Cổ phiếu Tập đoàn Cao su được cấp margin
Cổ phiếu GVR được cấp margin sau khi thời gian niêm yết đủ 6 tháng.
Tập đoàn có kế hoạch M&A các doanh nghiệp săm, lốp thuộc Vinachem để khép kín chuỗi giá trị.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) thông báo đưa cổ phiếu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) ra khỏi danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) do đủ 6 tháng tính từ ngày giao dịch đầu tiên.
4 tỷ cổ phiếu GVR được niêm yết tại HoSE với ngày giao dịch đầu tiên là 17/3, giá tham chiếu 11.570 đồng/cp. Sau 6 tháng giao dịch tại HoSE, cổ phiếu tăng gần 12% lên 12.250 đồng/cp (tính theo giá điều chỉnh chia cổ tức 6% bằng tiền).
Tập đoàn Cao su hoạt động trong 5 mảng chính là trồng và chế biến mủ cao su; chế biến gỗ cao su; sản phẩm công nghiệp cao su; khu công nghiệp đầu tư trên đất cao su; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tại cuộc họp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC), lãnh đạo tập đoàn cho biết đang xem xét đầu tư vào các nhà máy sản xuất săm, lốp xe theo hình thức mua bán sáp nhập các công ty đã có thương hiệu hoạt động tại Việt Nam thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Mục tiêu là để khép kín chuỗi giá trị sản phẩm cao su và nòng cốt để phát triển sản phẩm săm, lốp trong tương lai.
Nửa đầu năm, tập đoàn báo cáo doanh thu thuần đạt 5.952 tỷ đồng, lãi sau thuế 841 tỷ đồng; cùng giảm trên 22% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
VN-Index hồi phục nhanh ngay sau cú rơi hơn 15 điểm, Vingroup lấy lại ngôi vương vốn hóa
Phiên giao dịch cuối tuần qua bất ngờ rơi sâu sau thông tin Tổng thống Trump dương tính với Covid-19 nhưng đi lên nhờ lực cầu bắt đáy. Khối ngoại bán ròng trong phiên cũng như cả tuần này.
Tin xấu không xô đổ được chứng khoán Việt, thanh khoản tăng vọt, khối ngoại bán ròng
Cả ba sàn chứng khoán tuần qua đều có 2 phiên giảm điểm và 3 phiên tăng điểm. VN-Index không lấy lại được sắc xanh khi đóng cửa cuối tuần nhưng vẫn tăng 1,64 điểm ( 0,18%) so với cuối tuần trước, lên 909,91 điểm. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index 1,41 điểm riêng phiên hôm thứ 6 và tăng 3,39 điểm cả tuần, lên 134,91 điểm. Tính riêng trong quý III vừa qua, chỉ số này đã gây bất ngờ khi tăng tới hơn 20%.
Thanh khoản thị trường tăng mạnh. Trên sàn HoSE, cả hai phiên giảm ngày 29/9 và 2/10 đều ghi nhận giá trị giao dịch tăng đột biến lên 8.500 - 8.600 tỷ đồng. Thông tin Tổng thống Trump dương tính với Covid-19 đã đẩy thanh khoản tăng vọt ở phiên giao dịch cuối cùng của tuần, đặc biệt lực cầu bắt đáy tham gia tích cực khi VN-Index giảm sâu tới gần 16 điểm trong chưa đầy nửa tiếng đầu phiên chiều. Tổng giá trị giao dịch trên cả ba sàn phiên 2/10 đạt 10.480 tỷ đồng.
Giá trị giao dịch của nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn. Riêng ở phiên 2/10, đã có 23,5 triệu cổ phiếu ACB được chuyển nhượng, tương đương giá trị giao dịch hơn 540 tỷ đồng. Đây cũng là phiên có khối lượng giao dịch cao kỷ lục. Trước đó, cổ phiếu STB cũng đã có tuần giao dịch rất sôi động, tiếp tục duy trì quanh 25 triệu cổ phiếu giao dịch/ngày.
Khối ngoại trở lại bán ròng trong tuần này với tổng khối lượng bán ròng là 61 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng 1.854 tỷ đồng. Trong đó, khối lượng mua vào 78,5 triệu cổ phiếu (2.020 tỷ đồng), trong khi bán ra 139,6 triệu cổ phiếu (3.874 tỷ đồng). Nhóm được mua vào nhiều nhất vẫn là hai quỹ ETF gồm FUEVFVND mô phỏng chỉ số VN-Diamond (nhóm các cổ phiếu hết room ngoại) và FUESSVFL mô phỏng chỉ số VNFIN Lead với giá trị mua ròng lần lượt là 33,6 tỷ đồng và 13,6 tỷ đồng. Cổ phiếu SSI của Chứng khoán SSI cũng được mua ròng 2,66 triệu cổ phiếu, tương đương 46,2 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, khối ngoại chốt lời nhiều nhất tại cổ phiếu VNM (Vinamilk) và HPG (Hòa Phát) thu về lần lượt là 469 tỷ đồng và 293 tỷ đồng.
HNX-Index tiếp tục nóng nhờ "cuộc di cư" cổ phiếu
Trong tuần này, Vinaconex đã chính thức nộp hồ sơ niêm yết lên Sở GDCK TP HCM (HoSE) hôm 29/9. Thông tin này được HoSE công bố hôm 2/10. Giá cổ phiếu này sau đó vọt lên 40.800 đồng/cổ phiếu, cũng là mức giá cao nhất trong 10 năm qua. Cùng với thông tin Vinaconex nằm trong liên doanh trúng thầu một trong ba gói thầu đầu tiên của cao tốc Bắc - Nam phía Đông cũng, giá cổ phiếu VCG đã tăng 2,56% trong tuần, đóng cửa tại giá 40.000 đồng/cổ phiếu.
Vinaconex là doanh nghiệp niêm yết có quy mô vốn hóa lớn thứ ba trên sàn HNX. ACB và SHB, hai doanh nghiệp vốn hóa top đầu, cũng đã có kế hoạch chuyển sàn sang HoSE. Sự chuyển động về giá của những cổ phiếu vốn hóa lớn nhất này cũng là động lực chính cho sự tăng trưởng của chỉ số HNX- Index thời gian qua.
MWG, CII và loạt cổ phiếu chốt quyền cổ tức năm 2019
Trong tuần qua, CII đã thông báo thời gian chốt danh sách cổ đông trả cổ tức đợt 1/2019, tỷ lệ 10% bằng tiền mặt. Công ty sẽ chi ra 239 tỷ đồng để thanh toán cổ tức cho cổ đông, dự kiến vào ngày 30/11.
Lần chi trả cổ tức gần nhất của CII là tháng 3/2017. Theo dự kiến ban đầu, CII định chi trả cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 32%, gồm cổ tức bằng tiền mặt (16%) và cổ phiếu (16%). Tuy nhiên, tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020, tỷ lệ cổ tức giảm còn 12% bằng tiền mặt do điều chỉnh sau kiểm toán báo cáo tài chính năm.
MWG cũng chính thức chốt thời gian nhận cổ tức năm 2019 (tỷ lệ 15%) trong tuần qua. Ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng lần lượt là 19/10 và 20/10. Tiền cổ tức dự kiến về tài khoản cổ đông ngay ngày 30/10/2020. Với gần 453 triệu cổ phiếu đang lưu hành, MWG dự chi gần 680 tỷ đồng để thanh toán cổ tức đợt này.
Theo kế hoạch đã được sở giao dịch chứng khoán thông qua, vào tuần tới, một loạt doanh nghiệp sẽ chính thức chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức. Trong đó, Nhựa Bình Minh (BMP) và Vĩnh Hoàn (VHC) tạm ứng cổ tức của năm 2020 với tỷ lệ lần lượt là 28,4% và 20%. Nhiều doanh nghiệp khác chi trả nốt cổ tức năm 2019.
Lịch chốt quyền nhận cổ tức một số doanh nghiệp tuần tới
Chuẩn bị giao dịch gần 499 triệu cổ phiếu thưởng ACB, cấp margin cho cổ phiếu GVR
Dự kiến, vào ngày 5/10 tới, Ngân hàng TMCP Á Châu sẽ đưa vào giao dịch 498,82 triệu cổ phiếu mới vừa phát hành trong đợt chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hồi tháng 8/2020. Tổng số cổ phiếu lưu hành của ACB sẽ tăng lên 2,16 tỷ cổ phiếu, tương đương mức vốn điều lệ 21.616 tỷ đồng.
Trong khi đó, HNX tuần qua lại đưa thêm hai cổ phiếu vào diện bị kiểm soát và chỉ được giao dịch vào chiều thứ 6 hàng tuần. Hai cổ phiếu này gồm NHP của CTCP Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP và PPE của CTCP Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam. Các cổ đông lớn nhất của hai doanh nghiệp này đều là nhà đầu tư cá nhân. Trong đó, ông Lê Xuân Nghĩa là cổ đông đang nắm hơn 14% vốn của NHP.
Mới đây, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM vừa thông báo đưa cổ phiếu GVR của Tập đoàn Cao su Việt Nam ra khỏi danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do thời gian niêm yết đã đủ 6 tháng. Như vậy, các công ty chứng khoán có thể mở cấp margin cho cổ phiếu này.
Lọc dầu Nghi Sơn lỗ 1,5 tỷ USD trong 3 năm, lọc dầu Bình Sơn có lãi trở lại sau ảnh hưởng của giá dầu và Covid-19 Trong quý III/2020, mặc dù Nhà máy lọc dầu Dung Quất ngừng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng tổng thể gần 2 tháng nhưng Công ty BS vẫn có lợi nhuận, chấm dứt giai đoạn lợi nhuận âm của 2 quý đầu năm. Các địa phương luôn trải thảm đỏ cho các dự án lọc hoá dầu. Với vốn đăng ký từ...