Cổ phiếu tập đoàn nghìn tỷ liên tiếp giảm ’sập sàn’
Mã TTB của Tập đoàn Tiến Bộ giảm sàn 4 phiên liên tiếp, thanh khoản èo uột bất thường khiến thị trường dấy lên nhiều nghi ngại.
Khép lại ngày giao dịch 13/11, mã TTB của Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ (TienBo Group) giảm sàn 1.050 đồng, tức 6,84%, về 14.300 đồng mỗi cổ phiếu.
Đây là phiên giảm sàn thứ 4 liên tục của TTB, khiến mã này mất 24,7%, tương đương mỗi cổ phiếu giảm 4.700 đồng. Tính chung sau 4 ngày giao dịch liên tiếp giảm “sập sàn”, vốn hoá thị trường TTB “bay” hơn 200 tỷ đồng.
Phối cảnh dự án Green City Bắc Giang do TTB làm chủ đầu tư. (Ảnh: TTB)
Quan sát diễn biến giao dịch của TTB, có thể thấy xu hướng giảm giá bắt đầu từ khoảng giữa tháng 9 và thanh khoản “gặp vấn đề” từ cuối tháng 10. Tại thời điểm 11/9, mã TTB vẫn đang giao dịch ổn định mức 24.000 đồng/cổ phiếu.
Trong khi đó, từ cuối tháng 10, thanh khoản của cổ phiếu TTB giảm đột ngột. Khối lượng khớp lệnh trung bình kể từ phiên 30/10 đến nay chỉ vỏn vẹn 45.600 cổ phiếu mỗi phiên. Đáng chú ý, hai phiên giao dịch gần nhất, khối lượng cổ phiếu TTB khớp lệnh chỉ dưới 1.000 cổ phiếu, trong khi dư bán sàn ngày càng lớn.
Video đang HOT
Gần đây nhiều lãnh đạo cao của TienBo Group đăng ký mua, bán khối lượng lớn cổ phiếu TTB nhưng hầu hết các giao dịch vẫn chưa diễn ra. Theo đó, hôm 8/11, TTB cho biết ông Phùng Văn Bộ, Chủ tịch Hội đồng quản trị kết thúc thời gian đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu nhưng không mua vào bất cứ cổ phiếu nào và vẫn giữ tỷ lệ sở hữu 20,68%.
Trong khi đó, ông Phùng Văn Thái, thành viên Hội đồng quản trị của TTB đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu từ 22/10 đến 15/11 để cơ cấu danh mục đầu tư.
Bà Phùng Thị Nam, Phó tổng giám đốc, hôm 24/10 cũng đăng ký bán hơn 1,8 triệu cổ phiếu TTB.
TTB trước đó bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 255 triệu đồng do vi phạm hàng loạt quy định về công bố thông tin như không công bố thông tin theo quy định pháp luật các tài liệu, báo cáo có nội dung không chính xác…
Báo cáo tài chính cho thấy, 9 tháng đầu năm, Tiến Bộ Group đạt doanh thu thuần hơn 424 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 36 tỷ đồng, lần lượt tăng 40% và 63% so với cùng kỳ và hoàn thành kế hoạch kinh doanh 3 quý đầu năm.
Nguyên nhân đem lại lợi nhuận lớn cho TTB là nhờ dự án Green City Bắc Giang triển khai vượt tiến độ, mang lại doanh thu cao.
TTB hiện triển khai nhiều dự án mới như Dự án nhà ở xã hội Tiến Bộ – Phổ Yên diện tích 20 ha gồm 13 hạng mục, với quy mô 4.500 căn hộ hướng đến phục vụ nhu cầu sống thiết yếu cho người lao động tại khu công nghiệp Samsung.
Tại thời điểm 30/9, tổng vốn TTB là hơn 1.170 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn đạt 743 tỷ đồng, trong đó khoản phải thu chiếm 52% với giá trị 387 tỷ đồng và hàng tồn kho chiếm 19% với giá trị 142 tỷ đồng.
Tài sản dở dang dài hạn đang tập trung tại dự án Green City Bắc Giang với 216 tỷ đồng.
TTB đang gánh nợ hơn 634 tỷ đồng, trả lãi vay từ đầu năm hơn 8,6 tỷ đồng.
HOÀNG HƯNG
Theo vtc.vn
Phó chủ tịch FPT Bùi Quang Ngọc muốn bán số cổ phiếu 260 tỷ
Nếu bán thành công 4,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu của phó chủ tịch FPT sẽ giảm từ 3,41% xuống 2,75% với số cổ phiếu tương ứng là 18,6 triệu.
Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT Bùi Quang Ngọc vừa gửi văn bản thông báo bán 4,5 triệu cổ phiếu tại FPT với mục đích cá nhân theo phương thức giao dịch thỏa thuận. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 20/11 đến 19/12.
Hiện ông Ngọc đang sở hữu 23,1 triệu cổ phiếu, tương đương 3,41% cổ phần tại FPT. Nếu bán thành công 4,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu của phó chủ tịch FPT sẽ giảm xuống 2,75% với số cổ phiếu tương ứng là 18,6 triệu.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/11, cổ phiếu FPT được giao dịch ở vùng giá 58.600 đồng. Theo giá thị trường, khối cổ phiếu ông Ngọc đăng ký bán ra hiện có giá trị 263,7 tỷ đồng.
Biến động giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu FPT 3 tháng qua. Ảnh: VnDirect.
Ông Bùi Quang Ngọc sinh năm 1956, là một trong những thành viên sáng lập tập đoàn FPT. Ông Ngọc từng có thời gian kiêm nhiệm vị trí phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc FPT từ năm 2013 đến tháng 3 năm nay. Sau đó, vai trò CEO FPT được chuyển giao từ ông Ngọc sang ông Nguyễn Văn Khoa.
Ông Ngọc cũng là người đầu tiên phụ trách bộ phận tin học của FPT, tiền thân của các công ty thành viên quan trọng trong tập đoàn FPT như FPT IS, FPT Software, FPT Telecom, FPT Trading.
Báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh mới nhất của tập đoàn FPT cho biết 10 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần 22.007 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.351 tỷ đồng, vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của cả năm 2019.
Theo News.zing.vn
Quý III thua lỗ, cổ phiếu Nhiệt điện Quảng Ninh vẫn được chào bán với giá gấp đôi thị giá Ngày 15/11, SCIC vừa thông báo đấu giá trọn lô 51 triệu cổ phiếu tại CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP). Nguồn: QTP. Theo thông tin Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cung cấp, Nhiệt điện Quảng Ninh là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Tổng...