lô trái phiếu này có kỳ hạn 3 năm, được phát hành vào ngày 9/5/2019, với mức lãi suất là 0%/năm.
Dù không được hưởng lợi tức, nhưng nhà đầu tư sẽ có quyền chuyển đổi sang cổ phần với mức giá chuyển đổi 32.000 đồng/cổ phần. TTC Edu dự kiến sẽ phát hành 9.375.000 cổ phần phổ thông để thực hiện chuyển đổi.
Thời hạn chuyển đổi trong khoảng thời gian bắt đầu từ (và kể cả) ngày tròn 12 tháng kể từ ngày phát hành cho đến khi kết thúc trước 17h vào ngày làm việc thứ 30 trước ngày đáo hạn.
Kết quả phát hành cho thấy, bà Đặng Huỳnh Ức My (sinh năm 1981) - con gái của doanh nhân Đặng Văn Thành - "ông chủ" Tập đoàn Thành Thành Công(TTC Group) đã mua toàn bộ lô trái phiếu trên.
Đây không phải là lần đầu tiên TTC Edu phát hành trái phiếu để thực hiện huy động vốn. Tính tới ngày 31/12/2018, số dư trái phiếu được TTC Edu ghi nhận có giá trị đạt 230,1 tỷ đồng.
Trong đó, đa số trái phiếu được nắm giữ bởi Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS), Quỹ Đầu tư Trái phiếu Techcom (TCBF) và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcomban - Mã CK: TCB).
Mặt khác, mức lãi suất của các trái phiếu mà TTC Edu đã phát hành cũng khá cạnh tranh.
Đơn cử như lô trái phiếu 150 tỷ đồng được phát hành vào năm 2017, kỳ hạn 5 năm, có mức lãi suất 10%/năm cho 2 kỳ đầu tiên, từ kỳ thứ 3 trở đi được tính bằng lãi suất tiết kiệm cộng với biên độ 3,5%/năm.
Lô trái phiếu này được bảo lãnh thanh toán bởi CTCP Đầu tư Thành Thành Công và cũng được đảm bảo bằng tài sản của chính công ty này. Bên cạnh đó, lô trái phiếu cũng được bảo đảm bằng tài sản của CTCP Global Mind Việt Nam và bà Đặng Huỳnh Ức My.
Giá trị các lô trái phiếu mà TTC Edu đã phát hành tính tới ngày 31/12/2018 (Nguồn: TTC Edu)
TTC Edu đã đổi chủ?
Thương vụ của bà Đặng Huỳnh Ức My được thực hiện ngay trước cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của TTC Edu diễn ra vào ngày 10/5/2019. Tại cuộc họp này, các cổ đông đã thông qua việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty từ bà Đặng Huỳnh Ức My (Chủ tịch HĐQT) sang bà Dương Thục Linh (sinh năm 1982) - Tổng Giám đốc TTC Edu.
Tuy nhiên, thay đổi đăng ký kinh doanh sau đó 4 ngày lại cho thấy, vị trí Chủ tịch HĐQT của TTC Edu đã có sự thay đổi từ bà Đặng Huỳnh Ức My sang cho ông Đoàn Thanh Việt (sinh năm 1971). Ông Việt cũng được cho là nhân sự cấp cao tại TTC Group.
Đằng sau sự thay đổi ở vị trí thượng tầng, TTC Edu cũng cho thấy lịch sử cơ cấu cổ đông có nhiều biến động.
TTC Edu được thành lập vào năm 2008 với tên gọi Công ty TNHH MTV Giáo dục Toàn Thịnh Phát với quy mô vốn điều lệ 95 tỷ đồng, cổ đông sáng lập bao gồm: CTCP Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát và 2 cổ đông cá nhân là: Huỳnh Phú Kiệt và Đoàn Thanh Việt.
Tới thời điểm đầu năm 2018, sau nhiều lần phát hành cổ phần cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn, quy mô vốn điều lệ của TTC Edu đạt 350 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông cũng có nhiều thay đổi với sự góp vốn của 2 nhà đầu tư tổ chức là: CTCP Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát (14,29%); CTCP Đầu tư Thành Công (79,78%) và 2 nhà đầu tư cá nhân là: bà Đặng Huỳnh Ức My (5,65%) và ông Thái Văn Chuyện (0,29%).
Và theo biên bản cuộc họp ĐHĐCĐ vừa qua, cơ cấu cổ đông của TTC Edu tiếp tục cho thấy nhiều thay đổi.
Cụ thể, nhà đầu tư tổ chức Lam Champion Investment Limited đã trở thành cổ đông lớn nhất với việc sở hữu 33.250.000 cổ phiếu, tương đương với 95% vốn điều lệ của TTC Edu.
Tiếp đến là 3 cổ đông cá nhân khác là: bà Đặng Huỳnh Ức My (1.150.000 cổ phần, chiếm 3,28% vốn điều lệ), bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (500.000 cổ phần, chiếm 1,43% vốn điều lệ) và ông Thái Văn Chuyện (100.000 cổ phần, tương đương 0,29% vốn).
Về hoạt động kinh doanh, trong năm học 2016 - 2017, TTC Edu có tổng số lượng học sinh, sinh viên theo học toàn hệ thống đạt 12.896 học viên, trong đó, chiếm đa số là khổi phổ thông với 8.778 học sinh.
Giai đoạn 6 tháng cuối năm 2018, TTC Edu ghi nhận doanh thu đạt 294,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt gần 25 tỷ đồng. Tính tới ngày 31/12/2018, quy mô tổng tài sản của TTC Edu đạt 880,9 tỷ đồng, tăng 3,7% so với đầu năm.
Theo viettimes.vn
Nhiều công ty con khó khăn, dự báo Vinachem khó thoái vốn Đa số doanh nghiệp thuộc danh sách Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) dự kiến thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu theo Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2017 - 2020 có doanh thu, lợi nhuận quý đầu năm 2019 suy giảm mạnh. Năm 2019, Vinachem dự kiến thoái vốn tại DRC trong quý II, thoái vốn tại CSM trong...